Cuộc vây hãm Malacca (1568)

Cuộc vây hãm Malacca (1568) diễn ra vào năm 1568, khi vị Sultan Alauddin của Hồi quốc Aceh đã mang quân đội tấn công thành phố Malacca do Bồ Đào Nha chiếm đóng. Thành phố này đã đặt dưới sự kiểm soát của người Bồ Đào Nha kể từ khi bị Afonso de Albuquerque chinh phục vào năm 1511.[1][2]

Cuộc tấn công là nỗ lực của một liên minh Hồi giáo được thành lập nhằm đẩy lùi người Bồ Đào Nha khỏi khu vực Malacca và bờ biển Ấn Độ.[3] Đế quốc Ottoman đã cung cấp hàng trăm pháo thủ và vũ khí cho liên minh này, nhưng không thể cung cấp thêm nhiều do cuộc xâm lược đảo Síp và một cuộc nổi dậy ở Aden đang diễn ra tại Ottoman.

Quân đội của Sultan bao gồm một hạm đội lớn các tàu galley, 15.000 quân, 400 pháo thủ và lính đánh thuê Ottoman.[1][2][4][5][6]


cuộc vây hãm malacca

bản đồ Malacca và các cảng của Bồ Đào Nha năm 1630
Địa điểm
Malacca
Kết quả Đế quốc Bồ Đào Nha chiến thắng
Tham chiến

Đế quốc Bồ Đào Nha Đế quốc Bồ Đào Nha

vương quốc Johor

 Hồi quốc Aceh Vương quốc Kalinyamat

Đế quốc Ottoman
Chỉ huy và lãnh đạo
Leonis Pereira Alauddin al-Kahar
Lực lượng
vài trăm lính

15000 quân

  • 400 pháo thủ Ottoman
  • 300 tàu chiến
  • 200 đại bác
Thương vong và tổn thất
không đáng kể 3000 chết, không rõ số bị thương


Thành phố Malacca đã được phòng thủ vững chắc dưới sự chỉ huy của Dom Leonis Pereira được sự hỗ trợ của vua xứ Johore và đã thành công trong việc đẩy lui quân của Aceh.[1]

Các cuộc tấn công khác vào Malacca của quân Aceh vẫn tiếp tục diễn ra trong những năm tiếp theo, đặc biệt là vào năm 1570.[1]

Các cuộc tấn công này đã làm suy yếu Đế chế Bồ Đào Nha. Vào những năm 1570, Quốc vương Moluccas đã thành công đẩy lùi người Bồ Đào Nha khỏi quần đảo Maluku.[3]

Ghi chú

sửa
  1. ^ a b c d "In 1568 Sultan Alaal-Din of Acheh assembled a huge fleet, with 15000 troops and Turkish mercenaries, and besieged Malacca. Aided by Johore, Dom Leonis Pereira drove off the siege, but Achinese attacks continued for many years." in Dictionary of Battles and Sieges by Tony Jaques p.620
  2. ^ a b Of fortresses and galleys Pierre-Yves Mandrin
  3. ^ a b By the sword and the cross Charles A. Truxillo p.59
  4. ^ Tony Jaques (ngày 1 tháng 1 năm 2007). Dictionary of Battles and Sieges: F-O. Greenwood Publishing Group. tr. 620–. ISBN 978-0-313-33538-9.
  5. ^ J. M. Barwise; Nicholas J. White (2002). A Traveller's History of Southeast Asia. Interlink Books. tr. 110–. ISBN 978-1-56656-439-7.
  6. ^ Merle Calvin Ricklefs (2001). A History of Modern Indonesia Since C. 1200. Stanford University Press. tr. 36–. ISBN 978-0-8047-4480-5.