Giải thưởng Right Livelihood

Giải thưởng Right Livelihood, (tạm dịch: Giải thưởng cho sinh kế chính đáng) do Jakob von Uexkull - nhà văn, chính trị gia người Đức-Thụy Điển thành lập vào năm 1980, được trao hàng năm để vinh danh những người "làm việc tìm kiếm các giải pháp thực tế và mẫu mực cho những thách thức cấp bách nhất đối với thế giới ngày nay".[1] Giải này đôi khi cũng được gọi là Alternative Nobel Prize (giải Nobel khác),[2][3] và khác biệt đáng kể với các giải Nobel về:

  • có một quá trình đề cử mở (người nào cũng có thể đề cử bất cứ ai khác, ngoại trừ người thân thuộc hoặc tổ chức riêng của họ);[4]
  • không bị giới hạn trong các thể loại cụ thể (có nhiều người đủ điều kiện);[5]
  • làm cho giải thưởng cá nhân hoặc giải thưởng chia nhau lên tới khoảng 5% của những giải Nobel, và
  • không phải là một sự thực hiện di sản của Alfred Nobel, cũng không được liên kết với các ủy ban giải thưởng Nobel.
Jakob von Uexkull, người lập ra giải thưởng Right Livelihood
Lễ trao giải thưởng Right Livelihood năm 2009 tại tòa nhà quốc hội Thụy Điển ở Stockholm.
Bằng chứng nhận giải thưởng Right Livelihood

Một ban giám khảo quốc tế, do 5 ủy viên thường trực của Ban Giải thưởng Right Livelihood mời, sẽ quyết định các giải thưởng trong các lãnh vực như bảo vệ môi trường, nhân quyền, phát triển bền vững, y tế, giáo dục, và hòa bình. Số tiền thưởng là 200.000 euro, được chia đều cho những người đoạt giải - thường là 4.[5] Rất thường có trường hợp một trong 4 người đoạt giải là giải danh dự, như vậy thì số tiền thưởng sẽ được chia cho 3 người.

Lịch sử

sửa
 
René Ngongo đứng bên người sáng lập giải thưởng Jakob von Uexküll trong buổi lễ trao giải năm 2009
 
David Suzuki nhận bằng trong buổi lễ trao giải thưởng năm 2009

Trước khi lập giải này năm 1980, Jakob von Uexkull đã cố gắng thuyết phục Quỹ Nobel tham gia một giải thưởng mới được trao cùng với các giải Nobel. Tuy nhiên, do kết quả của cuộc thảo luận tiếp theo sau việc thành lập Giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển cho khoa học kinh tế để tưởng nhớ Nobel (trao lần đầu năm 1969), Quỹ Nobel đã quyết định không kết hợp giải Nobel với bất kỳ giải thưởng bổ sung nào, vì vậy đề nghị của Uexkull von đã bị từ chối.[6] Sau đó Uexküll đã bán bộ sưu tập tem thư của mình được 1 triệu US$, dùng làm vốn ban đầu để thành lập giải thưởng này, sau này nhiều người khác đã đóng góp thêm[7]

Giải này nói rằng, trong thế kỷ 21, "lợi ích lớn nhất cho nhân loại" có thể được tìm thấy trong các lĩnh vực khác nhau hơn là trong các ngành khoa học truyền thống hoặc trong các thể loại nghiêm ngặt: đại đa số những người đoạt giải làm việc cho các tổ chức nhân dân phi chính phủ ở nước họ. Quỹ này quan niệm giải thưởng của mình như là một bổ sung cho các giải Nobel .[8]

Từ năm 1980 tới năm 2010, quỹ này đã trao giải thưởng cho 141 cá nhân và tổ chức từ 59 quốc gia.[9] Mục đích của nó là vừa ặng các giải thưởng và vừa quảng cáo các công trình của những người đoạt giải về giải pháp địa phương cho những vấn đề cũng tồn tại trên khắp thế giới.[10]

Lễ trao giải thưởng

sửa

Năm 1980, giải Right Livelihood đầu tiên được trao trong một sảnh đường thuê mướn [11]. 5 năm sau, lễ trao giải thưởng được diễn ra tại trụ sở quốc hội Thụy Điển ở Stockholm. Hiện nay lễ trao giải thưởng diễn ra ở tòa nhà của quốc hội Thụy Điển ở Stockholm thường là trong tuần đầu tháng 12, dưới sự chủ trì của một nhóm nghị sĩ thuộc nhiều đảng khác nhau của quốc hội Thụy Điển.

Các người đoạt giải

sửa
Năm Người đoạt giải Quốc gia
1980
Hassan Fathy Ai Cập
Plenty International Hoa Kỳ, Guatemala, Lesotho
1981
Mike Cooley Vương quốc Anh
Bill Mollison Úc
Patrick van Rensburg / Education with Production Botswana, Nam Phi
1982
Eric Dammann / Future in Our Hands Na Uy
Anwar Fazal Malaysia
Petra Kelly Đức
Participatory Institute for Development Alternatives Sri Lanka
George Trevelyan Vương quốc Anh
1983
Leopold Kohr Áo
Amory LovinsHunter Lovins / Rocky Mountain Institute Hoa Kỳ
Manfred Max-Neef / CEPAUR Chile
High Chief Ibedul Gibbons and the People of Belau Palau
1984
Imane Khalifeh Liban
Self-Employed Women's Association / Ela Bhatt Ấn Độ
Winefreda Geonzon / Free Legal Assistance Volunteers' Association (FREE LAVA) Philippines
Wangari Maathai / Green Belt Movement Kenya
1985
Theo van Boven Hà Lan
Cary Fowler (Rural Advancement Fund International) Hoa Kỳ
Pat Roy Mooney (Rural Advancement Fund International) Canada
Lokayan / Rajni Kothari Ấn Độ
Duna Kör Hungary
1986
Robert Jungk Áo
Rosalie Bertell Canada
Alice Stewart Vương quốc Anh
Ladakh Ecological Development Group / Helena Norberg-Hodge Ấn Độ
Evaristo Nugkuag / AIDESEP Peru
1987
Johan Galtung Na Uy
Chipko movement Ấn Độ
Hans-Peter Dürr / Global Challenges Network Đức
Institute for Food and Development Policy / Frances Moore Lappé Hoa Kỳ
Mordechai Vanunu Israel
1988
International Rehabilitation and Research Centre for Torture Victims / Dr. Inge Kemp Genefke Đan Mạch
José Lutzenberger Brasil
John F. Charlewood Turner Vương quốc Anh
Sahabat Alam Malaysia / Mohammed Idris, Harrison Ngau, the Penan people Malaysia
1989
Seikatsu Club Consumers' Co-operative Union Nhật Bản
Melaku Worede Ethiopia
Aklilu Lemma / Legesse Wolde-Yohannes Ethiopia
Survival International Vương quốc Anh
1990
Alice Tepper Marlin / Council on Economic Priorities Hoa Kỳ
Bernard Lédéa Ouedraogo Burkina Faso
Felicia Langer Israel
ATCC (Asociación de Trabajadores Campesinos del Carare) Colombia
1991
Edward Goldsmith Vương quốc Anh
Narmada Bachao Andolan Ấn Độ
Bengt Danielsson & Marie-Thérèse Danielsson Polynesia
Senator Jeton Anjain / the People of Rongelap Quần đảo Marshall
Landless Workers' Movement (Movimento dos Trabalhadores Rurais sem Terra) / CPT (Commissao Pastoral da Terra) Brasil
1992
Finnish Village Action Movement (Kylätoiminta) Phần Lan
Gonoshasthaya Kendra / Zafrullah Chowdhury Bangladesh
Helen Mack Guatemala
John Gofman, Hoa Kỳ / Alla Yaroshinskaya Ukraina
1993
Arna Mer-Khamis / Care and Learning Israel
Organisation of Rural Associations for Progress / Sithembiso Nyoni Zimbabwe
Vandana Shiva Ấn Độ
MaryCarrie Dann of the Western Shoshone Nation Bắc Mỹ
1994
Astrid Lindgren Thụy Điển
SERVOL (Service Volunteered for All) Trinidad và Tobago
Dr. H. Sudarshan / VGKK (Vivekananda Girijana Kalyana Kendra) Ấn Độ
Ken Saro-Wiwa / Movement for the Survival of the Ogoni People Ogoniland, Nigeria
1995
András Biró / Hungarian Foundation for Self-Reliance Hungary
Serb Civic Council Bosna và Hercegovina
Carmel Budiardjo / TAPOL Indonesia /Vương quốc Anh
Sulak Sivaraksa Thái Lan
1996
Herman Daly Hoa Kỳ
Liên minh Ủy ban các bà mẹ binh sĩ của Nga Nga
People's Science Movement of Kerala (Kerala Sasthra Sahithya Parishad) Ấn Độ
George Vithoulkas Hy Lạp
1997
Joseph Ki-Zerbo Burkina Faso
Jinzaburo Takagi Nhật Bản
Mycle Schneider Pháp
Michael Succow Đức
Cindy Duehring Hoa Kỳ
1998
International Baby Food Action Network
Samuel Epstein Hoa Kỳ
Juan Pablo Orrego Chile
Katarina Kruhonja / Vesna Terselic Croatia
1999
Hermann Scheer Đức
Juan Garcés Tây Ban Nha
COAMA (Consolidation of the Amazon Region) Colombia
Grupo de Agricultura Orgánica Cuba
2000
Tewolde Berhan Gebre Egziabher Ethiopia
Munir Indonesia
Birsel Lemke Thổ Nhĩ Kỳ
Wes Jackson Hoa Kỳ
2001
José Antonio Abreu Venezuela
Gush Shalom / Rachel và Uri Avnery Israel
Leonardo Boff Brasil
Trident Ploughshares Vương quốc Anh
2002
Martin Green Úc
Kamenge Youth Centre (Centre Jeunes Kamenge) Burundi
Kvinna Till Kvinna Thụy Điển
Martín Almada Paraguay
2003
David Lange New Zealand
Walden Bello / Nicanor Perlas Philippines
Citizens' Coalition for Economic Justice Hàn Quốc
SEKEM Ai CậpIbrahim Abouleish
2004
Swami Agnivesh / Asghar Ali Engineer Ấn Độ
Memorial Society Nga
Bianca Jagger Nicaragua
Raúl Montenegro Argentina
2005
Maude BarlowTony Clarke Canada
Irene Fernandez Malaysia
Roy SesanaFirst People of the Kalahari Botswana
Francisco Toledo México
2006
Daniel Ellsberg Hoa Kỳ
Ruth Manorama Ấn Độ
Chico Whitaker Brasil
International Poetry Festival of Medellín Colombia
2007
Christopher Weeramantry Sri Lanka
Dekha Ibrahim Abdi Kenya
Percy SchmeiserLouise Schmeiser Canada
Grameen Shakti Bangladesh
2008
Krishnammal JagannathanSankaralingam Jagannathan LAFTI Ấn Độ
Amy Goodman Hoa Kỳ
Asha Haji Elmi Somalia
Monika Hauser Đức
2009
Catherine Hamlin Úc
René Ngongo Cộng hòa Dân chủ Congo
David Suzuki Canada
Alyn Ware New Zealand
2010
Nnimmo Bassey Nigeria
Erwin Kräutler Áo/Brasil
Shrikrishna Upadhyay Nepal
Physicians for Human Rights Israel

Tham khảo

sửa
  1. ^ Jawetz, Pincas. 30th Right Livelihood Awards: Wake-up calls to secure our common future. Lưu trữ 2010-03-27 tại Wayback Machine SustainabiliTank. 13 Oct. 2009.
  2. ^ NewsAhead (2006-12-08). "Alternative Nobel Prize" awarded in Sweden. NewsAhead World News Forecast, ngày 8 tháng 12 năm 2006. Truy cập 2007-10-24 from http://www.newsahead.com/PREVIEW/alternative_Nobel_award_Dec_06.htm Lưu trữ 2008-02-11 tại Wayback Machine.
  3. ^ Liptak, Bela G. (1988-02-14). Austria Fouling Hungary's Environment. Letter to the Editor dated ngày 14 tháng 2 năm 1988. The New York Times, ngày 9 tháng 3 năm 1988. Truy cập 2007-10-24 from http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=940DEFDF1238F93AA35750C0A96E948260.
  4. ^ Right Livelihood Award: Proposals & Selection Process Lưu trữ 2010-11-30 tại Wayback Machine. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2010.
  5. ^ a b About the Right Livelihood Award Lưu trữ 2016-09-13 tại Wayback Machine. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2010.
  6. ^ TT-DN (2003-10-02). Alternativt Nobelpris delas på fem. Dagens Nyheter, "Publicerat 2003-10-02 10:08". Truy cập from http://www.dn.se/DNet/jsp/polopoly.jsp?a=188389. (tiếng Thụy Điển)
  7. ^ Right Livelihood Award Lưu trữ 2010-06-20 tại Wayback Machine History
  8. ^ Right Livelihood Foundation (ngày 2 tháng 10 năm 2007). “2007 Right Livelihood Awards highlight solutions to global challenges”. Right Livelihood Foundation. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2007.
  9. ^ “Right Livelihood Award”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2010.
  10. ^ “Right Livelihood Award history”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2010.
  11. ^ “ibid”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2010.

Sách

sửa

Liên kết ngoài

sửa