Vương quốc Bồ Đào Nha

Vương quốc Bồ Đào Nha và Algarve (tiếng Bồ Đào Nha: Reino de Portugal e dos Algarves;[1][2][3][4] tiếng Latinh: Regnum Portugalliae et Algarbia), là tên gọi chung của Bồ Đào Nha dưới chính thể quân chủ. Vương quốc nằm ở phía tây bán đảo Iberia thuộc châu Âu và tồn tại từ năm 1139 đến 1910. Chế độ quân chủ ở Bồ Đào Nha đã bị bãi bỏ và thay thế bằng nền Đệ nhất Cộng hòa Bồ Đào Nha từ sau cuộc Cách mạng ngày 5 tháng 10 năm 1910.

Vương quốc
Bồ Đào Nha và Algarve
Tên bản ngữ
  • Reino de Portugal e dos Algarves
1139 – 1910

Tiêu ngữVis Unita Maior Nunc et Semper
"Sự Thống nhất là Lực lượng Vĩ đại nhất, Bây giờ và Mãi mãi"

Quốc caHino da Carta
"Hiến chương ca"
Vương quốc và Đế quốc Bồ Đào Nha vào năm 1800
Vương quốc và Đế quốc Bồ Đào Nha vào năm 1800
Tổng quan
Thủ đôCoimbra
(1139–1255)
Lisboa[a]
(1255–1910)
Ngôn ngữ thông dụngBồ Đào Nha
Tôn giáo chính
Công giáo La Mã
Chính trị
Chính phủQuân chủ chuyên chế
(1139–1822 / 1823-1826 / 1828–1834)
Quân chủ lập hiến
(1822–1823 / 1826-1828 / 1834–1910)
Vua 
• 1139–1185
Afonso I (đầu tiên)
• 1908–1910
Manuel II (cuối cùng)
Thủ tướng 
• 1834–1835
Pedro de Holstein (đầu tiên)
• 1910
António Teixeira (cuối cùng)
Lập phápNghị viện
• Thượng viện
Thượng viện
• Hạ viện
Hạ viện
Lịch sử 
26 tháng 7 1139
1 tháng 2 năm 1908
5 tháng 10 1910
Địa lý
Diện tích 
• 1910 (metro)
92.391 km2
(35.672 mi2)
Dân số 
• 1910 (metro)
5969056
Kinh tế
Đơn vị tiền tệDinheiro Bồ Đào Nha,
(1139–1433)
Real Bồ Đào Nha
(1433–1910)
Mã ISO 3166PT
Tiền thân
Kế tục
Bá quốc Bồ Đào Nha
Couto Misto
Đệ nhất Cộng hòa Bồ Đào Nha
Brasil
a. ^ thủ đô trên thực tế nằm ở Rio de Janeiro từ 1808 đến 1821.

Lịch sử

sửa

Nguồn gốc

sửa

Vương quốc Bồ Đào Nha có nguồn gốc từ Bá quốc Bồ Đào Nha (1093–1139). Bá quốc Bồ Đào Nha là một tỉnh bán tự trị của Vương quốc León. Việc giành độc lập từ León đã diễn ra trong ba giai đoạn:

  1. Lần đầu tiên là vào ngày 26 tháng 7 năm 1139 khi Afonso Henriques được binh sĩ và quần thần tôn làm Vua của người Bồ Đào Nha.
  2. Lần thứ hai là vào ngày 5 tháng 10 năm 1143, khi Alfonso VII của León và Castile chịu công nhận Afonso Henriques là vua thông qua Hiệp ước Zamora.
  3. Lần thứ ba là vào năm 1179 khi Giáo hoàng Alexander III đã ban sắc lệnh Manifestis Probatum chính thức công nhận nền độc lập của Bồ Đào Nha.

Sau khi Bồ Đào Nha giành được độc lập, con cháu của Afonso I, các thành viên của nhà Burgundy đã cai trị Bồ Đào Nha cho đến năm 1383. Ngay cả sau khi thay đổi triều đại, tất cả các vị vua của Bồ Đào Nha đều xưng là hậu duệ của Afonso I dù họ mang tính hợp pháp hay bất hợp pháp đi chăng nữa.

Quân chủ sụp đổ

sửa

Vào đầu thế kỷ 20, chủ nghĩa cộng hòa lớn dần về số lượng và sự ủng hộ từ các chính trị gia tiến bộ và giới báo chí có ảnh hưởng tại Lisboa. Tuy nhiên một thiểu số đối với phần còn lại của đất nước, đỉnh điểm của chủ nghĩa cộng hòa được hưởng lợi về mặt chính trị từ vụ ám sát nhà vua ở Lisboa vào ngày 1 tháng 2 năm 1908. Khi trở về từ Cung điện DucalVila Viçosa, vua Carlos I và Hoàng thái tử Luís Filipe đã bị những người cộng hòa sát hại tại quảng trường Terreiro do Paço ở Lisboa. Với cái chết của nhà vua và người thừa kế của ông, người con thứ hai của Carlos đã lên ngôi vua lấy hiệu là Manuel II của Bồ Đào Nha. Tuy nhiên triều đại của Manuel chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn rồi sau kết thúc bằng vũ lực với cuộc cách mạng ngày 5 tháng 10 năm 1910, Manuel II buộc phải thoái vị và sống lưu vong ở Anh nhường chỗ cho sự thành lập nền Đệ nhất Cộng hòa Bồ Đào Nha.

Ngày 19 tháng 9 năm 1919, nền quân chủ miền Bắc được lập lại ở Porto. Chế độ quân chủ này cũng bị lật đổ một tháng sau đó và kể từ đó không còn xảy ra cuộc phản cách mạng nào của phe bảo hoàng ở Bồ Đào Nha nữa.

Đế quốc Bồ Đào Nha

sửa
 
Một bản đồ cũ của Đế quốc Bồ Đào Nha.

Theo thời gian, Vương quốc Bồ Đào Nha đã xây dựng nên những gì được gọi là Đế quốc Bồ Đào Nha. Bắt đầu với cuộc chinh phục Ceuta năm 1415, đế chế dần mở rộng với việc bổ sung thêm nhiều thuộc địa, lớn nhất trong số đó là Brasil (thành lập năm 1500 và giải thể vào năm 1822). Từ sau cuộc cách mạng cộng hòa năm 1910, các thuộc địa còn lại của đế chế đã trở thành các tỉnh hải ngoại của nước Cộng hòa Bồ Đào Nha cho đến cuối thế kỷ 20, khi các vùng lãnh thổ ở nước ngoài cuối cùng của Bồ Đào Nha đã được bàn giao (đặc biệt là xứ châu Phi thuộc Bồ Đào Nha bao gồm các tỉnh hải ngoại AngolaMozambique vào năm 1975, và cuối cùng Macau vào năm 1999).

Sau nhiều thế kỷ Bồ Đào Nha thống trị tại Angola, Vương quốc Kongo đã bị biến thành một nước chư hầu của vương quốc Bồ Đào Nha, quốc vương Kongo phải hứa trung thành với vua Bồ Đào Nha.

Vua Bồ Đào Nha

sửa

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Serrão, "... pescado nos mares do Reino de Portugal e dos Algarves e ilhas adjacentes." p. 288
  2. ^ Mattoso, Hespanha, "Todo o território do Reino de Portugal e dos Algarves era coberto pela rede paroquial..." p. 274
  3. ^ Soriano, p. 307
  4. ^ São Miguel, da Fonseca, p. 19

Tham khảo

sửa
  • Joaquim Veríssimo Serrão, História de Portugal: Do mindelo á regeneração (1832-1851)
  • José Mattoso, António Manuel Hespanha, História de Portugal 4: O Antigo Regime (1620-1807), (1998) ISBN 972-33-1311-1
  • Simão José da Luz Soriano, Historia da Guerra Civil e do estabelecimento do governo parlamentar em Portugal: comprehedendo a historia diplomatica, militar e politica d'este reino desde 1777 até 1834 Volume 9 (1893)
  • Jacinto de São Miguel (Frei), Martinho Augusto Ferreira da Fonseca, Mosteiro de Belém: Relação da insigne e real casa de Santa Maria de Belém (1901)
  • Mark Willner, George Hero, Jerry Weiner, Global History Volume I: The Ancient World to the Age of Revolution (2006) ISBN 978-0-7641-5811-7
  • Douglas L. Wheeler, Republican Portugal: A Political History, 1910-1926 (1998) ISBN 978-0-299-07454-8