Giải bóng đá Vô địch Quốc gia 2012

Giải bóng đá Vô địch Quốc gia 2012, tên gọi chính thức là Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Eximbank 2012[1] hoặc Giải bóng đá Ngoại hạng Eximbank 2012[2] (tiếng Anh: Eximbank V-League 2012) vì lý do tài trợ, là mùa giải thứ 29 và là mùa giải chuyên nghiệp thứ 12 của Giải bóng đá Vô địch Quốc gia. Giải đấu khởi tranh vào ngày 31 tháng 12 năm 2011 và kết thúc vào ngày 19 tháng 8 năm 2012 với 14 câu lạc bộ tham dự. Đây là năm thứ hai liên tiếp Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là nhà tài trợ chính của giải đấu.[3]

Giải bóng đá Vô địch Quốc gia 2012
Eximbank V-League 2012
Chi tiết giải đấu
Quốc giaViệt Nam Việt Nam
Thời gian31 tháng 12 năm 2011 - 19 tháng 8 năm 2012
Số đội14
Vị trí chung cuộc
Vô địchSHB Đà Nẵng (lần thứ 3)
Á quânHà Nội T&T
Hạng baSài Gòn Xuân Thành
Xuống hạngTập đoàn Cao su Đồng Tháp
Thống kê giải đấu
Số trận đấu182
Số bàn thắng516 (2,84 bàn mỗi trận)
Số thẻ vàng759 (4,17 thẻ mỗi trận)
Số thẻ đỏ48 (0,26 thẻ mỗi trận)
Số khán giả1.412.500 (7.761 khán giả mỗi trận)
Vua phá lướiNigeria Timothy Anjembe (17 bàn)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Việt Nam Nguyễn Minh Phương (SHB Đà Nẵng)
2011
2013

Mùa giải này là lần đầu tiên giải đấu được điều hành bởi Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF).

Đương kim vô địch Sông Lam Nghệ An đã không thể bảo vệ thành công ngôi vương của mình khi đã để cúp lọt vào tay SHB Đà Nẵng, sau khi Đà Nẵng thắng Xi măng The Vissai Ninh Bình trên sân khách ở vòng đấu cuối cùng.

Thay đổi trong mùa giải

sửa

Thay đổi đội bóng

sửa
^[a] Hà Nội ACB hợp nhất với Hoà Phát Hà Nội nên vẫn sẽ tiếp tục thi đấu tại V-League 2012 với tên Hà Nội. Đội xuống hạng là đội hình 2 với tên Trẻ Hà Nội.

Tên gọi

sửa

Mùa giải 2012 là lần đầu tiên giải đấu được tổ chức với tên gọi mới là Super League (Giải Ngoại hạng), thay thế cho tên gọi V-League đã sử dụng kể từ năm 2011. Tuy nhiên, chỉ sau 3 vòng đấu, Tổng cục Thể dục Thể thao đã gửi công văn tới Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) yêu cầu giữ tên gọi bằng tiếng Việt của giải bóng đá chuyên nghiệp vô địch quốc gia và trong tên viết tắt phải có chữ V (viết tắt của Việt Nam).[4]

Vào ngày 7 tháng 2 năm 2012, VFF gửi công văn đến Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) yêu cầu giữ nguyên tên gọi của giải là "Giải bóng đá Vô địch !uốc gia Eximbank 2012" (viết tắt là V-League Eximbank 2012).[5] Sau đó một ngày, VPF gửi công văn đến VFF và Tổng cục Thể dục Thể thao đề nghị đổi tên giải Ngoại hạng (Super League Eximbank 2012) thành giải Ngoại hạng Việt Nam (V-Super League Eximbank 2012),[6] tuy vậy, VFF đã yêu cầu VPF phải chấp hành đúng tinh thần công văn số 58.[7]

Ngày 21 tháng 2 năm 2012, VPF thông báo thay đổi tên giải là Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Eximbank 2012 - V-League.[1]

Các đội bóng

sửa

Sân vận động

sửa
Đội bóng Địa điểm Sân vận động Sức chứa Huấn luyện viên Đội trưởng
Becamex Bình Dương Bình Dương Gò Đậu 25 000   Cho Yoon-Hwan   Huỳnh Quang Thanh
SHB Đà Nẵng Đà Nẵng Chi Lăng 30 000   Lê Huỳnh Đức   Nguyễn Minh Phương
TĐCS Đồng Tháp Cao Lãnh Cao Lãnh 18 000   Trần Công Minh   Nguyễn Văn Mộc
Vicem Hải Phòng Hải Phòng Lạch Tray 28 000   Lê Thụy Hải   Nguyễn Minh Châu
Hoàng Anh Gia Lai Pleiku Pleiku 12 000   Choi Yun-Kyum   Phùng Văn Nhiên
Khatoco Khánh Hòa Nha Trang 19 tháng 8 25 000   Hoàng Anh Tuấn   Lê Tấn Tài
Kienlongbank Kiên Giang Rạch Giá Rạch Giá 10 000   Lại Hồng Vân   Nguyễn Ngọc Anh Thoại
Sài Gòn Xuân Thành[a] Thành phố Hồ Chí Minh Thống Nhất 25 000   Trần Tiến Đại   Lê Phước Tứ
Navibank Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh Thống Nhất 25 000   Phạm Công Lộc   Phan Văn Tài Em
Sông Lam Nghệ An Vinh Vinh 18 000   Nguyễn Hữu Thắng   Nguyễn Huy Hoàng
Hà Nội Hà Nội Hàng Đẫy 22 500   Hoa Mạnh Hưng   Phạm Thành Lương
Hà Nội T&T Hà Nội Hàng Đẫy 22 500   Phan Thanh Hùng   Cristiano Roland
Thanh Hóa Thanh Hóa Thanh Hóa 14 000   Triệu Quang Hà   Mai Xuân Hợp
Xi măng The Vissai Ninh Bình Ninh Bình Ninh Bình 22 000   Nguyễn Văn Sỹ   Vũ Như Thành
^[a] Từ 17 tháng 5, câu lạc bộ Sài Gòn FC lại lấy tên là Sài Gòn Xuân Thành.[8]

Thay đổi huấn luyện viên

sửa
Đội Huấn luyện viên cũ Hình thức Ngày rời đi Vị trí đội bóng Huấn luyện viên mới Ngày đến
Hoàng Anh Gia Lai   Huỳnh Văn Ảnh Thôi việc 16 tháng 1 năm 2012   Choi Yun-Kyum 26 tháng 1 năm 2012[9]
Vicem Hải Phòng   Nguyễn Đình Hưng Từ chức 16 tháng 1 năm 2012[10] Thứ 14   Lê Thụy Hải 26 tháng 1 năm 2012[9]
Sài Gòn Xuân Thành   Lư Đình Tuấn Sa thải 3 tháng 4 năm 2012 [11] Thứ 5   Trần Tiến Đại 17 tháng 5 năm 2012[12][13]
TĐCS Đồng Tháp   Trang Văn Thành Sa thải   Trần Công Minh
Becamex Bình Dương   Đặng Trần Chỉnh Sa thải 24 tháng 4 năm 2012 [14] Thứ 6   Cho Yoon-Hwan 24 tháng 4 năm 2012 [14]
Hà Nội   Nguyễn Thành Vinh Từ chức 7 tháng 5 năm 2012 [15] Thứ 9   Hoa Mạnh Hưng 7 tháng 5 năm 2012 [16]

Cầu thủ nước ngoài

sửa

Mỗi đội phải đăng ký 4 cầu thủ nước ngoài nhưng chỉ được sử dụng tối đa 3 cầu thủ nước ngoài trên sân.

Câu lạc bộ Cầu thủ 1 Cầu thủ 2 Cầu thủ 3 Cầu thủ 4 Cầu thủ nhập tịch Cầu thủ cũ
Becamex Bình Dương   Philani   Kpenosen Samson   Danny van Bakel   Udo Fortune   Hélio

  Mykola Oleksandrovych Lytovka

  Theophilus Esele

  Brian Umony
TĐCS Đồng Tháp   Hammed Adesope   Felix Gbenga Ajala   Sunday Chibuike Ibeji   Hodges Devon Derron   Maxwell Eyerakpo   Sydney Plaatjies
Navibank Sài Gòn   Vincent Bossou   Edison Fonseca   Aniekan Okon   Willis Plaza   Fabio dos Santos

  Nirut Surasiang

  Ricardinho
SHB Đà Nẵng   Gaston Merlo   Nicolás Hernández   Klečkarovski Nikolče   Krisztián Timár   Alexander Prent
Hà Nội   Timothy Anjembe   Aluspah Brewah   Yves Simplice Mboussi   Odinaka Ezeocha   Johnny Nguyen   Hassan Koeman Sesay
Vicem Hải Phòng   Thiago   Fagan Andre Diego   Kavin Bryan   Edmund O. Ansah
Kienlongbank Kiên Giang   Ganiyu Bolaji Oseni   Joseph Hendricks   Speranza Giovanni   Daal Dyron Rudolph   Tcheuko Elmakoua Benoit   Akindele Abraham

  Friday Ibeji

Hoàng Anh Gia Lai   Evaldo   Bassey Akpan   Paulo Ernesto Perreira   Olushola Olumuyiwa Aganun   Sakda Joemdee

  Marcelo Barbieri

  Kasule Owen
Khatoco Khánh Hòa   Abraham Adelaja   Agostinho   Justice Majabvi   José Pereira   Jonathan Quartey

  Issfu Anssah

Sài Gòn Xuân Thành   Christian Nsi Amougou   Moses Oloya   Geoffrey Kizito   Antonio Carlos   Huỳnh Kesley Alves

  Tostao Kwashi

  Rogerio M. Pereira

Hà Nội T&T   Gonzalo   Cristiano Roland   Ifeanyi Frederick Onuigbo   Samson Kayode   Attram Kwame
Sông Lam Nghệ An   Abass Cheikh Dieng   Hughton Hector   Bebbe Gustave Anicet   Dickson Nwakaeme   Thierry N'Gale Jiemon   Shahdon Winchester
Thanh Hóa   Micheal Andrew   Sunday Emmanuel   Gilson C. Da Silva   Fikru Teferra   Wandwasi Rodgers

  Đặng Văn Robert

Xi măng The Vissai Ninh Binh   Gustavo   A.A.Jean Baptiste John   Moussa Sanogo   Ibrahim Abdul Razak   Dio Preye   Rodrigo Mota

Bảng xếp hạng

sửa
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
hoặc xuống hạng
1 SHB Đà Nẵng (C) 26 14 6 6 47 31 +16 48 Tham dự vòng bảng Cúp AFC 2013
2 Hà Nội T&T 26 13 8 5 43 35 +8 47
3 Sài Gòn Xuân Thành[a] 26 12 10 4 43 23 +20 46 Tham dự vòng bảng Cúp AFC 2013
4 Sông Lam Nghệ An 26 9 14 3 45 31 +14 41
5 Hoàng Anh Gia Lai 26 11 6 9 33 33 0 39
6 Becamex Bình Dương 26 10 6 10 32 31 +1 36
7 Navibank Sài Gòn 26 8 11 7 32 30 +2 35
8 Xi măng The Vissai Ninh Bình 26 10 3 13 40 49 −9 33
9 Hà Nội 26 9 5 12 46 47 −1 32
10 Kienlongbank Kiên Giang 26 9 5 12 30 39 −9 32
11 Thanh Hóa 26 9 5 12 32 36 −4 32
12 Khatoco Khánh Hoà 26 9 5 12 34 35 −1 32
13 Tập đoàn Cao su Đồng Tháp (R) 26 7 9 10 32 37 −5 30 Xuống hạng V.League 2 2013
14 Vicem Hải Phòng[b] 26 3 5 18 27 59 −32 14
Nguồn: Eximbank V-League
Quy tắc xếp hạng: 1) Điểm số; 2) Đối đầu trực tiếp; 3) Hiệu số bàn thắng; 4) Tổng số bàn thắng; 5) Tổng số trận thắng; 6) Bốc thăm
(C) Vô địch; (R) Xuống hạng
Ghi chú:
  1. ^ Sài Gòn Xuân Thành giành quyền tham dự Cúp AFC 2013 do đã vô địch Cúp Quốc gia 2012.
  2. ^ Vicem Hải Phòng đứng cuối bảng nhưng tiếp tục thi đấu ở mùa giải kế tiếp vì mua lại suất của Khatoco Khánh Hòa, đội đã giải thể do thiếu kinh phí.

Vị trí các đội qua các vòng đấu

sửa
Đội \ Vòng đấu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26
Hà Nội T&T 4 1 2 1 1 1 1 1 2 2 1 1 2 1 1 1 1 1 1 1 2 2 1 1 1 2
SHB Đà Nẵng 3 3 1 3 4 3 3 3 3 4 5 2 1 3 2 2 3 2 2 2 1 1 2 2 3 1
Sài Gòn Xuân Thành 5 9 3 2 2 2 2 2 1 1 3 5 6 2 3 3 2 3 3 3 3 3 3 3 2 3
Sông Lam Nghệ An 9 4 4 6 7 6 5 5 6 7 4 3 4 5 6 6 5 4 4 4 4 4 4 4 4 4
Navibank Sài Gòn 5 8 12 8 11 12 9 11 11 9 8 7 7 10 10 10 8 6 5 5 9 6 7 8 7 7
Hoàng Anh Gia Lai 1 2 6 10 8 8 7 4 5 5 6 6 3 4 4 4 4 5 6 7 5 7 8 6 5 5
Hà Nội 12 14 9 12 12 9 10 9 9 10 11 10 9 7 9 9 7 9 7 9 10 9 9 10 11 9
Becamex Bình Dương 2 5 10 5 6 5 6 7 4 3 2 4 5 6 7 7 6 9 9 9 7 9 6 5 6 6
Thanh Hóa 9 10 5 9 10 10 12 12 12 12 9 9 9 9 5 5 9 7 9 10 9 10 10 9 9 11
Vissai Ninh Bình 5 12 7 4 3 4 4 6 7 6 7 9 11 11 13 11 13 11 10 6 6 5 5 7 9 9
TĐCS Đồng Tháp 5 11 13 7 5 7 9 10 10 11 10 12 13 13 12 13 11 10 11 11 11 11 13 13 13 13
K. Kiên Giang 4 7 11 13 13 14 14 14 13 13 13 13 12 12 11 9 10 12 12 12 12 12 11 12 10 10
Khatoco Khánh Hòa 11 6 9 12 9 11 11 9 9 9 12 11 10 9 9 11 12 13 13 13 13 13 12 11 12 12
Vicem Hải Phòng 13 13 14 14 14 13 13 13 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14

Cập nhật lần cuối: ngày 5 tháng 3 năm 2014
Nguồn: Eximbank V-League

Chú thích: Kết quả vòng 14 tính cả hai trận đấu bù của vòng 13

Lịch thi đấu và kết quả

sửa
Nhà \ Khách[1] BBD SDN TDT VHP HAN HGL KKH KKG NVB XTS SNA T&T THO VNB
Becamex Bình Dương

1–2

1–0

5–3

3–1

1–2

0–2

2–0

1–1

1–1

0–0

1–3

4–1

3–1

SHB Đà Nẵng

1–0

0–1

2–1

2–0

4–1

3–2

2–2

0–0

2–1

1–1

2–0

1–0

3–0

TDCS Đồng Tháp

0–0

3–3

3–0

2–2

0–0

3–1

1–3

3–1

0–4

0–1

1–3

3–2

4–1

Hải Phòng

0–1

2–3

1–1

1–1

2–0

3–1

1–3

1–1

2–3

2–2

0–2

2–0

0–3

Hà Nội

4–1

3–3

2–1

5–0

3–2

4–1

1–3

1–1

0–1

0–0

0–1

3–1

1–2

Hoàng Anh Gia Lai

2–0

2–0

1–0

3–1

2–1

0–0

3–0

0–2

0–3

2–2

0–0

2–0

2–1

Khatoco Khánh Hòa

1–1

1–2

1–0

1–0

1–2

3–0

1–0

3–0

2–2

1–0

1–1

0–1

4–0

Kienlongbank Kiên Giang

1–0

2–1

0–2

1–0

2–1

2–3

1–0

2–0

0–2

0–3

1–1

0–0

0–0

Navibank Sài Gòn

0–1

3–1

0–0

2–2

4–1

0–0

1–0

3–1

2–2

1–1

2–0

2–0

1–2

Xuân Thành Sài Gòn

0–1

2–1

3–1

4–0

2–0

1–1

2–1

1–0

1–1

2–2

0–0

0–0

4–1

Sông Lam Nghệ An

1–1

0–4

0–0

5–2

2–0

2–0

3–1

2–2

1–1

1–1

2–2

0–0

5–3

Hà Nội T&T

1–0

2–1

1–1

2–1

3–1

1–3

1–1

2–1

3–1

1–0

2–6

3–2

2–3

Thanh Hóa

2–1

0–0

4–0

3–0

3–5

2–1

1–2

2–1

2–0

1–1

2–0

2–4

1–0

Vissai Ninh Bình

1–2

1–3

2–2

2–0

2–3

2–1

3–1

4–1

1–2

2–0

0–2

2–2

1–0

Cập nhật lần cuối: ngày 19 tháng 8 năm 2012.
Nguồn: Eximbank V-League
^ Đội chủ nhà được liệt kê ở cột bên tay trái.
Màu sắc: Xanh = Chủ nhà thắng; Vàng = Hòa; Đỏ = Đội khách thắng.

Thống kê mùa giải

sửa

Theo câu lạc bộ

sửa

Theo cầu thủ

sửa

Cầu thủ ghi bàn hàng đầu

sửa
TT Tên cầu thủ Đội bóng Số bàn thắng[17]
1   Timothy Anjembe Hà Nội 17
2   Gastón Merlo SHB Đà Nẵng 16
3   Samson Kayode Hà Nội T&T 14
  Christian Nsi Amougou Sài Gòn Xuân Thành
  Huỳnh Kesley Alves Sài Gòn Xuân Thành
  Felix Gbenga Ajala TĐCS Đồng Tháp
4   Nguyễn Văn Quyết Hà Nội T&T 12
  Moussa Sanogo XM The Vissai Ninh Bình
5   Lê Công Vinh Hà Nội 11
  Evaldo Hoàng Anh Gia Lai
  Ganiyu Bolaji Oseni Kienlongbank Kiên Giang

Bàn phản lưới nhà

sửa
  • Vicem Hải Phòng: Phạm Xuân Phú (22) – trong trận Vicem Hải Phòng gặp CLB BĐ HN tại vòng 12
  • Becamex Bình Dương: Danny Val Bakel (83) – trong trận gặp CLB BĐ HN tại vòng 14
  • Tập đoàn Cao Su Đồng Tháp: Nguyễn Thanh Hiền (22) – trong trận gặp CLB HAGL tại vòng 24
  • Thanh Hóa: Lê Xuân Anh (4) – trong trận gặp TĐCS Đồng Tháp tại vòng 26
  • Sông Lam Nghệ An: Âu Văn Hoàn (2) – trong trận gặp K.Khánh Hòa tại vòng 26

Ghi hat-trick

sửa

Các giải thưởng

sửa

Giải thưởng tháng

sửa

Giải thưởng chung cuộc

sửa
Giải bóng đá Vô địch Quốc gia 2012
Nhà vô địch
 
SHB Đà Nẵng
Lần thứ ba

Sự việc xoay quanh giải đấu

sửa

Tranh cãi về bản quyền truyền hình

sửa

Ngày 28 tháng 12 năm 2011, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp (VPF) Phạm Ngọc Viễn ký công văn gửi ông Phạm Nhật Vũ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Viễn thông và Truyền thông An Viên (AVG) đề nghị thương thảo về hợp đồng chuyển nhượng thương quyền truyền hình bóng đá đã được ký kết giữa AVG với Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) ngày 8 tháng 12 năm 2010. VPF muốn tách riêng hợp đồng của các giải đấu do VFF tổ chức và hợp đồng của các giải đấu do VPF tổ chức cũng như thay đổi thời hạn hợp đồng từ 20 năm xuống 3 năm và giá trị hợp đồng truyền hình tối thiểu là 10 tỷ đồng một năm.[20]

Để đáp lại, AVG đã bác bỏ sự tồn tại của VPF và khẳng định chỉ làm việc với VFF. Sau buổi làm việc với VFF chiều ngày 28 tháng 11 năm 2011, AVG yêu cầu VFF phải tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của AVG liên quan đến hợp đồng bản quyền bóng đá đã được ký kết và VFF phải thống nhất trước với AVG nếu có bất cứ sự thay đổi nào về những điều khoản trong hợp đồng để đảm bảo tính kế thừa, toàn vẹn của hợp đồng đã ký.[21][22]

Trưa ngày 29 tháng 12 năm 2011, VPF và Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã họp để bàn giao hợp đồng bản quyền truyền hình của giải bóng đá vô địch quốc gia 2012, cũng như cho phép VTV và các đơn vị trực thuộc được tuyên truyền, truyền hình trực tiếp và phát lại các trận bóng đá của các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.[23][24] Theo một thành viên Hội đồng quản trị của VPF, giá trị bản hợp đồng giữa VPF và VTV trong 3 năm là hơn 74 tỷ đồng, trong đó riêng năm 2012 là 20 tỷ.[25][26] Ngay lập tức, AVG khẳng định việc VPF bàn giao hợp đồng bản quyền truyền hình cho VTV là hành vi vi phạm pháp luật và họ sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.[27][28]

Ngay sau đó, ngày 30 tháng 12 năm 2011, VFF đã có công văn nhắc nhở VPF về bản quyền truyền hình các giải bóng đá chuyên nghiệp mùa giải 2012.[29] Đồng thời, VFF đưa ra Giấy chứng nhận sở hữu thương quyền truyền hình bóng đá năm 2012 xác nhận AVG là đơn vị sở hữu thương quyền và khai thác bản quyền truyền hình các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam năm 2012.[30] Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ khẳng định cơ quan chưa ký văn bản chính thức chuyển giao hợp đồng bản quyền truyền hình giữa VFF và AVG cho VPF.[31] Phó Chủ tịch VPF Nguyễn Đức Kiên đã viết trong công văn phúc đáp VFF: "Việc VFF khẳng định là tổ chức duy nhất sở hữu các quyền liên quan đến các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam và đã ký hợp đồng độc quyền khai thác bản quyền truyền hình các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam với AVG từ năm 2011 - 2030 là không phù hợp với quy định của Điều 53 Luật Thể thao và Điều 12 NĐ 112/2007 NĐCP ngày 26.6.2007 của Chính phủ. Công ty VPF cho rằng việc VFF ký hợp đồng bản quyền với AVG khi không được các CLB bóng đá chuyên nghiệp ủy quyền là trái quy định của pháp luật Việt Nam...".[32][33]

Ngay lập tức, VFF ra công văn số 1105/CV-LĐBĐVN để trả lời công văn số 23 của VPF, trong đó khẳng định việc ký kết hợp đồng giữa VFF và AVG là hoàn toàn đúng pháp luật Việt Nam và giải thích quy trình thương thảo và ký hợp đồng bản quyền truyền hình giữa hai đơn vị này.[34][35]

Khi chưa giải quyết xong bản quyền truyền hình giữa VFP, VFF và AVG, tối ngày 30 tháng 12 năm 2011, AVG đã thông báo hoàn thành việc thỏa thuận với VTV và một số đài truyền hình khác. Theo thỏa thuận này, VTV được phép tự ghi hình, sản xuất và phát trực tiếp hai trận thuộc vòng 1 giải vô địch quốc gia.[36][37]

Ngày 3 tháng 1 năm 2012, AVG gửi công văn số 01/TTAV-CV yêu cầu Đài Truyền hình kỹ thuật số (VTC) bồi thường và phải lên tiếng xin lỗi vi tường thuật trực tiếp trận đấu giữa Xi măng The Vissai Ninh BìnhTĐCS Đồng Tháp ngày 1 tháng 1.[38]

Ngày 4 tháng 1 năm 2012, VFF gửi công văn số 06/CV-LĐBĐVN tới VPF để làm rõ nội dung Nghị quyết số 426/QN-LĐBĐVN ký ngày 28 tháng 12 năm 2011 (về việc giao quyền quản lý, tổ chức, điều hành và khai thác thương quyền các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam cho VPF). Công văn nói rõ "VFF là chủ sở hữu duy nhất giải bóng đá vô địch quốc gia và các giải bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam..." và "... việc VPF không thừa nhận quyền sở hữu các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam của VFF như vừa qua là việc cố tình không hiểu các quy định tối thiểu cần thiết của pháp luật thể thao và Điều lệ của Liên đoàn cũng như không tôn trọng Liên đoàn bóng đá Việt Nam.".[39]

Cùng ngày, VPF đáp trả công văn số 06/CV-LĐBĐVN nói trên bằng 2 công văn số 26/CV/VPF/2012 và 29/CV/VPF/2012. Công văn đầu tiên gửi lên 3 Bộ Tư pháp, Văn hóa, Thể thao và Du lịchThông tin và Truyền thông để đề nghị xem xét lại tính hợp pháp của hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình số 08/HĐ/2010/VFF-AVG ngày 8/12/2010 của AVG và VFF. Trong đó viết "... VFF chưa có được sự đồng ý của người có thẩm quyền của các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp về việc ủy quyền cho VFF đại diện các câu lạc bộ đàm phán, ký kết Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình các giải thi đấu bóng đá chuyên nghiệp" và "... vào thời điểm ký Hợp đồng ngày 8/12/2010, AVG không có giấy phép hoạt động truyền hình theo các quy định của pháp luật".[40] Đồng thời, AVG cũng gửi công văn số 02/TTAV-AV đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, đề nghị Bộ kiểm tra, làm rõ những vấn đề liên quan đến bản hợp đồng 08/HDD2010/VFF-AVG.[41] Còn công văn thứ hai cho thấy ngày 4 tháng 1, ông Võ Quốc Thắng (Chủ tịch VPF) và ông Nguyễn Đức Kiên (Phó chủ tịch VPF) đã làm việc với Thường trực VFF (gồm Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ và Phó chủ tịch Lê Hùng Dũng) về vấn đề bản quyền truyền hình và đề nghị VFF 2 việc: "Công ty VPF cho phép các đài truyền hình trung ương và địa phương được phép truyền phát sóng các trận đấu miễn phí các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp""VFF sớm cung cấp cho VPF các văn bản chấp thuận hoặc phê chuẩn hợp đồng số 08 của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, các văn bản chấp thuận của các CLB bóng đá chuyên nghiệp và giấy phép hoạt động truyền hình của AVG.".[42]

Ngày 5 tháng 1, VTC trả lời AVG bằng công văn số 11/THKTS và cho rằng "...VTC chỉ dừng việc phát sóng trực tiếp các trận đấu trong khuôn khổ giải vô địch quốc gia 2012 nếu VPF chính thức có văn bản yêu cầu VTC dừng phát sóng.", "... không liên quan gì đến việc tranh chấp bản quyền giữa VPF và AVG...""dự kiến sẽ phát sóng trực tiếp trận đấu giữa hai đội Vicem Hải Phòng và Navibank Sài Gòn trên SVĐ Lạch Tray thành phố Hải Phòng vào ngày 7/1/2012".[43] Tuy nhiên, AVG và VFF cũng cho biết AVG sẽ sản xuất và truyền hình trực tiếp trận đầu này.[44] Và trận đấu giữa 2 đội Vicem Hải Phòng và Navibank Sài Gòn đã có 2 đơn vị truyền hình trực tiếp dù ban đầu VTC không được phép vào sân làm việc.[45]

Ngày 6 tháng 1 năm 2012, VFF gửi công văn số 14/CV-LĐBĐVN tới đến các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp yêu cầu các câu lạc bộ thực hiện đúng hợp đồng bản quyền bóng đã giữa VFF và AVG, đồng thời yêu cầu các đài truyền hình chỉ được phát sóng các trận đấu khi AVG cho phép.[46]

Ngày 9 tháng 1 năm 2012, Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi công văn số 65/BVHTTDL-TTr đến VFF và các sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc thực hiện các quy định đối với bản quyền truyền hình giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia. Công văn cho biết Bộ đã thành lập đoàn thanh tra việc ký hợp đồng chuyển nhượng thương quyền bóng đá giữa VFF và AVG, đồng thời Bộ yêu cầu VFF và các sở tôn trọng hợp đồng đó trước khi có kết luận thanh tra.[47]

Ngày 11 tháng 1 năm 2012, lãnh đạo VPF (gồm Chủ tịch Võ Quốc Thắng, 2 Phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên và Đoàn Nguyên Đức, trưởng ban kiểm soát Lê Tiến Anh, Tổng giám đốc Phạm Ngọc Viễn và Phó tổng giám đốc Phạm Phú Hòa) đã lần lượt làm việc với Tổng cục Thể dục Thể thao và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh về bản quyền truyền hình bóng đá.[48]

Ngày 12 tháng 1 năm 2012, VPF gửi công văn số 38 CV/VPF/2012 tới Thủ tướng đề nghị xem xét và chỉ đạo các bộ, ngành kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình giữa VFF và AVG.[49] Ngay trưa cùng ngày, Văn phòng Chính phủ đã gửi công văn số 268/VPCP - KGVX đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Công văn ghi rõ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo việc thanh tra bản hợp đồng bản quyền truyền hình và đảm bảo giải bóng đá quốc gia được các đài truyền hình truyền hình trực tiếp, liên tục, rộng rãi cả nước, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.[50]

Gần 1 tháng sau, ngày 10 tháng 2 năm 2012, Bộ Tư pháp gửi công văn số 791/BTP-PLDSKT cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định VFF có quyền sở hữu thương quyền các giải đấu do đơn vị này tổ chức và thoả thuận về thời hạn 20 năm giữa VFF và AVG là không trái luật.[51]

Chiều ngày 16 tháng 2, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thông báo kết luận thanh tra của Bộ về việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng thương quyền đối với các giải bóng đá thuộc VFF: "Việc ký kết hợp đồng thương quyền bóng đá giữa VFF và AVG đã được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, có một số nội dung còn chưa phù hợp nhưng những nội dung này không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại của Hợp đồng."[52]

VPF ngay lập tức gửi công văn đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Thanh tra Chính phủ khiếu nại về kết quả thanh tra nói trên.[53] Ngày 17 tháng 2, 3 đại diện của VFF trong hội đồng quản trị VPF gửi thông báo đến Chủ tịch VPF để phản đối việc VPF tiếp tục khiếu nại bản hợp đồng bản quyền truyền hình giữa VFF và AVG.[54]

Ngày 18 tháng 2, VTC thông báo ngưng phát sóng 2 giải bóng đá vô địch quốc gia và hạng nhất từ vòng 6 đến khi vấn đề bản quyền truyền hình được các bên làm rõ.[55] Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ khẳng định AVG "sẵn sàng rút lui không nhận một xu để nhường lại bản quyền truyền hình cho VPF" nếu VPF bán được bản quyền truyền hình là 70 tỷ đồng cho 3 mùa bóng.[56]

Chú thích

sửa
  1. ^ a b Công văn 81 VPF về việc Tên giải Vô địch Quốc gia chuyên nghiệp 2012 Lưu trữ 2012-08-15 tại Wayback Machine, Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam, ngày 21 tháng 2 năm 2012.
  2. ^ “Công bố Nhà tài trợ chính Giải bóng đá Ngoại hạng-Eximbank 2012”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2011.
  3. ^ “Vietnam - List of Cup Winners”. RSSSF.com.
  4. ^ Công văn số 107/TCTDTT-VP của Tổng cục Thể dục Thể thao; thông tin trên Báo Tuổi trẻ, Báo Thể thao & Văn hóa.
  5. ^ VFF yêu cầu VPF thực hiện 3 công việc liên quan đến các giải chuyên nghiệp, Liên đoàn bóng đá Việt Nam, ngày 7 tháng 2 năm 2012.
  6. ^ Công văn 53 VPF về việc đổi tên giải Super League Eximbank 2012 Lưu trữ 2013-12-15 tại Wayback Machine, Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam, ngày 8 tháng 2 năm 2012.
  7. ^ PCT VFF Nguyễn Lân Trung: "Cần tập trung việc nâng cao chất lượng giải đấu"
  8. ^ “Thông báo số 20 Giải VĐQG Eximbank 2012”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2012.
  9. ^ a b hlv Lê Thụy Hải dẫn dắt Hải Phòng Lưu trữ 2012-04-06 tại Wayback Machine, Báo Thanh Niên, ngày 27 tháng 1 năm 2012.
  10. ^ Huấn luyện viên Vicem Hải Phòng xin từ chức, Báo Lao động, ngày 16 tháng 1 năm 2012
  11. ^ Sài Gòn FC sa thải hlv Lư Đình Tuấn, Báo Thanh niên, ngày 3 tháng 4 năm 2012
  12. ^ hlv mới Sài Gòn FC: Trần Tiến Đại
  13. ^ 'Siêu cò' Trần Tiến Đại trở thành hlv của Sài Gòn FC
  14. ^ a b B. Bình Dương chính thức sa thải hlv Đặng Trần Chỉnh, Báo Giáo dục & Thời đại, ngày 24 tháng 4 năm 2012
  15. ^ hlv Thành Vinh từ chức: Tại kiêu binh hay kém tài?, Báo Thể thao & Văn hoá, ngày 7 tháng 5 năm 2012
  16. ^ Bầu Kiên không thay hlv mới đến hết mùa Lưu trữ 2012-05-14 tại Wayback Machine, Trang tin Ngôi sao, ngày 11 tháng 5 năm 2012
  17. ^ “Tổng hợp số liệu sau 26 vòng đấu giải VĐQG - Eximbank 2012”. vnleague.com. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2015.(tiếng Việt)
  18. ^ “HLV Lê Huỳnh Đức xuất sắc nhất giải VĐQG Eximbank 2012”. vff.org.vn. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2015. (tiếng Việt)
  19. ^ “Kết quả bầu chọn Hội CĐV tốt nhất mùa giải 2012: Tin vui lại về với sông Hàn”. vff.org.vn. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2015. (tiếng Việt)
  20. ^ Công văn số 16/VPF-PPL của VPF gửi AVG Lưu trữ 2012-01-09 tại Wayback Machine, ngày 28 tháng 12 năm 2011, Chuyên mục Thể thao - Báo VietNamNet, 29 tháng 12 năm 2011
  21. ^ AVG đã bác bỏ sự tồn tại của VPF, Báo Thanh Niên Online, ngày 28 tháng 12 năm 2011
  22. ^ AVG yêu cầu một thỏa thuận ba bên Lưu trữ 2012-01-09 tại Wayback Machine, Chuyên mục Thể thao - Báo VietNamNet, ngày 29 tháng 12 năm 2011
  23. ^ VPF chuyển giao quyền phát sóng cho VTV, Thanh niên Online, ngày 29 tháng 12 năm 2011
  24. ^ Bầu Kiên "tuyên chiến" với AVG Lưu trữ 2012-01-09 tại Wayback Machine, Báo VietNamNet, ngày 29 tháng 12 năm 2011
  25. ^ 'Thoát' AVG, bản quyền truyền hình tăng gấp 4 lần, Báo Giáo dục Việt Nam, ngày 30 tháng 12 năm 2011
  26. ^ VPF bắt tay VTV và khẳng định chủ quyền truyền hình, VnExpress, ngày 29 tháng 12 năm 2011
  27. ^ "Cuộc chiến công văn" của AVG và VPF, Thanh niên Online, ngày 29 tháng 12 năm 2011
  28. ^ AVG nhắc nhở VPF Lưu trữ 2012-01-25 tại Wayback Machine, Báo VietNamNet, ngày 30 tháng 12 năm 2011
  29. ^ VFF "tuýt còi" VPF về bản quyền truyền hình Lưu trữ 2012-01-07 tại Wayback Machine, Báo VietNamNet, ngày 30 tháng 12 năm 2011
  30. ^ Giấy chứng nhận sở hữu thương quyền truyền hình bóng đá năm 2012, Liên đoàn bóng đá Việt Nam, ngày 30 tháng 12 năm 2011
  31. ^ "VFF chưa chuyển giao hợp đồng cho VPF" Lưu trữ 2012-01-25 tại Wayback Machine, VietNamNet, ngày 30 tháng 12 năm 2011
  32. ^ Bầu Kiên tố VFF làm trái quy định pháp luật Việt Nam, Báo Giáo dục Việt Nam, ngày 30 tháng 12 năm 2011
  33. ^ "Bầu" Kiên: "Hợp đồng giữa VFF và AVG vô hiệu", Báo Thanh Niên, ngày 31 tháng 12 năm 2011
  34. ^ Công văn số 1105/CV-LĐBĐVN của VFF trả lời VPF, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, ngày 31 tháng 12 năm 2011
  35. ^ Ông Nguyễn Trọng Hỷ một lần nữa "nạt nộ" VPF và bầu Kiên, Báo Giáo dục Việt Nam, ngày 31 tháng 12 năm 2011
  36. ^ AVG tuyên bố thắng cuộc?, Báo Thanh Niên, ngày 30 tháng 12 năm 2011
  37. ^ Cuộc chiến VPF - AVG tiếp diễn, VnExpress, ngày 31 tháng 12 năm 2011
  38. ^ Công vănAVG đòi VTC bồi thường và xin lỗi, VnExpress, ngày 3 tháng 1 năm 2012
  39. ^ Công vănsố 06/CV-LĐBĐVN của Liên đoàn bóng đá Việt Nam Lưu trữ 2012-05-13 tại Wayback Machine; thông tin trên VietNamNet Lưu trữ 2012-01-10 tại Wayback Machine, Báo Thể thao & Văn hóa
  40. ^ Công văn số 26 CV/VPF/2012 của VPF ngày 4 tháng 1 năm 2012 trên VietNamNet Lưu trữ 2012-01-10 tại Wayback Machine, Báo Thanh Niên, VnExpress, Báo Thể thao & Văn hóa
  41. ^ AVG đề nghị Bộ vào cuộc[liên kết hỏng], VietnamPlus, Thông tấn xã Việt Nam, ngày 4 tháng 1 năm 2012.
  42. ^ VPF tiếp tục "khẩu chiến" cùng VFF, Báo Thể thao & Văn hóa; "Đại chiến" trong tranh chấp bản quyền truyền hình Lưu trữ 2013-11-05 tại Wayback Machine, Báo điện tử Người đưa tin; và VPF tố VFF "trở mặt", Báo Tuổi Trẻ, ngày 6 tháng 1 năm 2012
  43. ^ VTC sẽ không dừng phát sóng Super League vì AVG, VTC News, ngày 5 tháng 1 năm 2012; thông tin trên VietNamNet Lưu trữ 2012-01-10 tại Wayback MachineVnExpress
  44. ^ Lịch truyền hình trực tiếp các trận đấu vòng 2, Liên đoàn bóng đá Việt Nam; thông tin trên Báo Người Lao độngBáo Tuổi trẻ, ngày 6 tháng 1 năm 2012
  45. ^ VTC và AVG đấu nhau trên sân Lạch Tray, VnExpress, ngày 7 tháng 1 năm 2012
  46. ^ Công văn số 14 của của VFF gửi các câu lạc bộ; thông tin trên Báo Lao động, ngày 6 tháng 1 năm 2012
  47. ^ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập đoàn thanh tra, Báo Thể thao & Văn hóa, Ngày 9 tháng 1 năm 2012
  48. ^ VPF làm việc với Tổng cục Thể dục Thể thao và Bộ trưởng, Báo Tuổi trẻ; thông tin trên Báo Thanh Niên[liên kết hỏng], Báo Thể thao & Văn hóa, ngày 12 tháng 1 năm 2012
  49. ^ VPF chính thức gửi công văn lên Thủ tướng Lưu trữ 2012-01-15 tại Wayback Machine, VietNamNet, ngày 12 tháng 1 năm 2012
  50. ^ Thủ tướng chỉ đạo giải quyết vướng mắc bản quyền truyền hình Lưu trữ 2012-01-16 tại Wayback Machine, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, ngày 12 tháng 1 năm 2012; http://baodientu.chinhphu.vn/Uploaded_VGP/tranthithom/20120112/2680001[1].pdf: công văn số 268/VPCP - KGVX của Văn phòng Chính phủ
  51. ^ Bộ Tư pháp khẳng định hợp đồng truyền hình VFF- AVG đúng luật, Báo Dân trí, ngày 15 tháng 2, 2012
  52. ^ Thông báo kết luận thanh tra của Bộ VHTTDL về việc ký kết hợp đồng thương quyền bóng đá của VFF Lưu trữ 2013-11-05 tại Wayback Machine, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngày 16 tháng 2, 2012
  53. ^ Công văn khiếu nại Lưu trữ 2013-10-27 tại Wayback Machine của VPF Lưu trữ 2012-02-28 tại Wayback Machine, ngày 16 tháng 2 năm 2012; thông tin trên VietnamNet Lưu trữ 2012-02-18 tại Wayback MachineBáo Thể thao & Văn hóa
  54. ^ VPF bị cổ đông chính VFF phản đối, Báo Thể thao & Văn hóa, ngày 18 tháng 2 năm 2012
  55. ^ VTC ngưng phát sóng Super League, Báo Tuổi trẻ, ngày 19 tháng 2 năm 2012
  56. ^ AVG phản pháo, Báo Người Lao động, ngày 20 tháng 2 năm 2012

Xem thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa