Gamma Corvi (La tinh hóa từ γ Corvi, tên rút gọn là Gamma Crv, γ Crv) là tên của một hệ sao đôi nằm trong chòm sao Ô Nha. Nó có cấp sao biểu kiến là 2,59, nên ta có thể nhìn thấy nó bằng mắt thường[10]. Hệ sao này có hai ngôi sao được định danh là Gamma Corvi A (tên chính thức là Gienah (/ˈnə/), theo tên truyền thống của hệ sao này[11][11][12]) và Gamma Corvi B. Bằng phép đo thị sai, khoảng cách của nó với Mặt Trời của chúng ta là khoảng xấp xỉ 154 năm ánh sáng (tương đương 47 parsec).[1]

Gamma Corvi
Vị trí của γ Crv (khoanh tròn)
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000      Xuân phân J2000
Chòm sao Ô Nha
Xích kinh 12h 15m 48,37081s[1]
Xích vĩ –17° 32′ 30,9496″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) 2,585[2]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổB8 III[3]
Chỉ mục màu U-B–0,344[2]
Chỉ mục màu B-V–0,111[2]
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)-4,2[4] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: –158,61[1] mas/năm
Dec.: +21,86[1] mas/năm
Thị sai (π)21,23 ± 0,20[1] mas
Khoảng cách153,6 ± 1,45 ly
(47,1 ± 0,44 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)−0,79[5]
Chi tiết
γ Crv A
Khối lượng4,2+0,4
−0,3
[6] M
Độ sáng331[5] L
Tốc độ tự quay (v sin i)30[7] km/s
Tuổi160+40
−30
triệu[6] năm
γ Crv B
Khối lượng0,8[8] M
Tên gọi khác
4 Corvi, BD–16 3424, FK5 457, HD 106625, HIP 59803, HR 4662, SAO 157176.[9]
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu

Gamma Corvi A là một sao khổng lồ với quang phổ loại B8 III[2][3] và có khối lượng xấp xỉ gấp 4,2 lần khối lượng Mặt Trời[6]. Nó có ánh sáng màu lam trắng[13] và quang phổ của nó cho thấy lượng thủy ngânmangan cao một cách bất thường, khiến nó trở thành một ngôi sao thủy ngân-mangan[14]. Tuy nhiên những nguyên tố khác cho thấy sự chênh lệch về khối lượng một cách rõ rệt.[15]

Gamma Corvi B được xác nhận là sao đồng hành với Gamma Corvi A. Khối lượng của nó là khoảng 0,8 lần khối lượng Mặt Trời. Khoảng cách giữa chúng là 50 đơn vị thiên văn với chu kì là hơn 158 năm[6]. Khi thực hiện phép đo sáng cho ngôi sao này thì nó được cho là có quang phổ nằm trong khoảng K5-M5 V.[8]

Trong tiếng Trung, 軫 (Zhěn, Chẩn) - còn gọi là Thiên Xa (天車) nghĩa là "xe ngựa", ý chỉ mảng sao chứa Gamma Corvi, Epsilon Corvi, Delta CorviBeta Corvi.[16]. Do vậy, Gamma Corvi trong tiếng Trung có tên là 軫宿一 (Zhěn Sù yī, Chẩn Tú nhất, nghĩa là sao thứ nhất của Thiên Xa.[17]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e f van Leeuwen, F. (tháng 11 năm 2007), “Validation of the new Hipparcos reduction”, Astronomy and Astrophysics, 474 (2): 653–664, arXiv:0708.1752, Bibcode:2007A&A...474..653V, doi:10.1051/0004-6361:20078357
  2. ^ a b c d Cousins, A. W. J. (1984), “Standardization of Broadband Photometry of Equatorial Standards”, South African Astronomical Observatory Circulars, 8: 59, Bibcode:1984SAAOC...8...59C
  3. ^ a b Houk, Nancy (1978), “Michigan catalogue of two-dimensional spectral types for the HD stars”, Michigan Catalogue of Two-dimensional Spectral Types for the HD Stars. Volume 4, Ann Arbor: Dept. of Astronomy, University of Michigan, 4, Bibcode:1988mcts.book.....H
  4. ^ Wilson, Ralph Elmer (1953), “General Catalogue of Stellar Radial Velocities”, Washington, Washington: Carnegie Institution of Washington, Bibcode:1953GCRV..C......0W
  5. ^ a b Anderson, E.; Francis, Ch. (2012), “XHIP: An extended hipparcos compilation”, Astronomy Letters, 38 (5): 331, arXiv:1108.4971, Bibcode:2012AstL...38..331A, doi:10.1134/S1063773712050015.
  6. ^ a b c d Janson, Markus; và đồng nghiệp (tháng 8 năm 2011), “High-contrast Imaging Search for Planets and Brown Dwarfs around the Most Massive Stars in the Solar Neighborhood”, The Astrophysical Journal, 736 (2): 89, arXiv:1105.2577, Bibcode:2011ApJ...736...89J, doi:10.1088/0004-637X/736/2/89
  7. ^ Abt, Helmut A.; Levato, Hugo; Grosso, Monica (tháng 7 năm 2002), “Rotational Velocities of B Stars”, The Astrophysical Journal, 573 (1): 359–365, Bibcode:2002ApJ...573..359A, doi:10.1086/340590
  8. ^ a b Roberts, Lewis C., Jr.; Turner, Nils H.; ten Brummelaar, Theo A. (tháng 2 năm 2007), “Adaptive Optics Photometry and Astrometry of Binary Stars. II. A Multiplicity Survey of B Stars”, The Astronomical Journal, 133 (2): 545–552, Bibcode:2007AJ....133..545R, doi:10.1086/510335
  9. ^ “gam Crv”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2010.
  10. ^ Kaler, James B. (Jim) (2004), “Gienah Corvi”, Stars, Đại học Illinois, truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2015
  11. ^ a b Kunitzsch, Paul; Smart, Tim (2006). A Dictionary of Modern star Names: A Short Guide to 254 Star Names and Their Derivations . Cambridge, Massachusetts: Sky Pub. ISBN 978-1-931559-44-7.
  12. ^ “Naming Stars”. IAU.org. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2017.
  13. ^ “The Colour of Stars”, Australia Telescope, Outreach and Education, Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation, ngày 21 tháng 12 năm 2004, Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2020, truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2012 Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  14. ^ Adelman, S. J.; và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2006), “Elemental abundance analyses with DAO spectrograms. XXIX. The mercury-manganese stars 53 Tau, β Tau, γ Crv, and υ Her”, Astronomy and Astrophysics, 447 (2): 685–690, Bibcode:2006A&A...447..685A, doi:10.1051/0004-6361:20053581
  15. ^ Fremat, Y.; Houziaux, L. (tháng 4 năm 1997), “Elemental abundances in the Hg-Mn star γ Corvi”, Astronomy and Astrophysics, 320: 580–585, Bibcode:1997A&A...320..580F
  16. ^ (tiếng Trung) 中國星座神話, written by 陳久金. Published by 台灣書房出版有限公司, 2005, ISBN 978-986-7332-25-7.
  17. ^ (tiếng Trung) 香港太空館 – 研究資源 – 亮星中英對照表 Lưu trữ 2011-01-30 tại Wayback Machine, Hong Kong Space Museum. Truy cập on line ngày 23 tháng 11 năm 2010.