Thủy ngân(I) nitrat là một hợp chất vô cơ với công thức hóa học Hg2(NO3)2. Nó được dùng làm tiền chất để điều chế các hợp chất thủy ngân(I), và là chất độc giống như mọi hợp chất thủy ngân khác.

Thủy ngân(I) nitrat[1][2]
Danh pháp IUPACMercury(I) nitrate
Tên khácMercurous nitrate
Nhận dạng
Số CAS10415-75-5
PubChem25247
Số EINECS233-886-4
UNIIJ78005WL7R
Thuộc tính
Công thức phân tửHg2(NO3)2 (khan)
Hg2(NO3)2·2H2O (2 nước)
Khối lượng mol525,1884 g/mol (khan)
561,21896 g/mol (ngậm 2 nước)
Bề ngoàitinh thể trắng (khan)
tinh thể không màu (ngậm 2 nước)
Khối lượng riêng? g/cm³ (khan)
4,8 g/cm³ (ngậm 2 nước)
Điểm nóng chảy? (khan)
phân hủy ở 70 °C (ngậm 2 nước)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướcHơi hòa tan, phản ứng với nước
MagSus−27,95·10−6 cm³/mol
Cấu trúc
Các nguy hiểm
NFPA 704

1
3
1
 
Các hợp chất liên quan
Anion khácThủy ngân(I) fluoride
Thủy ngân(I) chloride
Thủy ngân(I) bromide
Thủy ngân(I) iodide
Cation khácThủy ngân(II) nitrat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Phản ứng

sửa

Thủy ngân(I) nitrat được tạo thành khi cho thủy ngân hóa hợp với axit nitric loãng (với axit đặc sẽ tạo ra thủy ngân(II) nitrat). Thủy ngân(I) nitrat là một chất khử, sẽ bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí.

Thủy ngân(II) nitrat có thể hóa hợp với thủy ngân kim loại để tạo thành thủy ngân(I) nitrat.[cần dẫn nguồn]

Dung dịch thủy ngân(I) nitrat có tính axit do phản ứng chậm với nước:

Hg2(NO3)2 + H2O ⇌ Hg2(NO3)(OH) + HNO3

Hg2(NO3)(OH) tạo thành chất kết tủa màu vàng.

Nếu dung dịch được đun sôi hoặc tiếp xúc với ánh sáng, thủy ngân(I) nitrat trải qua một phản ứng phân huỷ sinh ra thủy ngân kim loại và thủy ngân(II) nitrat:

Hg2(NO3)2 ⇌ Hg + Hg(NO3)2

Những phản ứng này có tính thuận nghịch; axit nitric được hình thành có thể tái hòa tan muối thủy ngân cơ bản.[cần dẫn nguồn]

Chất này không ổn định, khi thêm kiềm vào dung dịch muối, một kết tủa màu đen được tạo thành:

 

Chất này có thể thu được từ các phản ứng trao đổi hoặc từ thủy ngân kim loại dưới tác động của axit nitric và nhiệt độ không cao hơn 45 °C.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Lide, David R. (1998), Handbook of Chemistry and Physics (ấn bản thứ 87), Boca Raton, FL: CRC Press, tr. 4–45, ISBN 0-8493-0594-2
  2. ^ Patnaik, Pradyot (2003), Handbook of Inorganic Chemical Compounds, McGraw-Hill Professional, tr. 573, ISBN 0-07-049439-8, truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2009