FIVB Women's Volleyball Challenger Cup

FIVB Women's Volleyball Challenger Cup, còn được gọi là Cúp bóng chuyền thách thức nữ thế giới,[1] là một giải đấu bóng chuyền quốc tế giữa các đội tuyển nữ quốc gia của các nước thành viên Liên đoàn bóng chuyền quốc tế (FIVB). Giải đấu đầu tiên diễn ra từ ngày 20 đến ngày 24 tháng 6 năm 2018 tại Lima, Peru. Bulgaria đã giành vô địch trong giải đấu đầu tiên sau khi đánh bại Colombia trong trận chung kết và giành quyền tham dự Nations League 2019.[2]

FIVB Women's Volleyball Challenger Cup
Mùa giải hoặc giải đấu gần nhất:
FIVB Women's Volleyball Challenger Cup 2024
Môn thể thaoBóng chuyền
Thành lập2017; 8 năm trước (2017)
Mùa đầu tiên2018
CEOBrasil Ary Graça
Số đội8
Liên đoàn châu lụcQuốc tế (FIVB)
Đương kim vô địch Cộng hòa Séc
(lần đấu tiên)
Nhiều danh hiệu nhất Bulgaria
 Canada
 Croatia
 Cộng hòa Séc
 Pháp
(mỗi đội 1 lần)
Lên hạngNations League
Trang chủVolleyball Challenger Cup

Tháng 10 năm 2017, FIVB công bố thành lập giải đấu này cùng với Nations League. Đây là dự án chung giữa FIVB, IMG và 21 liên đoàn quốc gia.[3] Challenger Cup là giải đấu vòng loại cho Nations League, đội vô địch giải đấu sẽ giành quyền tham dự Nations League năm sau.[4][5]

Một giải đấu tương ứng dành cho các đội tuyển quốc gia nam là FIVB Men's Volleyball Challenger Cup.

Thể thức

sửa

Thể thức trước đây

sửa

Sáu đội giành quyền tham dự chia làm 2 bảng 3 đội, thi đấu vòng tròn tính điểm. Hai đội đứng đầu mỗi bảng giành quyền vào bán kết, đội nhất bảng đấu với đội nhì bảng. Hai đội thắng trận bán kết sẽ tiến vào trận chung kết để giành chức vô địch Challenger Cup và suất tham dự Nations League năm sau với tư cách đội thách đấu.[4][6]

Thể thức mới

sửa

Tám đội giành quyền tham dự thi đấu theo thể thức loại trực tiếp. Bốn đội thắng trận tứ kết giành quyền vào bán kết. Đội thắng trận tứ kết 1 đấu với đội thắng trận tứ kết 4, đội thắng trận tứ kết 2 đấu với đội thắng trận tứ kết 3. Hai đội thắng trận bán kết sẽ tiến vào trận chung kết để giành chức vô địch Challenger Cup và suất tham dự Nations League năm sau với tư cách đội thách đấu.[7]

Vòng loại

sửa
Liên đoàn châu lục Số suất
AVC (Châu Á) 1
CAVB (Châu Phi) 1
CSV (Nam Mỹ) 1
CEV (Châu Âu) 2
NORCECA (Bắc Mỹ) 1
Tổng 8 (6+H+VNL)

Chủ nhà

sửa

Danh sách chủ nhà theo số lần tổ chức vòng chung kết giải đấu.

Số lần Chủ nhà Các năm
2   Perú 2018, 2019
1   Croatia 2022
  Pháp 2023
  Philippines 2024

Các đội tham dự

sửa
Kí hiệu
  • 1st – Vô địch
  • 2nd – Á quân
  • 3rd – Hạng ba
  • 4th – Hạng tư
  •  •  – Không tham dự / Không vượt qua vòng loại
  •    – Chủ nhà
  • Q – Giành quyền tham dự giải đấu tiếp theo
Đội  

2018 (6)

 

2019 (6)

 

2022 (8)

 

2023 (8)

 

2024 (8)

Tổng
  Argentina 3rd 8th 2
  Úc 5th 1
  Bỉ 2nd 4th 2
  Bulgaria 1st 1
  Cameroon 8th 1
  Canada 1st 1
  Đài Bắc Trung Hoa 6th 1
  Colombia 2nd 4th 3rd 3
  Croatia 4th 1st 7th 3
  Cộng hòa Séc 2nd 6th 1st 3
  Pháp 5th 1st 2
  Hungary 5th 1
  Kazakhstan 7th 1
  Kenya 6th 5th 2
  México 5th 1
  Perú 4th 5th 2
  Philippines 7th 1
  Puerto Rico 3rd 3rd 2nd 3
  Thụy Điển 2nd 6th 2
  Ukraina 4th 1
  Việt Nam 8th 3rd 2

Tóm tắt kết quả

sửa
Năm Chủ nhà Chung kết Trận tranh hạng ba Số đội
Vô địch Tỉ số Á quân Hạng ba Tỉ số Hạng tư
2018

Chi tiết

 

Lima

 
Bulgaria
3–1  
Colombia
 
Puerto Rico
3–2  
Perú
6
2019

Chi tiết

 

Lima

 
Canada
3–2  
Cộng hòa Séc
 
Argentina
3–0  
Croatia
6
2020  

Zadar

Bị hủy do Đại dịch COVID-19
2021
2022

Chi tiết

 

Zadar

 
Croatia
3–1  
Bỉ
 
Puerto Rico
3–1  
Colombia
8
2023

Chi tiết

 

Laval

 
Pháp
3–1  
Thụy Điển
 
Colombia
3–1  
Ukraina
8
2024

Chi tiết

 

Manila

 
Cộng hòa Séc
3–1  
Puerto Rico
 
Việt Nam
3–1  
Bỉ
8

Tham khảo

sửa
  1. ^ HT (6 tháng 6 năm 2023). “Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam đón tin vui, thêm hi vọng vô địch cúp Thách thức nữ Châu Á 2023”. thethaovanhoa.vn. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2024.
  2. ^ “Bulgaria amongst volleyball's cream for 2019 Women's VNL”. Liên đoàn bóng chuyền quốc tế. 25 tháng 6 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2019.
  3. ^ “FIVB announces the Volleyball Nations League”. fivb.org. 12 tháng 10 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2017.
  4. ^ a b “FIVB Executive Committee embraces digital transformation”. FIVB.org. 7 tháng 12 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2018.
  5. ^ “Volleyball Challenger Cup battles coming up in Croatia and Korea”. volleyballworld.com (bằng tiếng Anh). 27 tháng 7 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2024.
  6. ^ “Six teams line up for Volleyball Challenger Cup and one open berth in 2019 Men's and Women's VNL”. fivb.org. 19 tháng 6 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2018.
  7. ^ “Competition Formula”. volleyballworld.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 6 năm 2022.

Liên kết ngoài

sửa