Động vật miệng tròn

(Đổi hướng từ Eucycliophora)

Cycliophora là một ngành động vật đa bào (Eukaryota) được đề xuất vào năm 1995[4] bởi các nhà sinh vật học người Đan Mạch Reinhardt KristensenPeter Funch.[5][6] Hiện tại chỉ có một chi với 2 loài được mô tả, Symbion pandoraSymbion americanus (Obst và cộng sự, 2006) chúng sống trên miệng của tôm hùm và có kích thước chỉ khoảng 300 micromét.

Động vật miệng tròn
Giai đoạn ăn và ấu trùng Prometheus
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Phân giới (subregnum)Eumetazoa
Nhánh ParaHoxozoa
Nhánh Bilateria
Nhánh Nephrozoa
(không phân hạng)Protostomia
Liên ngành (superphylum)Lophotrochozoa/ Platyzoa
Ngành (phylum)Cycliophora

Kristensen & Funch, 1995[1]
Lớp, bộ, họ, chi và 2 loài
  • Eucycliophora Funch & Kristensen, 1995
    • Symbiida Funch & Kristensen, 1995

Vòng đời của Cycliophora vẫn chưa được biết đầy đủ.

Mô tả

sửa

Symbian pandorađộng vật đối xứng hai bên, cơ thể giống cái túi và không có khoang cơ thể. Có ba giai đoạn trong vòng đời của chúng:

  • Giai đoạn kiếm ăn vô tính - Ở giai đoạn này, S. pandora hoàn toàn không phân biệt giới tính. Nó có chiều dài 347 μm và chiều rộng 113 μm. Ở phần sau của cơ thể dạng túi này là cái cuống với một cái đế bám, để bám vào vật chủ.

Đặc trưng[7]

sửa

Sinh sản

sửa

Tiến hóa và phát sinh chủng loại

sửa

Về mối quan hệ phát sinh của ngành Cycliophora với các nhóm động vật khác. Dựa vào việc so sánh trình tự các nuclêôtit của RNA ty thể 18S đề xuất quan hệ họ hàng của Cycliophora với Trùng bánh xeGiun đầu gai.[5] Tuy nhiên, ngành này lại có chung đặc điểm với các động vật hiển vi sống định cư, thức ăn là các sinh vật nhỏ và các vụn hữu cơ trôi nổi môi trường nước trong nhóm Lophophorata (động vật có tua miệng hình lược) gồm Giun móng ngựa (Phoronida), Tay cuộn (Brachiopoda) và Động vật hình rêu (Bryozoa).[5] Như ống tiêu hóa hình chữ U, đều có hậu môn nằm gần lỗ miệng ở phía trước cơ thể. Tuy nhiên sự giống nhau này chỉ là đặc điểm thích nghi đồng quy, trong khi còn nhiều đặc điểm cơ bản khác lại khác xa nhau.

Các nhóm động vật trong Lophophorata điều có cơ thể có thể xoang (coelom, coelomate) chính thức thể hiện sơ đồ 3 đốt, điều có cơ quan bài tiếthậu đơn thận, có trứng phân cắt phóng xạ khác với Cycliophora là động vật không có thể xoang (acoelomate), có cơ quan bài tiết là nguyên đơn thận và có trứng phân cắt xoắn ốc.[5]

Cycliophora có quan hệ phát sinh gần nhất với ngành động vật nội hậu môn Entoprocta[6][8][5] hay còn gọi là Kamptozoa (động vật linh hoạt). Ở cả hai nhóm đều không có thể xoang chính thức, đều có cơ quan bài tiết là nguyên đơn thận (mặc dù ở Cycliophora chỉ thấy nguyên đơn thận ở ấu trùng chordoid) và có ấu trùng bơi tự do với hình thái chung gần nhau.[5] Tuy khác với Entoprocta ở phần bao quanh lỗ miệng, ở Cycliophora là biểu môlông rung chứ không phải có tua miệng.[5]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Cycliophorans - Cycliophora - Details - Encyclopedia of Life”. Encyclopedia of Life (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2017.
  2. ^ M. Obst; P. Funch & G. Giribet (2005). “Hidden diversity and host specificity in cycliophorans: a phylogeographic analysis along the North Atlantic and Mediterranean Sea”. Molecular Ecology. 14 (14): 4427–4440. doi:10.1111/j.1365-294X.2005.02752.x. PMID 16313603. S2CID 26920982.
  3. ^ Neves RC, Kristensen RM, Wanninger A (tháng 3 năm 2009). “Three-dimensional reconstruction of the musculature of various life cycle stages of the cycliophoran Symbion americanus”. J. Morphol. 270 (3): 257–70. doi:10.1002/jmor.10681. PMID 18937332. S2CID 206090614.
  4. ^ Marshall, Michael (28 tháng 4 năm 2010). “Zoologger: The most bizarre life story on Earth?”. New Scientist. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2018. ... In 1995, Peter Funch and Reinhardt Møbjerg Kristensen, both then at the University of Copenhagen, Denmark, discovered an animal so unlike any other that a new phylum – Cycliophora – had to be created just for it. ...
  5. ^ a b c d e f g Trần Thái Bái - Động vật học không xương sống. Giáo dục Việt Nam. 2022. tr. 58. ISBN 9786040308436.
  6. ^ a b P. Funch & R. M. Kristensen (1995). “Cycliophora is a new phylum with affinities to Entoprocta and Ectoprocta”. Nature. 378 (6558): 711–714. Bibcode:1995Natur.378..711F. doi:10.1038/378711a0. S2CID 4265849.
  7. ^ P. Funch; P. Thor & M. Obst (2008). “Symbiotic relations and feeding biology of Symbion pandora (Cycliophora) and Triticella flava (Bryozoa)”. Vie et Milieu. 58: 185–188.
  8. ^ “Funch, P. and R. M. Kristensen. (1995). Cycliophora is a new phylum with affinities to Entoprocta and Ectoprocta”. www.gbif.org (bằng tiếng Anh).

Liên kết ngoài

sửa
  • Trần Thái Bái, Động vật học không xương sống 2022 nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.