Hòn Đôi
Hòn Đôi hay còn gọi là hòn Đồi, hay hòn Đầu, là một hòn đảo nhỏ gần bờ biển thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.[1] Đây là vị trí Điểm A7 của Đường cơ sở trên biển của Việt Nam.[2] Phía tây của đảo là Mũi Đôi cực đông trên đất liền của Việt Nam.[3]
Hòn Đôi | |
---|---|
Vị trí tại Việt Nam | |
Vị trí | xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam |
Tọa độ | 12°39′16″B 109°28′3″Đ / 12,65444°B 109,4675°Đ |
Diện tích | 19,5 ha |
Tự nhiên
sửaĐảo cách đất liền tại vị trí ngay Mũi Đôi (thuộc bán đảo Hòn Gốm) khoảng 500 m.[4][5] Diện tích đảo gần 20 ha (0,195 km2),[6] độ cao lớn nhất 309 m.[7] Tên gọi hòn Đồi là do đảo có nhiều đồi mồi.[8] Môi trường tự nhiên trên đảo hoang sơ gần như nguyên vẹn,[4] bề mặt đảo đầy các khối đá xen lẫn cây bụi.[9] Đảo là nơi rất nhiều chim yến trú ngụ.[10]
Trên đỉnh cao nhất của đảo đặt Cột mốc A7 và mốc tọa độ, hai cột cách nhau 20 m.[9]
Lịch sử
sửaNăm 2005, Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ban hành Quyết định số 13 xếp hạng Mũi Đôi - Hòn Đôi là danh lam thắng cảnh quốc gia.[1][11][12]
Vào năm 2014, chính quyền tỉnh Khánh Hòa kêu gọi doanh nghiệp du lịch đầu tư vào Mũi Đôi - Hòn Đầu, khai thác du lịch, tổ chức tham quan, dã ngoại.[13]
Đến năm 2019, việc du lịch diễn ra tự phát thiếu đảm bảo an toàn, xảy ra nhiều vụ tai nạn nên Bộ đội biên phòng khu vực lại có văn bản đề nghị hạn chế hoạt động du lịch tại đây.[5] Vụ nghiêm trọng nhất xảy ra vào ngày 22 tháng 9 từ một đoàn sinh viên vừa tốt nghiệp gồm 16 người đến đây tắm biển, 2 trong số đó thiệt mạng và thi thể được tìm thấy vài ngày sau đó.[14]
Hiện tại, đảo được Công ty Yến sào Khánh Hòa quản lý để khai thác nguồn lợi yến sào. Đảo là một địa điểm hạn chế đối với khách du lịch.[9]
Tham khảo
sửa- ^ a b Kỳ Nam (ngày 29 tháng 5 năm 2020). “Mở đường ra cực Đông - Mũi Đôi”. báo Người lao động. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2023.
- ^ “Đường cơ sở theo Luật Biển Việt Nam”. Tạp chí Quốc phòng toàn dân. ngày 27 tháng 1 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2022.
- ^ UBND tỉnh Khánh Hòa 2003, tr. 13, 19.
- ^ a b Nguyễn Thanh Điệp (ngày 12 tháng 5 năm 2012). “Mũi đôi – điểm cực đông của nước Việt trên đất liền”. báo Đắk Lắk. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2023.
- ^ a b Thái Bình (ngày 17 tháng 10 năm 2019). “Khánh Hòa hạn chế đưa du khách đến khu vực Mũi Đôi, Hòn Đầu”. VOV. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2023.
- ^ “TÀI NGUYÊN VỊ THẾ CÁC ĐẢO VEN BỜ NAM TRUNG BỘ”. Viện Địa lý, Viện hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam. ngày 30 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2023.
- ^ Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam 2002, tr. 350.
- ^ UBND tỉnh Khánh Hòa 2003, tr. 46.
- ^ a b c Mai Thanh Hải (ngày 8 tháng 7 năm 2023). “11 cột mốc trên biển: Mốc A7 bảo vệ nghiêm ngặt”. báo Thanh Niên. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2023.
- ^ “MŨI ĐÔI - HÒN ĐẦU”. Tổng cục du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2023.
- ^ Xuân Thành. “[bia di tích]”. báo Khánh Hòa. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2023.
- ^ “Quyết định 13/2005/QĐ-BVHTT xếp hạng di tích quốc gia”. thuvienphapluat.vn. ngày 25 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2023.
- ^ Xuân, Dương (ngày 6 tháng 3 năm 2014). “Khám phá danh thắng Mũi Đôi – Hòn Đầu”. báo Khánh Hòa. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2023.
- ^ Viết Hảo (ngày 8 tháng 10 năm 2019). “Khuyến cáo không đưa du khách đến khu vực Mũi Đôi, Hòn Đầu”. báo Dân trí. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2023.
Sách
sửa- Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2002). Từ điển bách khoa Việt Nam: E-M. Nhà xuất bản Từ điển bách khoa. OCLC 951286520.
- UBND tỉnh Khánh Hòa (2003). Địa chí Khánh Hòa. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. OCLC 56968041.