Chung kết Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2008
Trận chung kết Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2008 là trận đấu cuối cùng của Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2008 do Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) tổ chức. Trận đấu diễn ra theo hình thức hai lượt trận giữa đội tuyển quốc gia Việt Nam và đội tuyển quốc gia Thái Lan. Trận đấu lượt đi được tổ chức trên sân vận động Rajamangala tại Băng Cốc vào ngày 24 tháng 12, trong khi trận lượt về diễn ra trên sân vận động Quốc gia Mỹ Đình tại Hà Nội vào ngày 28 tháng 12 năm 2008.
Sự kiện | Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2008 | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
| |||||||
Việt Nam vô địch AFF Cup lần đầu tiên | |||||||
Lượt đi | |||||||
| |||||||
Ngày | 24 tháng 12 năm 2008 | ||||||
Địa điểm | Sân vận động Rajamangala, Băng Cốc | ||||||
Cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu AFF | Nguyễn Vũ Phong | ||||||
Trọng tài | Ramachandran Krishnan (Malaysia) | ||||||
Khán giả | 50.000 | ||||||
Thời tiết | Trời đẹp | ||||||
Lượt về | |||||||
| |||||||
Ngày | 28 tháng 12 năm 2008 | ||||||
Địa điểm | Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội | ||||||
Cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu AFF | Nguyễn Minh Phương | ||||||
Trọng tài | Abdul Basir (Singapore) | ||||||
Khán giả | 40.000 | ||||||
Việt Nam đã giành chiến thắng chung cuộc 3–2 để có lần đầu tiên trong lịch sử lên ngôi vô địch AFF Cup, kể từ khi giải được đổi tên năm 2007. Thắng lợi của đội tuyển Việt Nam đã được trang thông tin điện tử Goal.com xếp vào top 10 sự kiện bóng đá châu Á năm 2008,[1] cũng như được độc giả Vietnamnet bình chọn là một trong 10 sự kiện nổi bật của Việt Nam trong năm.[2]
Địa điểm thi đấu
sửaTrận chung kết của AFF Cup 2008 được tổ chức dưới hình thức lượt đi và lượt về trên sân vận động của cả hai đội góp mặt tại trận chung kết. Trận lượt đi được tổ chức trên sân vận động Rajamangala, Bangkok, sân nhà của Thái Lan với sức chứa 50.000 chỗ vào ngày 24 tháng 12,[3] trong khi trận lượt về diễn ra trên Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, sân nhà của Việt Nam với sức chứa 40.192 chỗ tại Hà Nội vào ngày 28 tháng 12 năm 2008.[4]
Trước trận đấu
sửaNhân sự
sửaTrong trận lượt đi trên sân Rajamangala, chủ nhà Thái Lan thiếu vắng sự phục vụ của tiền vệ Suchao, nhưng có sự trở lại của cầu thủ chạy cánh trái Suksomkit. Thủ môn dự bị Hathairattanakool là cái tên bất ngờ được xếp vào đội hình chính Thái Lan thay thế Kittisak.[5] Bên phía đội tuyển Việt Nam, huấn luyện viên Henrique Calisto đã xếp Lê Quang Cường thế chỗ cho hậu vệ phải Đoàn Việt Cường cũng vì án treo giò.[5]
Trang phục
sửaĐường đến chung kết
sửaGhi chú: Trong tất cả các kết quả dưới đây, tỷ số của đội lọ vào chung kết được đưa ra trước (H: sân nhà; A: sân khách).
Thái Lan | Vòng | Việt Nam | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đối thủ | Tỷ số | Vòng bảng | Đối thủ | Tỷ số | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Việt Nam | 2–0 | Lượt 1 | Thái Lan | 0–2 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Lào | 6–0 | Lượt 2 | Malaysia | 3–2 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Malaysia | 3–0 | Lượt 3 | Lào | 4–0 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhất bảng B
|
Bảng xếp hạng | Nhì bảng B
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đối thủ | TTS | Lượt đi | Lượt về | Vòng đấu loại trực tiếp | Đối thủ | TTS | Lượt đi | Lượt về | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Indonesia | 3–1 | 1–0 (A) | 2–1 (H) | Bán kết | Singapore | 1–0 | 0–0 (H) | 1–0 (A) |
Trận đấu
sửaLượt đi
sửaThái Lan | 1–2 | Việt Nam |
---|---|---|
Ronnachai 77' | Chi tiết | Nguyễn Vũ Phong 40' Lê Công Vinh 42' |
Thái Lan
|
Việt Nam
|
|
|
Cầu thủ xuất sắc nhất trận của AFF:
|
Lượt về
sửaViệt Nam | 1–1 | Thái Lan |
---|---|---|
Lê Công Vinh 90+4' | Chi tiết | Dangda 21' |
Việt Nam
|
Thái Lan
|
Cầu thủ xuất sắc nhất trận của AFF:
|
Việt Nam thắng với tổng tỷ số 3–2.
Tham khảo
sửa- ^ (tiếng Việt) “Việt Nam lọt vào top 10 sự kiện bóng đá châu Á”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2009.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ (tiếng Việt) “Cùng VietNamNet bình chọn 10 sự kiện của năm”. Vietnamnet. ngày 26 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2016.
- ^ Đỗ Tuấn (ngày 12 tháng 10 năm 2015). “ĐT Việt Nam chiến đấu bằng 'cảm hứng 2008'”. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2016.
- ^ Nguyễn Nam (ngày 18 tháng 11 năm 2014). “Nhìn lại hành trình lên ngôi của VN tại AFF Cup 2008”. Thethao247.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2016.
- ^ a b T.T (ngày 24 tháng 12 năm 2008). “Thắng tại Thái Lan, Việt Nam đứng trước cơ hội vô địch”. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2016.