Coris là một chi cá biển thuộc họ Cá bàng chài. Đa số các loài trong chi này được tìm thấy ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, chỉ có hai loài được ghi nhận ở Đông Đại Tây DươngC. julisC. atlantica.

Coris
C. gaimard (đực)
C. batuensis (cái)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Labriformes
Họ (familia)Labridae
Chi (genus)Coris
Lacépède, 1801
Loài điển hình
Coris aygula
Lacépède, 1801[1]
Các loài
27 loài, xem trong bài
Danh pháp đồng nghĩa[2]
Danh sách
    • Allocoris Kuiter, 2010
    • Aygula Rafinesque, 1815
    • Corichoeres Kuiter, 2010
    • Ctenocorissa Whitley, 1931
    • Hemicoris Bleeker, 1862
    • Icthycallus Swainson, 1839
    • Julis Cuvier, 1814
    • Neanis Gistel, 1848
    • Paracoris Kuiter, 2010
    • Tiricoris Whitley, 1955

Từ nguyên

sửa

Từ định danh của chi bắt nguồn từ kórus (κόρυς trong tiếng Hy Lạp cổ đại) có nghĩa là "mũ bảo hiểm", hàm ý đề cập đến lớp vảy cá bao phủ hộp sọ, mắthàm của tất cả các loài bàng chài trong chi này[3].

Hình thái và sinh thái học

sửa
 
C. aygula chưa trưởng thành

Những loài trong chi Coris có những chiếc răng nanh cứng chắc ở hàm trước và răng hàm lớn ở vùng hầu họng. Những đặc điểm này giúp chúng dễ dàng kiếm ăn trên các loài động vật có vỏ cứng ở tầng đáy[4].

Ngoại trừ 3 loài C. batuensis, C. variegataC. latifasciata chỉ có 11 tia vây ở vây lưng và vây hậu môn, các loài Coris còn lại đều có 12 tia[5]. Số gai ở vây lưng là 9 và số gai ở vây hậu môn là 3 ở tất cả các loài Coris[6].

Coris bao gồm những loài dị hình giới tính, tức cá đực và cá cái có sự khác biệt rõ rệt về kiểu hình. Chính vì sự khác biệt này mà nhiều loài được mô tả như một loài mới nhiều lần[6]. Trong một vài trường hợp, cá con cũng có kiểu hình rất khác so với cá trưởng thành, như C. gaimard hay C. aygula.

Các loài

sửa
 
C. gaimard chưa trưởng thành

Có 27 loài được công nhận là hợp lệ trong chi này, bao gồm[7]:

Tham khảo

sửa
  1. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Coris. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ Eschmeyer W. N.; R. Fricke; R. van der Laan (biên tập). “Labridae genera”. Catalog of Fishes. California Academy of Sciences. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2021.
  3. ^ Christopher Scharpf; Kenneth J. Lazara (2021). “Order LABRIFORMES: Family LABRIDAE (a-h)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2021.
  4. ^ John E. Randall; Allan D. Connell; Benjamin C. Victor (2015). “Review of the labrid fshes of the Indo-Pacifc Genus Pseudocoris, with a description of two new species” (PDF). Journal of the Ocean Science Foundation. 16: 1–55.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ J. E. Randall (2013). “Seven new species of labrid fishes (Coris, Iniistius, Macropharyngodon, Novaculops, and Pteragogus) from the Western Indian Ocean” (PDF). Journal of the Ocean Science Foundation. 7: 1–43.
  6. ^ a b c d e John E. Randall; Rudie H. Kuiter (1982). “Three New Labrid Fishes of the Genus Coris from the Western Pacific!” (PDF). Pacific Science. 36 (2): 159–173. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2021.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  7. ^ Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Các loài trong Coris trên FishBase. Phiên bản tháng 8 năm 2021.
  8. ^ J. E. Randall (2013). “Seven new species of labrid fishes (Coris, Iniistius, Macropharyngodon, Novaculops, and Pteragogus) from the Western Indian Ocean” (PDF). Journal of the Ocean Science Foundation. 7: 1–43.