Giải bóng đá Vô địch Quốc gia 2011

Giải bóng đá Vô địch Quốc gia 2011, có tên chính thức là Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Eximbank 2011 hay Eximbank V-League 2011 vì lý do tài trợ, là mùa giải thứ 28 và là mùa giải chuyên nghiệp thứ 11 của Giải bóng đá Vô địch Quốc gia. Đây là mùa giải đầu tiên trong hợp đồng tài trợ 3 mùa giải của Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank). Giải đấu khởi tranh vào ngày 22 tháng 1 và kết thúc vào ngày 21 tháng 8 năm 2011 với 14 câu lạc bộ tham dự.

Giải bóng đá vô địch quốc gia - Eximbank 2011
V-League 2011
Chi tiết giải đấu
Thời gian22 tháng 1 - 21 tháng 8 năm 2011
Số đội14
Vị trí chung cuộc
Vô địchSông Lam Nghệ An
Á quânHà Nội T&T
Hạng baSHB Đà Nẵng
Xuống hạngĐồng Tâm Long An
Hà Nội ACB
Thống kê giải đấu
Số trận đấu182
Số bàn thắng554 (3,04 bàn mỗi trận)
Số thẻ vàng794 (4,36 thẻ mỗi trận)
Số thẻ đỏ63 (0,35 thẻ mỗi trận)
Số khán giả1.346.000 (7.396 khán giả mỗi trận)
Vua phá lướiArgentina Gaston Merlo (SHB Đà Nẵng
(22 bàn)
2010
2012

Giải đấu lần này được coi là bước ngoặt khi các câu lạc bộ tham dự phải đạt các tiêu chuẩn chuyên nghiệp về các vấn đề tài chính, cơ sở vật chất sân bãi, chiếu sáng...[1] Đến ngày 31 tháng 7 năm 2011, khi Kienlongbank Kiên Giang chuyển thành câu lạc bộ chuyên nghiệp, Giải hạng Nhất có 10 câu lạc bộ chuyên nghiệp, quyết định số đội hạng chuyên nghiệp xuống hạng là hai và không có trận đấu play-off giành quyền chơi ở hạng chuyên nghiệp năm sau nữa [2].

Thay đổi trước mùa giải

sửa

Thay đổi đội bóng

sửa

Danh sách đội bóng có sự thay đổi so với mùa giải 2010:

Từ đầu giải, Câu lạc bộ Lam Sơn Thanh Hoá đổi tên thành Câu lạc bộ Thanh Hoá [3].

Các đội bóng

sửa
Câu lạc bộ Địa điểm Sân nhà Sức chứa Huấn luyện viên
Becamex Bình Dương Thủ Dầu Một Sân vận động Gò Đậu 18,250   Đặng Trần Chỉnh
Đồng Tâm Long An Tân An Sân vận động Long An 19,975   Buketa Ranko
TĐCS Đồng Tháp Cao Lãnh Sân vận động Cao Lãnh 20,000   Phạm Công Lộc
Hà Nội ACB Hà Nội Sân vận động Hàng Đẫy 22,500   Mauricio Luis Giganti
Hòa Phát Hà Nội Hà Nội Sân vận động Hàng Đẫy 22,500   Nguyễn Thành Vinh
Hoàng Anh Gia Lai Pleiku Sân vận động Pleiku 15,000   Huỳnh Văn Ảnh
Khatoco Khánh Hoà Nha Trang Sân Nha Trang 25,000   Hoàng Anh Tuấn
Thanh Hóa Thanh Hóa Sân vận động Thanh Hóa 14,000   Đàm Văn Hải
Navibank Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh Sân vận động Thống Nhất 25,000   Mai Đức Chung
SHB Đà Nẵng Đà Nẵng Sân vận động Chi Lăng 30,000   Lê Huỳnh Đức
Sông Lam Nghệ An Vinh Sân vận động Vinh 22,000   Nguyễn Hữu Thắng
Hà Nội T&T Hà Nội Sân vận động Hàng Đẫy 22,500   Phan Thanh Hùng
Vicem Hải Phòng Hải Phòng Sân vận động Lạch Tray 28,000   Nguyễn Đình Hưng
Xi măng The Vissai Ninh Binh Ninh Bình Sân vận động Ninh Bình 22,000   Nguyễn Văn Sỹ

Do yêu cầu về sân có chiếu sáng, Câu lạc bộ Đồng Tháp phải chọn sân Long Xuyên (An Giang) làm sân nhà trong những vòng đấu đầu tiên cho đến khi sân Cao Lãnh hoàn thiện dàn đèn chiếu sáng [3].

Thành tích

sửa
Câu lạc bộ
Thành tích
giải năm 2011
Thành tích
giải năm 2010
Năm đầu tiên
tại V-League[4]
Số mùa giải
tại V-League[5]
Sông Lam Nghệ An Vô địch Thứ 9 2000 10
Hà Nội T&T Á quân Vô địch 2009 2
SHB Đà Nẵng Hạng 3 Thứ 6 2001 9
Ninh Bình Thứ 4 Thứ 11 2010 1
TĐCS Đồng Tháp Thứ 5 Hạng 3 2000 7
Becamex Bình Dương Thứ 6 Thứ 8 2004 7
Navibank Sài Gòn Thứ 7 Thứ 13 2010 1
Thanh Hóa Thứ 8 Thứ 12 2007 4
Hoàng Anh Gia Lai Thứ 9 Thứ 7 2003 8
Khatoco Khánh Hòa Thứ 10 Thứ 4 2000 6
Hòa Phát Hà Nội Thứ 11 Thứ 10 2003 6
Vicem Hải Phòng Thứ 12 Á quân 2000 8
Đồng Tâm Long An Thứ 13 Thứ 5 2003 8
Hà Nội ACB   Thứ 14 Vô địch
Giải hạng nhất
2000 8


Thay đổi huấn luyện viên

sửa
Đội bóng Huấn luyện viên đi Ngày rời đi Hình thức Vị trí xếp hạng Huấn luyện viên đến Ngày đến Ghi chú
Đồng Tâm Long An   Ricardo Formosinho Hợp đồng ngắn hạn   Marcelo Javier Zuleta [6]
Đồng Tâm Long An   Marcelo Javier Zuleta Sa thải   Marco Barbosa [6]
Đồng Tâm Long An   Marco Barbosa Sa thải   Simon McMenemy [7]
Hoàng Anh Gia Lai   Dusit Chalermsan Từ chức   Huỳnh Văn Ảnh [8][9]
Bình Dương   Ricardo Formosinho Sa thải   Đặng Trần Chỉnh [10]
Đồng Tâm Long An   Simon McMenemy Sa thải   Ranko Buketa [11]

Cầu thủ nước ngoài

sửa

Mỗi đội được đăng kí 4 cầu thủ nước ngoài nhưng chỉ ra sân cùng lúc tối đa 3 cầu thủ nước ngoài.

Câu lạc bộ Cầu thủ 1 Cầu thủ 2 Cầu thủ 3 Cầu thủ 4 Cầu thủ nhập tịch Cầu thủ cũ
Becamex Bình Dương   Philani   Leandro   Danny van Bakel   David C. Teles Veloso   Lee Nguyễn   Joseph Obina Nwafor
TĐCS Đồng Tháp   Samson Kayode   Felix Gbenga Ajala   Sunday Chibuike Ibeji   Adesope Hammed
Navibank Sài Gòn   Vincent Bossou   François Endene   Ntambi Kirizestom   Ochaya Joseph   Fabio dos Santos

  Nirut Surasiang

  Giovanini M. Fabiano

  Da Cruz D.O. Leandro

  Jose Emidio de Almeida

SHB Đà Nẵng   Gaston Merlo   Kalifa Dembele   Nicolás Hernández   Egware E. Eloh   Rogerio M. Pereira
Hà Nội ACB   Lucas Cantoro   Hassan Koeman Sesay   Joël Tchami   Anggelo Marcial Machuca   Thierry N'Gale Jiemon

  Jonathan Quartey

Vicem Hải Phòng   Thiago   Aniekan Okon   Anicet Enyenga   Ruy Netto   Đặng Văn Robert   Osamudiamen P.Idehen

  Mba C.Ukonu

Hòa Phát Hà Nội   Cassiano Paulo Henrique   Timothy Anjembe   Kisekka Henry   Aganun Olumuyiwa Olushola   Isaac Kamu Mylyanga

  Ronald Martin Katsigazi

Hoàng Anh Gia Lai   Evaldo   Dzigba B. Mawusi   Allan Wanga Wetende   Kabba Samura   Sakda Joemdee

  Marcelo Barbieri

  Maduabuchi Ejike
Khatoco Khánh Hòa   Issfu Anssah   Agostinho   Mustapha Kobina Essuman   Tesvel Martin Trindade   Jonathan Quartey
Đồng Tâm Long An   Mrwanda Danny David   Antonio Carlos   Abdi Kassim   Oliveira De Sousa Jose   Tostao Kwashi   Tshamala A. Kabanga
Hà Nội T&T   Gonzalo   Cristiano Roland   Cauê Benicio   Antonio Tavares
Sông Lam Nghệ An   Fagan Andre Diego   Kavin Bryan   Edmund O. Ansah   Hodges Devon Derron
Thanh Hóa   Pape Omar Faye   Sunday Emmanuel   Gilson C. Da Silva   Jonh Wole   Wandwasi Rodgers
Xi măng The Vissai Ninh Binh   Gustavo   Rodrigo Mota   Okhuti Ceaser Samson   Adebowale Ogungbure   Dio Preye

  Mykola Oleksandrovych Lytovka

  Maxwell Eyerakpo

  Speranza Giovanni

  Joseph Laumann


Bảng xếp hạng

sửa
Bảng xếp hạng Eximbank V-League 1 – 2011
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Kết quả chung cuộc
1 Sông Lam Nghệ An (C, Q) 26 15 4 7 48 29 +19 49 Tham dự vòng bảng AFC Cup 2012
2 Hà Nội T&T 26 13 7 6 51 31 +20 46
3 SHB Đà Nẵng 26 12 8 6 49 32 +17 44
4 XM The Vissai Ninh Bình 26 11 6 9 37 36 +1 39
5 TĐCS Đồng Tháp 26 10 7 9 38 44 −6 37
6 Becamex Bình Dương 25 9 9 7 40 42 −2 36
7 Thanh Hóa 26 9 7 10 44 41 +3 34
8 Navibank Sài Gòn (Q) 26 9 7 10 37 37 0 34 Tham dự vòng bảng AFC Cup 2012[a]
9 Hoàng Anh Gia Lai 26 8 8 10 49 46 +3 32
10 Hoà Phát Hà Nội 26 9 5 12 38 40 −2 32
11 Khatoco Khánh Hoà 26 9 5 12 28 34 −6 32
12 Vicem Hải Phòng 26 7 9 10 28 40 −12 30
13 Đồng Tâm Long An (R) 26 8 6 12 31 44 −13 30 Xuống thi đấu V.League 2 2012
14 Hà Nội ACB[b] (R) 26 8 2 16 36 58 −22 26
Nguồn: Eximbank V-League
Quy tắc xếp hạng: 1) Điểm số; 2) Đối đầu trực tiếp; 3) Hiệu số bàn thắng; 4) Tổng số bàn thắng; 5) Tổng số trận thắng; 6) Bốc thăm
(C) Vô địch; (Q) Giành quyền tham dự giai đoạn được chỉ định; (R) Xuống hạng
Ghi chú:
  1. ^ Do Navibank Sài Gòn vô địch Cúp Quốc gia 2011 nên sẽ cùng với đội vô địch là Sông Lam Nghệ An tham dự vòng bảng AFC Cup 2012.
  2. ^ Hà Nội ACB hợp nhất với Hoà Phát Hà Nội nên vẫn sẽ tiếp tục thi đấu tại V-League 2012 với tên Hà Nội. Đội xuống hạng là đội hình 2 với tên Trẻ Hà Nội.

Vị trí các đội sau mỗi vòng đấu

sửa
Đội \ Vòng đấu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26
Becamex Bình Dương 8 3 9 11 7 6 5 8 9 7 8 8 9 7 9 8 8 6 5 6 6 4 4 4 5 6
SHB Đà Nẵng 2 6 2 1 1 1 3 3 3 2 3 3 2 2 2 2 2 2 2 2 3 3 3 3 3 3
Đồng Tâm Long An 6 12 7 9 13 13 13 13 13 14 13 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14 12 13 12 13 13
TĐCS Đồng Tháp 9 4 6 4 2 3 1 1 2 3 2 2 3 3 3 4 4 5 6 5 5 6 5 6 7 5
Hà Nội ACB 14 14 14 14 14 14 14 14 14 13 14 13 13 12 12 13 13 13 11 12 13 11 12 14 14 14
Vicem Hải Phòng 4 9 8 10 10 10 9 10 11 9 11 11 12 13 13 9 11 11 10 11 11 13 10 10 11 12
Hòa Phát Hà Nội 11 5 10 6 3 4 8 9 10 12 12 12 10 10 8 11 9 9 12 9 9 10 11 13 12 10
Hoàng Anh Gia Lai 11 13 11 12 9 9 7 4 5 6 7 9 11 9 7 7 6 7 8 7 8 8 7 8 9 9
Khatoco Khánh Hòa 13 8 3 2 4 7 10 5 4 4 5 6 6 6 11 12 12 12 13 13 12 14 14 11 10 11
Navibank Sài Gòn 9 11 5 3 5 2 6 6 7 11 9 10 7 8 6 6 7 8 7 8 7 7 8 9 8 8
Sông Lam Nghệ An 5 2 1 5 6 5 2 2 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
Hà Nội T&T 2 1 4 8 11 8 4 7 6 5 4 4 5 5 5 5 5 4 3 3 2 2 2 2 2 2
Thanh Hóa 1 7 12 7 8 11 11 12 12 10 6 5 4 4 4 3 3 3 4 4 4 5 6 5 6 7
The Vissai Ninh Bình 7 10 13 13 12 12 12 11 8 8 10 7 8 11 10 10 10 10 9 10 10 9 9 7 4 4

Cập nhật lần cuối: ngày 21 tháng 8 năm 2011
Nguồn: vff.org.vn VFF

Lịch thi đấu & kết quả

sửa
Nhà \ Khách[1] BBD SHB ĐLA TĐT ACB VHP HPH HAG KKH NSG SNA HNT THH XTN
Becamex Bình Dương

1–1

2–1

0–0

2–0

0–1

2–1

2–2

1–3

3–1

1–4

1–1

4–3

1–1

SHB Đà Nẵng

1–1

2–0

2–1

3–1

3–1

2–0

2–1

1–1

2–2

3–1

1–3

0–0

2–1

Đồng Tâm Long An

1–2

0–3

1–1

4–1

1–1

2–3

4–3

2–1

1–1

2–2

0–2

0–3

2–2

TĐCS Đồng Tháp

2–0

3–2

1–2

3–0

2–0

3–1

1–1

2–2

0–2

3–2

3–1

2–0

2–0

Hà Nội ACB

3–3

2–1

3–1

2–0

5–0

3–2

1–3

1–0

2–1

2–3

1–2

2–1

2–3

Hải Phòng

2–2

1–1

0–0

1–1

2–2

2–1

1–1

1–0

2–0

1–0

1–3

2–1

2–3

Hòa Phát Hà Nội

2–1

2–4

0–1

1–1

2–1

1–1

1–2

4–1

2–0

2–1

2–0

3–0

2–1

Hoàng Anh Gia Lai

1–2

1–0

3–0

2–3

6–1

4–2

1–1

1–0

1–1

0–1

4–1

2–2

2–3

Khatoco Khánh Hoà

0–2

2–1

1–0

4–1

1–0

0–2

1–1

2–1

1–1

1–0

1–0

4–2

0–1

Navibank Sài Gòn

3–2

3–3

0–1

0–0

5–0

2–0

2–0

2–1

2–1

0–1

2–4

3–1

3–0

Sông Lam Nghệ An

0–1

1–0

1–0

6–2

2–0

3–1

2–1

2–2

4–0

3–1

1–1

3–0

1–0

Hà Nội T&T

2–2

0–2

4–1

7–1

3–1

1–0

2–1

6–2

1–1

4–0

0–0

0–0

2–1

Thanh Hóa

4–1

3–3

1–2

3–0

3–0

1–1

3–1

2–2

1–0

2–0

2–3

1–0

3–1

Vissai Ninh Bình

2–1

0–4

1–2

2–0

2–0

2–0

1–1

3–0

1–0

0–0

3–1

1–1

2–2

Nguồn: Eximbank V-League
^ Đội chủ nhà được liệt kê ở cột bên tay trái.
Màu sắc: Xanh = Chủ nhà thắng; Vàng = Hòa; Đỏ = Đội khách thắng.


Thống kê mùa giải

sửa

Theo câu lạc bộ

sửa

Theo cầu thủ

sửa

Cầu thủ ghi bàn hàng đầu

sửa
Xếp hạng Tên cầu thủ Câu lạc bộ Số bàn thắng
1   Gaston Merlo SHB Đà Nẵng 22
2   Evaldo Hoàng Anh Gia Lai 20
3   Samson Kayode TĐCS Đồng Tháp 17
4   Lucas Cantoro Hà Nội ACB 16
  Timothy Anjembe Hòa Phát Hà Nội
5   Pape Omar Fayé Thanh Hóa 15
6   Gustavo XM The Vissai Ninh Bình 14
7   Gonzalo Hà Nội T&T 12
8   Thiago Vicem Hải Phòng 11
9   Leandro Bình Dương 10
  Lê Công Vinh Hà Nội T&T
  Hoàng Đình Tùng Thanh Hóa
  Fagan Andre Diego Sông Lam Nghệ An

Bàn phản lưới nhà

sửa
  • Hà Nội ACB: Hassan Sesay (trong trận HN ACB-Hà Nội T&T, vòng 2); Lê Hoàng Phát Thierry (trong trận gặp Hà Nội T&T vòng 16)
  • Sông Lam Nghệ An: Nguyễn Thanh Hải (trong trận SLNA- Vicem Hải Phòng, vòng 2); Nguyễn Huy Hoàng (trong trận SLNA – Navibank SG, vòng 23)
  • Hoàng Anh Gia Lai: Benjamin M.Dzigba (trong trận HN.ACB- HAGL, vòng 3)
  • SHB Đà Nẵng: Egware E.Eloh (trong trận SHB Đà Nẵng – Hà Nội ACB, vòng 5)
  • Hòa Phát HN: Phạm Minh Đức (trong trận Hòa Phát HN- Vicem Hải Phòng, vòng 9)
  • Khatoco Khánh Hòa: Trần Duy Quang (trong trận Khatoco Khánh Hòa – Vicem Hải Phòng, vòng 15).

Ghi hat-trick

sửa

Kỉ lục

sửa
  • Sau khi Nam Định xuống hạng, Sông Lam Nghệ An là câu lạc bộ duy nhất tham dự đủ cả 11 Giải vô địch quốc gia (từ thời kì chuyên nghiệp)
  • Trận thắng đậm nhất: cách biệt 6 bàn
  • Trận đấu nhiều bàn thắng nhất: 8 bàn
    • Hà Nội T&T thắng Hoàng Anh Gia Lai 6–2, vòng 19, ngày 11 tháng 6 năm 2011
    • Sông Lam Nghệ An thắng TĐCS Đồng Tháp 6–2, vòng 19, ngày 12 tháng 6 năm 2011
    • Hà Nội T&T thắng TĐCS Đồng Tháp 7–1, vòng 22, ngày 16 tháng 7 năm 2011

Các giải thưởng

sửa

Giải thưởng tháng

sửa
Tháng Câu lạc bộ xuất sắc nhất tháng Huấn luyện viên xuất sắc nhất tháng Cầu thủ xuất sắc nhất tháng Bàn thắng đẹp nhất tháng
Tháng 2[12] SHB Đà Nẵng   Hoàng Anh Tuấn

(Khatoco Khánh Hòa)

  Merlo S. Gaston
(SHB Đà Nẵng)
  Hoàng Đình Tùng
(Thanh Hóa)
Tháng 3[13] TĐCS Đồng Tháp   Nguyễn Hữu Thắng
(Sông Lam Nghệ An)
  Samson Kayode

(TĐCS Đồng Tháp)

   Lee Nguyễn

(Bình Dương)

Tháng 4[14] Sông Lam Nghệ An   Nguyễn Hữu Thắng
(Sông Lam Nghệ An)
  Hoàng Đình Tùng
(Thanh Hóa)
  Mrwanda Danny David
(Đồng Tâm Long An)
Tháng 5[15] Sông Lam Nghệ An   Nguyễn Hữu Thắng
(Sông Lam Nghệ An)
  Merlo S. Gaston
(SHB Đà Nẵng)
  Philani
(Becamex Bình Dương)
Tháng 6[16] Becamex Bình Dương   Phan Thanh Hùng
(Hà Nội T&T)
  Lê Công Vinh
(Hà Nội T&T)
  Nguyễn Tăng Tuấn
(Hoàng Anh Gia Lai)
Tháng 7[17] Hà Nội T&T   Phan Thanh Hùng
(Hà Nội T&T)
  Gustavo
(XM The Vissai Ninh Bình)
  Lê Công Vinh
(Hà Nội T&T)
Tháng 8[18] Sông Lam Nghệ An   Nguyễn Văn Sỹ
(XM The Vissai Ninh Bình)
  Merlo S. Gaston
(SHB Đà Nẵng)
  Abdi Kassim

(Đồng Tâm Long An)

Giải thưởng chung cuộc

sửa
Giải bóng đá Vô địch Quốc gia 2011
Nhà vô địch
 
Sông Lam Nghệ An
Lần thứ ba

Sự việc xoay quanh giải đấu

sửa

Hòa Phát Hà Nội bị giải thể

sửa

Sau giải đấu, do quá thất vọng về công tác trọng tài nói riêng, đỉnh điểm là trận đấu bị trọng tài Trần Công Trọng xử ép thua Hải Phòng 1-2 ở vòng 23, cũng như công tác tổ chức nói chung của giải đấu, tập đoàn Hòa Phát tuyên bố không tài trợ cho đội bóng Hòa Phát Hà Nội nữa. Điều này đồng nghĩa với việc Hoà Phát Hà Nội bị xoá tên. Câu lạc bộ sẽ bị sáp nhập với Hà Nội ACB. Do Hà Nội ACB đã bị xuống hạng, họ sẽ lấy lại suất của Hoà Phát Hà Nội để tham dự V-League mùa giải 2012[19].

Chỉ trích tại lễ tổng kết mùa giải

sửa

Tại buổi lễ tổng kết giải được tổ chức vào ngày 8 tháng 9, sau những bản báo cáo, bản tổng kết của ban tổ chức được coi là "vô thưởng vô phạt", "năm nào cũng như năm nào", chủ tịch câu lạc bộ Hà Nội ACB Nguyễn Đức Kiên đã lên phát biểu, nêu ra những thực trạng của bóng đá Việt Nam nói chung và giải đấu nói riêng, bày tỏ những bức xúc của mình. Ông tuyên bố: "Các anh [Ban tổ chức] nghĩ chúng tôi là trẻ con lớp 1, lớp 2 hay sao mà đưa ra một bản tổng kết như vậy". Ông cho rằng Báo cáo của Ban tổ chức 10 năm không có thay đổi gì. Bản quyền truyền hình Liên đoàn bóng đá ký với thời hạn lên tới 20 năm mà không thông qua trước các câu lạc bộ. Về vấn đề trọng tài, ông Kiên nhận xét: "Trọng tài giờ tiêu cực hơn, tinh vi hơn, thủ đoạn hơn mùa giải 2005 rất nhiều". Liên đoàn bóng đá thì bao che, "VFF hiện nay bao cấp hơn mọi thời kỳ bao cấp khác. bộ máy phình to, chức năng, nhiệm vụ nói là rõ ràng lắm nhưng chẳng ai làm đúng và đủ chức năng của mình". Ông cho rằng cần có sự thay đổi tận gốc "từ quy chế, đến tổ chức vận hành CLB và cả những điều nhỏ nhất".[20][21].

Tiếp lời "bầu" Kiên, Phó chủ tịch Liên đoàn bóng đá (VFF) Lê Hùng Dũng thừa nhận công tác chỉ đạo kém. Ông cũng rất bức xúc về trọng tài. Ông đề nghị phải cải tổ mạnh mẽ Hội đồng trọng tài quốc gia. Ông cho rằng nếu ban tổ chức không cải tổ, thay đổi các vấn đề tồn tại thì Ngân hàng Eximbank sẽ rút lui, không tài trợ cho V-League mùa giải 2012 nữa. Vấn đề cần cải tổ trước tiên chính là công tác trọng tài [22]. Cá nhân ông cho rằng cần phải thay trưởng ban tổ chức giải Dương Nghiệp Khôi và Chủ tịch hội đồng trọng tài Nguyễn Văn Mùi, hai ông này nên nghỉ[23][24].

Để đáp lời "bầu" Kiên, sau cuộc họp ban chấp hành VFF vào hôm sau, Phó chủ tịch VFF Nguyễn Lân Trung khẳng định VFF sẽ làm rõ biểu hiện tiêu cực được nhắc đến. Trong số những tuyên bố gây "sốc" mà ông Kiên đưa ra, thông tin Hòa Phát Hà Nội từng được đặt vấn đề chi 500 triệu cho trọng tài ngay trước trận đấu vòng 25, ông Trung khẳng định đã đề nghị cơ quan chức năng làm rõ. Liên quan đến những phát biểu về việc có 6-7 câu lạc bộ muốn rút lui khỏi giải V-League, ông Trung cho rằng đó chỉ là ý kiến của cá nhân ông Kiên, không đại diện cho các đội bóng. Ngoài ra, Ban chấp hành chưa bàn đến vấn đề nhân sự [25]. Dưới tác động những phát biểu của ông Kiên, hai trọng tài Trần Công Trọng và Nguyễn Văn Quyết, thay vì bị treo còi một mùa giải, đã bị lãnh đạo VFF treo còi vĩnh viễn[26].

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Vietnam - List of Cup Winners”. RSSSF.com.
  2. ^ “Thông báo số 30 Giải VĐQG Eximbank 2011”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2011.
  3. ^ a b Thông báo số 3 giải VĐQG Eximbank 2011[liên kết hỏng]
  4. ^ Giải vô địch quốc gia chuyên nghiệp Việt Nam - V League, mới chỉ tồn tại từ mùa giải 2000-2001
  5. ^ Tính đến khi mùa giải này khởi tranh
  6. ^ a b “Dong Tam changes coach before V-League”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2015.
  7. ^ McMENEMY ON TWO-YEAR CONTRACT WITH DONG TAM
  8. ^ Dutsit Chalermsan resigns
  9. ^ HLV Huỳnh Văn Ảnh thay Dusit
  10. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2015.
  11. ^ Vietnam News (ngày 23 tháng 6 năm 2011). “Long An appoint coach number four”. Vietnamnet sports. Vietnamnet. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2011.
  12. ^ “VFF - Thông báo số 9 giải VĐQG Eximbank 2011”. VFF. 10 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2023.
  13. ^ “VFF - Thông báo số 14 giải VĐQG Eximbank 2011”. VFF. 8 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2023.
  14. ^ “Thông báo số 18 Giải VĐQG Eximbank 2011”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2011.
  15. ^ “Thông báo số 24 Giải VĐQG Eximbank 2011”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2011.
  16. ^ “Becamex Bình Dương xuất sắc nhất tháng 6 Eximbank V-League 2011”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2011.
  17. ^ “VFF - Thông báo số 32 giải VĐQG Eximbank 2011”. VFF. 17 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2023.
  18. ^ “VFF - Hội nghị tổng kết mùa giải 2011 và chuẩn bị mùa giải bóng đá Chuyên nghiệp 2012”. VFF. 8 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2023.
  19. ^ Hòa Phát bỏ bóng đá sau 8 năm
  20. ^ Bầu Kiên làm cuộc họp tổng kết giải "nổi sóng"
  21. ^ Bài phát biểu chi tiết của "bầu" Kiên
  22. ^ “Những phát biểu "bom tấn" ở hội nghị tổng kết mùa giải 2011”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2011.
  23. ^ "VFF cần cải tổ mạnh mẽ"
  24. ^ Phó Chủ tịch VFF: Phải thay Trưởng BTC V-League và Chủ tịch Hội đồng trọng tài
  25. ^ "VFF sẽ làm rõ biểu hiện tiêu cực bầu Kiên đề cập"
  26. ^ "Treo còi" vĩnh viễn 2 trọng tài có dấu hiệu tiêu cực

Xem thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa