Giải Máy quay Vàng

giải thưởng thường niên của Liên hoan phim Cannes
(Đổi hướng từ Giải Camera vàng)

Giải Máy quay Vàng (tiếng Pháp: Caméra d'Or; tiếng Anh: Golden Camera) là giải thưởng của Liên hoan phim Cannes dành cho bộ phim điện ảnh đầu tay xuất sắc nhất được trình chiếu tại một trong các hạng mục lựa chọn của Cannes (Tranh giải chính thức, Directors' Fortnight hoặc Tuần phê bình phim quốc tế).[1][2] Giải thưởng (do Gilles Jacob lập ra vào năm 1978)[3] được trao trong lễ bế mạc Liên hoan bởi một ban giám khảo độc lập.[1]

Giải Máy quay Vàng
Caméra d'Or
Địa điểmCannes
Quốc giaPháp
Được trao bởiFestival de Cannes
Lần đầu tiên1978
Trang chủhttp://www.festival-cannes.com/
Chiếc cúp được trao cho phim La tierra y la sombra được trưng bày tại Bảo tàng La Tertulia.

Tiêu chí

sửa

Luật xác định rằng bộ phim đầu tiên là "phim điện ảnh đầu tiên được trình chiếu tại rạp (bất kể định dạng nào; loại hình hư cấu, phim tài liệu hoặc hoạt hình) có thời lượng từ 60 phút trở lên, của một đạo diễn chưa từng thực hiện một bộ phim nào khác có thời lượng từ 60 phút trở lên và phát hành chiếu rạp." Những đạo diễn trước đây chỉ làm phim luận án sinh viên hoặc phim điện ảnh truyền hình vẫn có thể tranh giải ở hạng mục này. Mục đích đã nêu là một bộ phim "có chất lượng nhấn mạnh nhu cầu phải động viên đạo diễn thực hiện bộ phim thứ hai".[4]

Danh sách tác phẩm đoạt giải

sửa
Năm Tựa phim tiếng Anh Tựa gốc Đạo diễn
1978 Alambrista! Robert M. Young (Hoa Kỳ)
1979 Northern Lights Aurora Boreal John Hanson, Rob Nilsson (Hoa Kỳ)
1980 Adrien's Story Histoire d'Adrien Jean-Pierre Denis (Pháp)
1981 Desperado City Vadim Glowna (Tây Đức)
1982 Half a Life Mourir à 30 ans Romain Goupil (Pháp)
1983 The Princess Adj király katonát Pál Erdőss (Hungary)
1984 Stranger Than Paradise Jim Jarmusch (Hoa Kỳ)
1985 Oriane Oriana Fina Torres (Venezuela)
1986 Noir et Blanc Claire Devers (Pháp)
1987 Robinson Crusoe in Georgia Robinzoniada, anu chemi ingliseli Papa Nana Dzhordzhadze (Liên Xô)
1988 Salaam Bombay! Mira Nair (Ấn Độ)
1989 My 20th Century Az én XX. századom Ildikó Enyedi (Hungary)
1990 Freeze Die Come to Life Замри, умри, воскресни! (Zamri, umri, voskresni!) Vitali Kanevsky (Liên Xô)
1991 Toto the Hero Toto le Héros Jaco Van Dormael (Bỉ)
1992 Mac John Turturro (Hoa Kỳ)
1993 The Scent of Green Papaya Mùi đu đủ xanh Trần Anh Hùng (Pháp)[5]
1994 Coming to Terms with the Dead Petits arrangements avec les morts Pascale Ferran (Pháp)
1995 The White Balloon بادکنک سفيد (Badkonake sefid) Jafar Panahi (Iran)
1996 Love Serenade Shirley Barrett (Úc)
1997 Suzaku 萌の朱雀 (Moe no Suzaku) Kawase Naomi (Nhật Bản)
1998 Slam Marc Levin (Hoa Kỳ)
1999 Throne of Death Marana Simhasanam Murali Nair (Ấn Độ)
2000 Djomeh Hassan Yektapanah (Iran)
A Time for Drunken Horses زمانی برای مستی اسب‌ها (Zamani barayé masti asbha) Bahman Ghobadi (Iran)
2001 Atanarjuat: The Fast Runner Zacharias Kunuk (Canada)
2002 Seaside Bord de mer Julie Lopes-Curval (Pháp)
2003 Reconstruction Christoffer Boe (Đan Mạch)
2004 Or (My Treasure) Or Keren Yedaya (Israel)
2005 Me and You and Everyone We Know Miranda July (Hoa Kỳ)
The Forsaken Land[6] සුළඟ එනු පිණිස (Sulanga Enu Pinisa) Vimukthi Jayasundara (Sri Lanka)
2006 12:08 East of Bucharest A fost sau n-a fost? Corneliu Porumboiu (Romania)
2007 Jellyfish מדוזות (Meduzot) Etgar Keret, Shira Geffen (Israel)
2008 Hunger Steve McQueen (Liên hiệp Anh)
2009 Samson and Delilah Warwick Thornton (Úc)
2010 Leap Year Año Bisiesto Michael Rowe (Mexico)
2011 Las Acacias Las acacias Pablo Giorgelli (Argentina)
2012 Beasts of the Southern Wild Benh Zeitlin (Hoa Kỳ)
2013 Ilo Ilo Anthony Chen (Singapore)
2014 Party Girl Marie Amachoukeli, Claire Burger, Samuel Theis (Pháp)
2015 Land and Shade La tierra y la sombra César Augusto Acevedo (Colombia)
2016 Divines Houda Benyamina (Pháp)
2017 Montparnasse Bienvenue Jeune femme Léonor Serraille (Pháp)
2018 Girl[7] Lukas Dhont (Bỉ)
2019 Our Mothers[8][9] César Diaz (Guatemala)
2021 Murina[10] Antoneta Alamat Kusijanović (Croatia)
2022 War Pony[11] Riley Keough, Gina Gammell (Hoa Kỳ)
2023 Inside the Yellow Cocoon Shell[12] Bên trong vỏ kén vàng Phạm Thiên Ân (Việt Nam)[13]

Caméra d'Or — Mention Spéciale

sửa

Ở một số năm, một vài phim không đoạt giải đã được trao tặng đặc biệt vì chất lượng xuất sắc dưới dạng phim nhựa đầu tiên tại Cannes. Giải còn được gọi là Caméra d'Or — Mention, Caméra d'Or — Mention d'honneur, Caméra d'Or — Special Distinction.[14][15]

Năm Tựa tiếng Anh Tựa gốc Quốc tịch Đạo diễn
1989 Waller's Last Trip Wallers letzter Gang Đức Christian Wagner
The Birth പിറവി (Piravi) Ấn Độ Shaji N. Karun
1990 Time of the Servants Čas sluhů Tiệp Khắc Irena Pavlásková
Farendj Pháp Sabine Prenczina
1991 Proof Úc Jocelyn Moorhouse
Sam & Me Ấn Độ Deepa Mehta
1993 Friends Nam Phi Elaine Proctor
1994 The Silences of the Palace Samt el qusur Tunisia Moufida Tlatli
1995 Denise Calls Up Hoa Kỳ Hal Salwen
1997 The Life of Jesus La Vie de Jésus Pháp Bruno Dumont
2002 Japón Mexico Carlos Reygadas
2003 Osama Afghanistan Siddiq Barmak
2004 Passages Lu Cheng Trung Quốc Trương Văn Quân
Bitter Dream[16] Khab-e talkh Iran Mohsen Amiryoussef
2007 Control[17] Hà Lan Anton Corbijn
2008 Everybody Dies but Me Vse umrut, a ya ostanus[15] Nga Valeriya Gai Germanika
2009 Ajami[14][18] Israel Scandar Copti, Yaron Shani

Chú thích

sửa
  1. ^ a b Gentil, Dominique (12 tháng 5 năm 2023). “A Brief History of the Golden Camera Award at Cannes” (bằng tiếng Anh). Hiệp hội nhà quay phim Pháp. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2023.
  2. ^ “Les Lauréats de la Caméra d'or (1978-2015)”. Festival de Cannes (bằng tiếng Pháp). Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2023.
  3. ^ Juan Sardá (10 tháng 5 năm 2007). “Gilles Jacob, Director del festival: "La palabra Festival está deshonrada. Hay una abundancia ridícula". El Cultural (bằng tiếng Tây Ban Nha). Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2023.
  4. ^ “Caméra d'Or Rules & Regulations 2012” (bằng tiếng Anh). Festival de Cannes. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2023.
  5. ^ “Hùng Tran Anh”. Festival de Cannes (bằng tiếng Pháp). Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2023.
  6. ^ Cannes Prizewinner Vimukthi Jayasundara Sets France-Sri Lanka Project ‘Turtle’s Gaze on Spying Stars’ (EXCLUSIVE) - Variety
  7. ^ Eric Kohn (14 tháng 12 năm 2022). 'Close': Behind the Scenes of the Most Heartbreaking Coming-of-Age Story of the Year”. Indie Wire (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2023.
  8. ^ “Actress Rossy de Palma, President of the Jury of the Caméra d'or at the 75th Festival de Cannes”. Festival de Cannes (bằng tiếng Anh). 28 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2023.
  9. ^ Ben Dalton (28 tháng 4 năm 2022). “Rossy de Palma to lead Cannes 2022 Camera d'Or jury”. Screen Daily (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2023.
  10. ^ 'Murina' by Antoneta Alamat Kusijanović wins Camera d'Or award at Cannes Film Festival”. Croatia Week (bằng tiếng Anh). 18 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2023.
  11. ^ 'Triangle of Sadness' wins Palme d'Or at Cannes Film Fest”. NPR (bằng tiếng Anh). 29 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2023.
  12. ^ Debruge, Peter (27 tháng 5 năm 2023). “Cannes Awards: 'Anatomy of a Fall' Takes Palme d'Or, 'The Zone of Interest' and 'The Pot au Feu' Among Winners”. Variety. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2023.
  13. ^ “An Pham Thien”. Festival de Cannes (bằng tiếng Pháp). Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2023.
  14. ^ a b “Ajami”. Festival de Cannes (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2023.
  15. ^ a b “Vse umrut, a ya ostanus”. Festival de Cannes (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2023.
  16. ^ “Khab-e talkh”. Festival de Cannes (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2023.
  17. ^ “Control”. Festival de Cannes (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2023.
  18. ^ “Israeli Film Ajami Wins Special Mention at Cannes Film Festival”. Haaretz (bằng tiếng Anh). 1 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2023.

Liên kết ngoài

sửa