Nhóm ngôn ngữ Gallo-Ý

(Đổi hướng từ Gallo-Italic)

Nhóm ngôn ngữ Gallo-Ý, Gallo-Itali, Gallo-Calupine hoặc đơn giản là Calupine tạo thành phần lớn của nhóm ngôn ngữ Rôman tại miền bắc Italy. Chúng gồm những ngôn ngữ: Piemonte, Lombard, Emilia-RomagnaLiguria.[cần dẫn nguồn] Tiếng Veneto thường được coi là một trong những ngôn ngữ Ý-Dalmatia; tuy nhiên, một số ấn phẩm cho rằng nó thuộc nhóm Gallo-Ý.[2]

Nhóm ngôn ngữ Gallo-Ý
Phân bố
địa lý
Ý, San Marino, Thụy Sĩ, Monaco, Pháp
Phân loại ngôn ngữ họcẤn-Âu
Ngữ ngành con
Glottolog:gall1279[1]

Các ngôn ngữ Gallo-Ý có các đặc điểm của cả hai nhóm ngôn ngữ Gallo-Rôman ở phía tây bắc (bao gồm tiếng Pháptiếng Occitan) và nhóm ngôn ngữ Ý-Dalmatia ở phía nam (bao gồm tiếng Ý).

Vì điều đó, một số nhà ngôn ngữ đôi khi nhóm nó với nhóm ngôn ngôn ngữ Gallo-Rôman,[3][4][5][6] nhưng các nhà ngôn ngữ học khác nhóm chúng trong Ý-Dalmatia.[7][8][9][10]

Phân bố địa lý

sửa

Theo truyền thống ở Bắc Ý, miền nam Thụy Sĩ, San MarinoMonaco, hầu hết các ngôn ngữ Gallo-Ý đã nhường chỗ việc sử dụng hàng ngày cho các phương ngữ Ý[cần dẫn nguồn]. Phần lớn người nói hiện tại là song ngữ với tiếng Ý. Những ngôn ngữ này vẫn được người di cư Ý sử dụng ở các quốc gia có cộng đồng người nhập cư Ý. Phương ngữ tiếng Liguria được nói ở Monaco được chính thức hóa là phương ngữ Monaco (Munegascu).

Phân loại chung

sửa

Biến thể tách biệt ở Sicily

sửa

Ngôn ngữ Gallo-Ý cũng được tìm thấy ở Sicilia ở các khu vực trung đông của hòn đảo. Nó là kết quả của việc số lượng lớn người nhập cư từ miền Bắc Italy, được gọi là người Lombard, trong những thập kỷ sau cuộc chinh phục của người Norman tại Sicilia (khoảng 1080 đến 1120). Với thời gian bị sáp nhập và ảnh hưởng từ chính tiếng Sicilia, ngôn ngữ này khác biệt rõ rệt với tiếng gốc của vùng phía bắc của Bologna. Các trung tâm lớn nơi các phương ngữ này vẫn có thể được nghe thấy ngày nay bao gồm Piazza Armerina, Aidone, Sperlinga, San Fratello, NicosiaNovara di Sicilia. Các phương ngữ miền Bắc Ý không còn tồn tại ở một số thị trấn thuộc tỉnh Catania, nơi đã phát triển các cộng đồng lớn của người Bologna trong thời kỳ này, cụ thể là Randazzo, PaternòBronte. Trong trường hợp tại San Fratello, một số nhà ngôn ngữ học cho rằng có lẽ ban đầu nó có nhiều yếu tố của tiếng Franco-Provençal, hơn chính bản thân Bologna.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Nhóm ngôn ngữ Gallo-Ý”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ As in Ethnologue
  3. ^ Ethnologue,
  4. ^ Hull, Geoffrey (1982): «The linguistic unity of northern Italy and Rhaetia.» Ph.D. diss., University of Sidney West.
  5. ^ Longobardi, G. (2014). Theory and experiment in parametric minimalism. Language description informed by theory. Amsterdam: John Benjamins, 217-262.
  6. ^ Tamburelli, M., & Brasca, L. (2018). Revisiting the classification of Gallo-Italic: a dialectometric approach. Digital Scholarship in the Humanities, 33, 442-455.
  7. ^ Walter De Gruyter, Italienisch, Korsisch, Sardisch, 1988, p. 452.
  8. ^ Michele Loporcaro, Profilo linguistico dei dialetti italiani, 2013, p. 70.
  9. ^ Martin Maiden, Mair Parry, Dialects of Italy, 1997, Introduction p. 3.
  10. ^ Anna Laura Lepschy, Giulio Lepschy, The Italian Language Today, 1998, p. 41.

Nguồn

sửa
  • Bernard Comrie, Stephen Matthews, Maria Polinsky (eds.), The Atlas of languages: the origin and development of languages throughout the world. New York 2003, Facts On File. p. 40.
  • Stephen A. Wurm, Atlas of the World’s Languages in Danger of Disappearing. Paris 2001, UNESCO Publishing, p. 29.
  • Glauco Sanga: La lingua Lombarda, in Koiné in Italia, dalle origini al 500 (Koinés in Italy, from the origin to 1500), Lubrina publisher, Bèrghem
  • Studi di lingua e letteratura lombarda offerti a Maurizio Vitale, (Studies in Lombard language and literature) Pisa: Giardini, 1983
  • Brevini, Franco – Lo stile lombardo: la tradizione letteraria da Bonvesin da la Riva a Franco Loi / Franco Brevini – Pantarei, Lugan – 1984 (Lombard style: literary tradition from Bonvesin da la Riva to Franco Loi)
  • Hull, Geoffrey The Linguistic Unity of Northern Italy and Rhaetia: Historical Grammar of the Padanian Language 2 vols. Sydney: Beta Crucis Editions, 2017.
  • Mussafia Adolfo, Beitrag zur kunde der Norditalienischen Mundarten im XV. Jahrhunderte (Wien, 1873)
  • Pellegrini, G.B. "I cinque sistemi dell'italoromanzo", in Saggi di linguistica italiana (Turin: Boringhieri, 1975), pp. 55–87.
  • Rohlfs, Gerhard, Rätoromanisch. Die Sonderstellung des Rätoromanischen zwischen Italienisch und Französisch. Eine kulturgeschichtliche und linguistische Einführung (Munich: C.H. Beek'sche, 1975), pp. 1–20.
  • Canzoniere Lombardo – by Pierluigi Beltrami, Bruno Ferrari, Luciano Tibiletti, Giorgio D'Ilario – Varesina Grafica Editrice, 1970.

Bản mẫu:Ngôn ngữ tại Ý Bản mẫu:Ngôn ngữ tại Pháp