Cobalt(III) nitrat

hợp chất hóa học
(Đổi hướng từ Coban(III) nitrat)

Cobalt(III) nitrat là một hợp chất vô cơcông thức hóa học Co(NO3)3. Hợp chất này tồn tại dưới dạng là các tinh thể màu xanh lục, tan trong nước nhưng không nhiều. Nó hòa tan trong clorofom,[1][2] thăng hoa ngay ở nhiệt độ phòng.[3]

Cobalt(III) nitrat
Danh pháp IUPACCobalt(III) nitrate
Tên khácCoban trinitrat
Cobanic nitrat
Coban(III) nitrat(V)
Coban trinitrat(V)
Cobanic nitrat(V)
Nhận dạng
Số CAS15520-84-0
PubChem11694431
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [Co+3].O=[N+]([O-])[O-].[O-][N+]([O-])=O.[O-][N+]([O-])=O

InChI
đầy đủ
  • 1/Co.3NO3/c;3*2-1(3)4/q+3;3*-1
ChemSpider9869156
Thuộc tính
Công thức phân tửCo(NO3)3
Khối lượng mol244,9456 g/mol
Bề ngoàitinh thể lục
Khối lượng riêng2,49 g/cm³
Điểm nóng chảy 40 °C (313 K; 104 °F) (thăng hoa)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước5,07 g/100 mL, dung dịch không ổn định
Độ hòa tantan trong amonia, hydroxylamin, thiosemicacbazit
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểLập phương
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhnguồn oxy hóa
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Điều chế

sửa

Cobalt(III) nitrat có thể được điều chế bằng cách cho dinitơ pentoxide tác dụng với cobalt(III) fluoride ở nhiệt độ cao.[1] Hợp chất tinh khiết được tạo ra bằng cách thăng hoa hợp chất ở 40 °C (104 °F; 313 K).[3][4]

Cấu trúc

sửa

Hợp chất có ba phối tử nitrat tạo ra một sự sắp xếp bát diện biến dạng.[1] Các ion nitrat xấp xỉ phẳng và nằm trên ba mặt phẳng vuông góc với nhau. Độ dài liên kết Co–O dài khoảng 190 pm. Góc O–Co–O của hai oxy trong cùng một nitrat là khoảng 68°.[4]

Phản ứng

sửa

Cobalt(III) nitrat tan trong nước, nhưng dung dịch không ổn định do có phản ứng oxy hóa – khử. Dung dịch màu xanh lá cây ban đầu nhanh chóng chuyển sang màu hồng, với sự hình thành các ion cobalt(II) và giải phóng oxy.[2]

Hợp chất khác

sửa

Co(NO3)3 còn tạo một số hợp chất với NH3, như:

  • Co(NO3)3·3NH3·3H2O – tinh thể màu đỏ carmin;[5]
  • Co(NO3)3·4NH3·H2O – tinh thể màu đỏ;[6]
  • Co(NO3)3·5NH3 khan – tinh thể đỏ nhạt-tím, monohydrat là bột hoặc tinh thể màu đỏ;[5]
  • Co(NO3)3·6NH3 – tinh thể màu vàng kim loại hoặc hình kim màu vàng cam, tan trong nước (cứ 1 phần phức chất thì tan được trong 60 phần nước).[5]

Co(NO3)3 còn tạo một số hợp chất với NH2OH, như Co(NO3)3·6NH2OH là tinh thể hình kim dài màu vàng đến vàng kim loại, rất dễ nổ, tạo ra hợp chất cobalt(II).[5]

Co(NO3)3 còn tạo một số hợp chất với CSN3H5, như Co(NO3)3·3CSN3H5·3H2O là tinh thể tím nhạt.[7]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c R. J. Fereday, N. Logan and D. Sutton (1969): "Anhydrous cobalt(III) nitrate: preparation, spectra, and reactions with some organic ligands". Journal of the Chemical Society A: Inorganic, Physical, Theoretical, volume 1969, issue 0, tr. 2699–2703. doi:10.1039/J19690002699
  2. ^ a b W. Levason and C. A. McAuliffe (1974): "Higher oxidation state chemistry of iron, cobalt, and nickel". Coordination Chemistry Reviews, volume 12, issue 2, tr. 151-184. doi:10.1016/S0010-8545(00)82026-3
  3. ^ a b E. Stumpp, G. Nietfeld, K. Steinwede, and K. D. Wageringel (1983) "Reaction of anhydrous metal nitrates with graphite". Synthetic Metals, Evolume 7, issues 1–2, tr. 143–151. doi:10.1016/0379-6779(83)90097-8
  4. ^ a b J. Hilton and S. C. Wallwork (1968): "The crystal structure of cobalt(III) nitrate", Chemical Communications, volume 1968, issue 15, tr. 861–871. doi:10.1039/C19680000871
  5. ^ a b c d A Text-book Of Inorganic Chemistry Vol-x (J.newton Friend; 1928), trang 136, 137, 139, 146. Truy cập 31 tháng 3 năm 2021.
  6. ^ Chemical Abstracts, Tập 22 (American Chemical Society, 1928), trang 360. Truy cập 10 tháng 5 năm 2021.
  7. ^ Russian Journal of Inorganic Chemistry, Tập 8 (British Library Lending Division with the cooperation of the Royal Society of Chemistry, 1963), trang 1044. Truy cập 31 tháng 3 năm 2021.