Danh sách trận Siêu cúp bóng đá châu Âu
Siêu cúp bóng đá châu Âu (UEFA Super Cup) là một trận đấu bóng đá thường niên giữa hai nhà vô địch của UEFA Champions League và UEFA Europa League. Khởi tranh từ năm 1972, trong quá khứ đây là cuộc so tài giữa nhà vô địch Cúp C1 châu Âu (đổi tên thành UEFA Champions League từ năm 1993) và nhà vô địch UEFA Cup Winners' Cup (hay Cúp C2 châu Âu) cho đến năm 1999 - thời điểm Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) quyết định ngừng tổ chức Winners' Cup. Trận Siêu cúp cuối cùng diễn ra theo thể thức cũ là trận đấu năm 1999 giữa Lazio và Manchester United, kết thúc với chiến thắng 1-0 cho Lazio. Lúc đầu giải đấu diễn ra theo thể thức hai lượt trận, mỗi trận tổ chức trên sân nhà của mỗi đội góp mặt và diễn ra trong những tháng mùa đông; nhưng kể từ mùa 1998, giải đấu chỉ còn là một trận duy nhất diễn ra tại một địa điểm trung lập vào tháng 8.[1] Từ năm 1998 đến 2012, sân vận động Louis II tại Monaco là nơi đăng cai các trận Siêu cúp, nhưng kể từ năm 2013, giải đấu được tổ chức hàng năm tại mỗi sân vận động khác nhau trên khắp sân cỏ châu Âu.[2][3]
Thành lập | 1972 (chính thức từ năm 1973) |
---|---|
Khu vực | Châu Âu (UEFA) |
Số đội | 2 |
Đội vô địch hiện tại | Real Madrid (lần thứ 6) |
Đội bóng thành công nhất | Real Madrid (6 lần) |
Siêu cúp bóng đá châu Âu 2024 |
A.C. Milan, Barcelona và Real Madrid đồng chia sẻ nhiều danh hiệu nhất khi mỗi đội có 5 lần đăng quang. Riêng Milan sở hữu hai danh hiệu liên tiếp vào các năm 1989 và 1990, giúp họ trở thành đội bóng đầu tiên bảo vệ thành công chức vô địch. Bên cạnh đó Real Madrid cũng có hai năm đăng quang liên tiếp vào các năm 2016 và 2017. Barcelona là đội có nhiều lần góp mặt nhất (9 lần), trong khi Sevilla là đội có số lần về nhì nhiều nhất (6 lần). Các đại diện của Tây Ban Nha vô địch giải đấu nhiều nhất với 16 lần đăng quang so với 10 lần vô địch của các đội đến từ Anh và 9 lần vô địch của các đội đến từ Ý. Đội vô địch hiện tại là nhà vô địch UEFA Champions League 2022–23 Manchester City, đội đã đánh bại nhà vô địch UEFA Europa League 2022–23 Sevilla 5–4 trên chấm luân lưu sau trận hòa 1–1 trong trận đấu năm 2023.
Danh sách chi tiết
sửaĐội vô địch sau hiệp phụ, bàn thắng vàng hoặc loạt sút luân lưu | |
Đội vô địch Cúp C1 châu Âu / UEFA Champions League | |
Đội vô địch UEFA Cup Winners' Cup | |
Đội vô địch Cúp UEFA / Europa League |
- Cột "Năm" chỉ năm trận Siêu cúp được tổ chức, kèm theo liên kết đến bài viết về trận đấu đó.
- Những trận chung kết theo thể thức hai lượt được liệt kê theo thứ tự trận đấu được diễn ra.
Thống kê thành tích
sửaTheo câu lạc bộ
sửaTheo quốc gia
sửaQuốc gia | Vô địch | Á quân | Tổng cộng |
---|---|---|---|
Tây Ban Nha | 16 | 15 | 31 |
Anh | 10 | 10 | 20 |
Ý | 9 | 4 | 13 |
Bỉ | 3 | 0 | 3 |
Đức[q] | 2 | 8 | 10 |
Hà Lan[n] | 2 | 3 | 5 |
Bồ Đào Nha | 1 | 3 | 4 |
Nga | 1 | 1 | 2 |
Liên Xô[r] | 1 | 1 | 2 |
România | 1 | 0 | 1 |
Scotland[n] | 1 | 0 | 1 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 1 | 0 | 1 |
Pháp | 0 | 1 | 1 |
Ukraina | 0 | 1 | 1 |
Nam Tư[s] | 0 | 1 | 1 |
Tổng | 47 | 47 | 94 |
Theo cấp độ giải đấu
sửaCúp | Vô địch | Á quân |
---|---|---|
UEFA Champions League* | 28 | 20 |
UEFA Cup Winners' Cup** | 12 | 12 |
UEFA Europa League*** | 8 | 16 |
- Chú giải
(*): Còn có tên gọi là Cúp C1 châu Âu từ 1956 đến 1992
(**): Hợp nhất với tên gọi Cúp UEFA vào năm 1999, nhưng các đội vô địch trong quá khứ vẫn được tách riêng
(***): Còn có tên gọi là Cúp UEFA từ 1971 đến 2009
Xem thêm
sửaChú giải
sửa- ^ Trận đấu diễn ra vào tháng 1 năm 1974 thay vì vào đầu mùa giải như theo thể lệ tổ chức sau này.
- ^ Trận đấu bị hủy vì Bayern Munich và Magdeburg không thể đồng thuận lịch tổ chức phù hợp cho trận đấu.[4]
- ^ Trận đấu không diễn ra vì Liverpool không thể chọn ngày phù hợp để đối đầu với Dinamo Tbilisi do mâu thuẫn lịch thi đấu.[4]
- ^ Chỉ có một trận đấu diễn ra vào năm 1984 theo thỏa thuận giữa hai huấn luyện viên của cả Liverpool và Juventus do cả hai đội đều gặp rắc rối về lịch thi đấu.[5]
- ^ Trận đấu bị hủy vì Everton không thể thi đấu do lệnh cấm các đội bóng Anh tham dự đấu trường châu Âu của UEFA.[6]
- ^ Do những hoàn cảnh chính trị, Steaua București và Dynamo Kyiv đã thống nhất tổ chức một trận đấu duy nhất để tranh cúp vào năm 1986.[7]
- ^ Chỉ có một trận đấu diễn ra vào năm 1991 do những hoàn cảnh chính trị tại Nam Tư.[8]
- ^ Nhà vô địch Champions League Marseille bị dính án phạt bởi bê bối hối lộ, vì vậy Milan—á quân C1 mùa trước đã được trao suất thay thế để thi đấu.[9]
- ^ Tỉ số là 1–1 sau 90 phút và 2–2 sau hiệp phụ. Bayern Munich giành chiến thắng trên chấm luân lưu với tỉ số 5–4.[10]
- ^ Tỉ số là 1–1 sau 90 phút và 2–2 sau hiệp phụ. Liverpool giành chiến thắng trên chấm luân lưu với tỉ số 5–4.
- ^ Tỉ số là 1–1 sau 90 phút và hiệp phụ. Chelsea giành chiến thắng trong loạt sút luân lưu với tỉ số 6–5.
- ^ Tỉ số là 1–1 sau 90 phút. Manchester City giành chiến thắng trong loạt sút luân lưu với tỉ số 5–4.
- ^ Không được tổ chức vào các năm 1974, 1981 và 1985.
- ^ a b c Không bao gồm trận tranh Siêu cúp bóng đá châu Âu 1972, không được UEFA tổ chức cũng như công nhận chính thức.
- ^ Là đại diện của Liên Xô vào năm 1975 và 1986.
- ^ Là đại diện của Nam Tư vào năm 1991.
- ^ Bao gồm các câu lạc bộ đại diện cho Tây Đức. Không có câu lạc bộ nào đại diện cho Đông Đức góp mặt tại giải đấu.
- ^ Cả hai lần góp mặt của Liên Xô đều là từ một câu lạc bộ CHXHCN Xô viết Ukraina.
- ^ Sự góp mặt của Nam Tư là từ một câu lạc bộ CHXHCN Serbia.
Tham khảo
sửa- Tra cứu chung
- Stokkermans, Karel (24 tháng 10 năm 2010). “European Super Cup”. Rec. Sport. Soccer Statistics Foundation (RSSSF). Truy cập 28 tháng 9 năm 2019.
- Cụ thể
- ^ “Competition format”. Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA). Truy cập 28 tháng 9 năm 2019.
- ^ Josef, Ladislav (17 tháng 6 năm 2011). “Prague celebrates 2013 Super Cup honour”. UEFA.com. Liên đoàn bóng đá châu Âu. Truy cập 28 tháng 9 năm 2019.
- ^ “UEFA EURO 2020, UEFA Super Cup decisions”. UEFA.com. Liên đoàn bóng đá châu Âu. 30 tháng 6 năm 2012. Bản gốc lưu trữ 1 tháng 6 năm 2013. Truy cập 30 tháng 9 năm 2019.
- ^ a b “Club competition winners do battle”. Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA). Truy cập 24 tháng 10 năm 2019.
- ^ Angelo Caroli (16 tháng 2 năm 1985). “Stasera la Supercoppa, poi quella dei Campioni per fare un bel "poker"” (bằng tiếng Ý). Stampa Sera. tr. 13.
- ^ Woods, Tom (ngày 14 tháng 11 năm 2015). “Everton FC: The forgotten game of the 1985/86 UEFA Super Cup”. Liverpool Echo. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2019.
- ^ “1986: Hagi style stirs Steaua”. Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA). Truy cập 28 tháng 9 năm 2019.
- ^ “1991: McClair makes United's day”. Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2017. Truy cập 28 tháng 9 năm 2019.
- ^ “1993: Crippa wins it for Parma”. Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA). Truy cập 28 tháng 9 năm 2019.
- ^ James, Andy (30 tháng 8 năm 2013). “Bayern defeat Chelsea on penalties in Super Cup”. Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA). Truy cập 31 tháng 8 năm 2019.
- ^ “Warsaw to host 2024 UEFA Super Cup”. UEFA.com. Union of European Football Associations. 26 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2023.
Liên kết ngoài
sửa