Ngũ Nhãn
Five Eyes (viết tắt FVEY), còn gọi là Liên minh Ngũ Nhãn[1][2][3][4][5][6], chỉ "UKUSA" - tổ chức thám thính giám sát nhiều quốc gia có từ sau Đại chiến thế giới lần thứ hai do nhiều khoản thoả thuận bí mật giữa Anh Quốc và Hoa Kỳ mà sản sinh nên. Cơ quan tình báo Five Eyes do năm nước Hoa Kỳ, Anh Quốc, Liên bang Úc, Canada, New Zealand và Ireland hợp thành.[7][8][9] Nội bộ liên minh gián điệp tình báo do 5 năm nước này hợp thành thực hiện liên lạc và thông hiểu lẫn nhau tin tức tình báo, cùng nhau chia sẻ dữ liệu thương mại được lấy cắp giữa ban ngành chính phủ và công ti doanh nghiệp ở các quốc gia này. Lịch sử của Liên minh Ngũ Nhãn có thể đi ngược dòng đến khoảng thời gian Đại chiến thế giới lần thứ hai nổ ra, chính là Hiến chương Đại Tây Dương do nước đồng minh công bố. Khoảng thời gian Chiến tranh Lạnh, hệ thống giám sát ECHELON có trước nhất là do Liên minh Ngũ Nhãn mở rộng, dùng để phản gián Liên Xô và các nhà nước cộng sản.
Five Eyes
Liên minh Ngũ Nhãn |
|
---|---|
Tên bản ngữ
| |
Thành phố lớn nhất | Đại Luân Đôn |
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Anh (trên thực tế) |
Kiểu | Đồng minh tình báo |
Lịch sử | |
Thành lập | |
ngày 14 tháng 8 năm 1941 | |
ngày 17 tháng 5 năm 1943 | |
Nước thành viên | |
Địa lý | |
Diện tích | |
• Tổng diện tích | 28.023.173 km2 (thứ nhất) 10.819.808 mi2 |
• Mặt nước (%) | 5,86 |
Dân số | |
• Ước lượng 2020 | 464.746.412 (hạng thứ 3) |
• Mật độ | 16/km2 41,4/mi2 |
Kinh tế | |
GDP (PPP) | Ước lượng 2020 |
• Tổng số | 26.536 ngàn tỉ đô-la Mĩ (hạng thứ 2) |
57.097 đô-la Mĩ (hạng thứ 13) | |
GDP (danh nghĩa) | Ước lượng 2020 |
• Tổng số | 27.494 ngàn tỉ đô-la Mĩ (hạng thứ nhất) |
• Bình quân đầu người | 59.159 ngàn tỉ đô-la Mĩ (hạng thứ 10) |
Đơn vị tiền tệ | Đô la Úc Đô la Canada Đô la New Zealand Bảng Anh Đô la Mỹ |
Thông tin khác | |
Gini? (2017) | 35,6 trung bình |
HDI? (2019) | 0,924 rất cao |
Tên miền Internet | .au, .ca, .nz, .uk, .us, .ie |
Giới thiệu giản lược
sửaFive Eyes là liên minh tình báo do năm nước thuộc vòng văn hoá tiếng Anh hợp thành, tiền thân là UKUSA - tổ chức thám thính giám sát nhiều quốc gia có từ sau Đại chiến thế giới lần thứ hai do nhiều khoản thoả thuận bí mật giữa Anh Quốc và Hoa Kỳ mà sản sinh nên. Năm 1946, để cùng nhau đối kháng Tổ chức Hiệp ước Vác-sa lấy Liên Xô làm nước cầm đầu, hai nước Anh - Mĩ kí kết Hiệp định Anh - Mĩ (UKUSA Agreement), thành viên về sau mở rộng cho đến bao gồm ba lãnh thổ tự trị của Anh Quốc, Canada, Úc và New Zealand. Năm 1948, Anh Quốc và các nước Hoa Kỳ, Canada, Úc, New Zealand đã cùng nhau kí kết thoả thuận mạng lưới gián điệp điện tử, nhằm mục đích tiến hành chia sẻ tình báo giữa liên minh năm nước nói tiếng Anh này và liên hợp ngăn chặn tình báo nước thù địch. Tổng bộ Thông tin Chính phủ Anh Quốc (GCHQ) và Cục An ninh quốc gia Hoa Kỳ (NSA) liên hợp nắm giữ quyền điều khiển, đem hệ thống này đặt tên là UKUSA lấy từ tên nước viết tắt của hai nước Anh - Mĩ, biệt hiệu cơ mật mức cao của nó là ECHELON.
Lịch sử
sửaThời kì đầu Đại chiến thế giới lần thứ hai, hợp tác thông tin tình báo gần như không tồn tại giữa các quân đội đồng minh, để thay đổi cục diện chiến đấu đơn độc, hai nước hoàn thành thoả thuận vào tháng 3 năm 1941, suy xét thiết lập chính thức quan hệ hợp tác tình báo. Sau "sự kiện Trân Châu Cảng", vấn đề cấp bách nhất Hoa Kỳ muốn giải quyết là phá giải mật mã thông tin của Hải quân Đế quốc Đại Nhật Bản. Để làm điều đó, Cục Tình báo Quân sự Hoa Kỳ sai người đi đến Bletchley Park ở Anh Quốc vào tháng 4 năm 1943, học tập kinh nghiệm và kĩ thuật phá giải máy mật mã Enigma từ nhân viên mật mã Anh Quốc. Một tháng sau, hai phía kí kết thoả thuận, thiết lập cơ chế cùng nhau chia sẻ tình báo và giao lưu nhân viên, để cùng nhau ứng biến sự uy hiếp của Hải quân Đế quốc Đại Nhật Bản và Hải quân Đức Quốc xã.[10]
Sau khi chiến tranh kết thúc, hai phía Anh - Mĩ phá giải thành công mật mã Nhật Bản và Đức quyết định vẫn tiếp tục tiến hành hợp tác. Ngày 5 tháng 3 năm 1946, người đứng đầu cơ quan tình báo hai nước đã kí tên gia hạn thoả thuận năm 1943, xác định cùng nhau sưu tập và chia sẻ thông tin tình báo có liên quan đến Liên Xô và các nước Vác-sa khác, đã mở ra con đường cho "nước đồng minh đáng tin cậy" của hai nước.
Lúc kí kết thoả thuận, Anh Quốc tăng thêm các quy định đặc biệt trong điều khoản, Hoa Kỳ không được phép chia sẻ tình báo với các nước thuộc Thịnh vượng chung Anh trừ Canada ra.
Hai nước Anh - Mĩ mỗi năm đều cần triệu tập mở họp hội nghị thượng đỉnh thông tin tình báo, thương thảo tỉ lệ và nội dung chia sẻ tình báo. Để tăng thêm trọng lượng "ra giá trả giá", bắt đầu vào năm 1948 Anh Quốc mời các nước thuộc Thịnh vượng chung Anh như Canada và Úc đến tham dự hội nghị. Cuối cùng, ba nước thuộc Thịnh vượng chung Anh như Canada, Úc và New Zealand là chân kiềng trợ uy của Anh Quốc đều bị thu hút vào hiệp định tình báo Anh - Mĩ, liên minh tình báo Five Eyes chính thức thành lập.
Nguồn gốc tên gọi
sửaMỗi nước tình báo liên minh không chỉ có ghi rõ cấp bậc bí mật, mà còn ghi rõ nước nào có sẵn quyền hạn đọc xem. Ví dụ, một phần tin tình báo mà người nước Canada có thể đọc xem sẽ được đóng dấu màu đỏ "tuyệt mật - chỉ có trong phạm vi mắt Canada"; song, một phần tin tình báo mà năm nước đều có thể đọc xem thì sẽ ghi rõ câu chữ "bí mật - Úc, Canada, New Zealand, Anh và Mĩ tất cả đều được". Ở chỗ này, "mắt" chính là danh từ thay thế của quốc gia. Vì qua lại lẫn nhau, nhân viên tình báo mở đầu sử dụng "Ngũ Nhãn" (nghĩa đen là năm con mắt) danh từ ngắn gọn trong lúc giao lưu kín đáo, mà không phải là "Liên minh tình báo Úc, Canada, New Zealand, Anh và Mĩ" vừa dài vừa không xuôi miệng.
Tính bảo mật
sửaCăn cứ điều ước song phương, hiệp định tình báo này chỉ là một thứ "văn kiện thoả thuận công việc" giữa các đối tác tình báo, có thể hiệu lực ngay mà không cần thiết được sự cho phép của chính phủ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mọi bí mật của hiệp định ấy đã được giữ gìn hơn nửa thế kỉ. Vào niên đại 50 thế kỉ XX, Úc không có thông báo chính phủ lúc gia nhập Liên minh Ngũ Nhãn, thủ tướng Úc không biết gì cả sắp gần 20 năm, mãi đến năm 1973 mới biết rằng ban ngành tình báo lại có một hiệp định kiểu như này với các nước như Anh, Mĩ, v.v
Cơ quan
sửaBởi vì thông tin tình báo có thể lấy được thông qua nhiều loại kênh, do đó hiện tại nhân viên tình báo hoàn toàn không hài lòng về loại tình báo tín hiệu (SIGINT), ngoài ra vẫn có loại tình báo quân sự và tình báo nhân lực, biểu đồ bên dưới biểu thị cơ quan tình báo mỗi nước và phương thức tình báo tương ứng.
Nước | Cơ quan | Viết tắt | Vai trò |
---|---|---|---|
Úc | Cục Tình báo bí mật Australia | ASIS | Tình báo nhân lực |
Cục Tín hiệu Australia | ASD | Tình báo tín hiệu | |
Tổ chức Tình báo an ninh Australia | ASIO | Tình báo an ninh | |
Tổ chức Tình báo không gian địa lí Australia | AGO | Tình báo địa lí | |
Tổ chức Tình báo quốc phòng | DIO | Tình báo quân sự | |
Canada | Bộ tư lệnh Tình báo lực lượng vũ trang Canada | CDI | Tình báo quân sự |
Cơ quan An ninh thông tin | CSE | Tình báo tín hiệu | |
Cục Tình báo an ninh Canada | CSIS | Tình báo nhân lực | |
New Zealand | Cục An ninh Tình báo quốc phòng | DDIS | Tình báo quân sự |
Cục An ninh tin tức chính phủ | GCSB | Tình báo tín hiệu | |
Cục Tình báo an ninh New Zealand | NZSIS | Tình báo nhân lực | |
Vương quốc Anh | Cục Tình báo quốc phòng Anh Quốc | DI | Tình báo quân sự |
Tổng bộ Thông tin chính phủ | GCHQ | Tình báo tín hiệu | |
Cục An ninh Anh Quốc | MI5 | Tình báo an ninh | |
Cục Tình báo bí mật | MI6 | Tình báo nhân lực | |
Hoa Kỳ | Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ | CIA | Tình báo nhân lực |
Cục Tình báo quốc phòng Hoa Kỳ | DIA | Tình báo quân sự | |
Cục Điều tra Liên bang | FBI | Tình báo an ninh | |
Cục Tình báo an ninh không gian địa lí Quốc gia Hoa Kỳ | NGA | Tình báo địa lí | |
Cục An ninh Quốc gia Hoa Kỳ | NSA | Tình báo tín hiệu |
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ “Liên minh tình báo 'Ngũ Nhãn' đang đối đầu với Trung Quốc?”. Thế giới và Việt Nam. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2021.
|first=
thiếu|last=
(trợ giúp) - ^ “Liên minh tình báo "Ngũ nhãn"”. Nhân Dân. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2021.
|first=
thiếu|last=
(trợ giúp) - ^ Phan, Bình. “Liên minh tình báo Ngũ Nhãn”. Công an nhân dân. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2021.
- ^ “Liên minh Ngũ Nhãn mở rộng phạm vi, thách thức Trung Quốc”. Pháp luật. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2021.
|first=
thiếu|last=
(trợ giúp) - ^ “New Zealand tỏ ý "không thoải mái" với việc tăng cường liên minh tinh báo Five Eyes”. RFI. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2021.
|first=
thiếu|last=
(trợ giúp) - ^ “Trung Quốc ví Mỹ và nhóm "Ngũ nhãn" như Liên quân 8 nước”. Đài tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2021.
- ^ McGregor, Richard. “Global Insight: US spying risks clouding 'five eyes' vision”. Financial Times. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2013.
- ^ Ben Grubb. “Mission almost impossible: keeping a step ahead of prying 'Five Eyes'”. The Sydney Morning Herald. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2013.
- ^ Gurney, Matt. “Canada Navy Spy Case”. National Post. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2013. Truy cập 13/8/2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|access-date=
(trợ giúp) - ^ James Bamford. Sách "Body of Secrets: Anatomy of the Ultra-Secret National Security Agency". Năm 2001. Nhà xuất bản Vintage Books.