Chihuahua (thành phố)

(Đổi hướng từ Chihuahua, Chihuahua)
Chihuahua là tên của một bang và là thủ phủ bang này ở Mexico. Bài này nói về thành phố Chihuahua. Để xem bài về bang Chihuahua, xem Chihuahua. Bài nó về một loài chó, xem Chihuahua (chó). Để xem các nghĩa khác của Chihuahua, xem Chihuahua (định hướng).

Thành phố Chihuahua là thủ phủ bang Chihuahua của México. Dân số thành phố khoảng 748.551 người. Ngành công nghiệp nhẹ là ngành chủ lực của thành phố này, dưới dạng các maquiladora.

Chihuahua
Lăng của Pancho Villa (chưa bao giờ dùng).
Lăng của Pancho Villa (chưa bao giờ dùng).
Hiệu kỳ của Chihuahua
Hiệu kỳ
Tên hiệu: "The City with an Angel"
Khẩu hiệu: "Bravery, Loyalty, Hospitality"
Chihuahua trên bản đồ Thế giới
Chihuahua
Chihuahua
Tọa độ: 28°6′3″B 106°0′8″T / 28,10083°B 106,00222°T / 28.10083; -106.00222
Quốc giaMexico
BangChihuahua
Thành lập12 tháng 10 năm 1709
Chính quyền
 • Thị trưởngCarlos Marcelino Borruel Baquera
Độ cao1.415 m (4,642 ft)
Dân số (2006)
 • Thành phố748,551
 • Vùng đô thị1,000,124
Múi giờCST (UTC-7) (UTCGMT-7)
31000
Mã điện thoại614 sửa dữ liệu
Thành phố kết nghĩaTorreón, Thành phố Juárez, Albuquerque, Pueblo, Lynnwood, El Paso, Midland, Nashville, Lynwood sửa dữ liệu
Trang webhttp://www.municipiochihuahua.gob.mx

Lịch sử

sửa

Người ta cho rằng thành phố này lấy tên từ tiếng Tarahumara, có nghĩa "giữa hai vùng nước", còn định nghĩa khác thì cho rằng tên của thành phố là "nơi của đá có hố" hay "nơi có cát và khô ráo".[1] Tên của xứ này có trước khi các cuộc xâm chiếm của Tây Ban Nha tại vùng đất ngày nay là Mexico. Thành phố được lập ngày 12 tháng 10 năm 1709, bởi Antonio Deza y Ulloa, một nhà thám hiểm người Tây Ban Nha, với tên gọi El Real de Minas de San Francisco el Cuellar.[2] Thị xã đã được thành lập như một Villa vào năm 1718 với tên gọi San Felipe el Real de Chihuahua, và tên này đã được rút ngắn vào năm 1823. Nơi này được lựa chọn vì nó là nơi giao cắt của các con sông ChuviscarSacramento. Nó cũng là trung độ giữa Río Bravo del Norte (Rio Grande) và thành phố khai khoáng quan trọng lúc đó là Hidalgo del Parral.

Cũng giống như các nơi khác của Bắc Mexico, các hội truyền giáo Công giáo Roma là cơ sở có ảnh hưởng quan trọng trong thời kỳ thuộc địa, và thành phố này đã trở thành một điểm gặp gỡ các hội truyền đạo đi đến và đến từ 'sierra', một khu vực núi ở phía tây bang Chihuahua.

Trong thời kỳ chiến tranh độc lập, thành phố này ít có cảnh giao chiến. Tuy nhiên, Chihuahua là nơi mà Miguel Hidalgo, được xem là quốc phụ Mexico, đã bị giam tù trong Cung điện liên bang Chihuahua và ông đã bị quân Tây Ban Nha hành quyết năm 1811 tại Dinh chính quyền gần đó.

Trong thời kỳ Pháp xâm lăng, tổng thống Benito Juárez García đã chọn thành phố này làm thủ đô của chính phủ lưu vong từ năm 1864 đến năm 1867. Trong thời kỳ tổng thống Porfirio Diaz cầm quyền, thành phố này đã trải qua một thời kỳ tăng trưởng bùng nổ và đã trở thành một trong những thành phố quan trọng bậc nhất ở Mexico. Thành phố này là nơi có trụ sở của các ngân hàng quan trọng nhất và là nơi sinh sống của các gia đình giàu có.

Khí hậu

sửa

Chihuahua có khí hậu bán khô hạn (phân loại khí hậu Köppen BSk).[3]

Dữ liệu khí hậu của Chihuahua
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 30.0
(86.0)
32.0
(89.6)
34.0
(93.2)
38.8
(101.8)
39.6
(103.3)
41.4
(106.5)
41.6
(106.9)
39.2
(102.6)
39.0
(102.2)
35.0
(95.0)
34.6
(94.3)
29.0
(84.2)
41.6
(106.9)
Trung bình ngày tối đa °C (°F) 18.1
(64.6)
21.2
(70.2)
24.2
(75.6)
27.9
(82.2)
32.2
(90.0)
34.0
(93.2)
32.1
(89.8)
30.3
(86.5)
29.2
(84.6)
26.8
(80.2)
21.9
(71.4)
18.2
(64.8)
26.3
(79.3)
Trung bình ngày °C (°F) 10.0
(50.0)
12.9
(55.2)
15.7
(60.3)
19.2
(66.6)
23.6
(74.5)
26.3
(79.3)
25.6
(78.1)
24.3
(75.7)
22.6
(72.7)
18.7
(65.7)
13.7
(56.7)
10.3
(50.5)
18.6
(65.5)
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) 2.0
(35.6)
4.5
(40.1)
7.1
(44.8)
10.4
(50.7)
14.9
(58.8)
18.6
(65.5)
19.1
(66.4)
18.2
(64.8)
16.0
(60.8)
10.7
(51.3)
5.5
(41.9)
2.4
(36.3)
10.8
(51.4)
Thấp kỉ lục °C (°F) −12.8
(9.0)
−18.0
(−0.4)
−5.8
(21.6)
−3.4
(25.9)
3.8
(38.8)
6.1
(43.0)
10.6
(51.1)
10.0
(50.0)
3.7
(38.7)
−2.4
(27.7)
−6.1
(21.0)
−11.5
(11.3)
−18.0
(−0.4)
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) 9.9
(0.39)
3.7
(0.15)
7.7
(0.30)
12.9
(0.51)
26.1
(1.03)
34.7
(1.37)
94.7
(3.73)
89.3
(3.52)
66.4
(2.61)
21.6
(0.85)
8.7
(0.34)
9.9
(0.39)
385.7
(15.19)
Số ngày giáng thủy trung bình (≥ 0.1 mm) 2.5 1.6 1.5 2.5 4.0 6.7 11.4 12.0 8.0 4.0 2.0 2.3 58.4
Số ngày tuyết rơi trung bình 0.30 0.18 0.09 0.09 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.50 0.88 2.04
Độ ẩm tương đối trung bình (%) 55 49 39 37 37 42 53 61 61 56 55 57 50
Số giờ nắng trung bình tháng 185 204 254 278 299 273 240 242 229 238 191 174 2.807
Nguồn 1: Servicio Meteorológico Nacional,[4] Deutscher Wetterdienst[5][6]
Nguồn 2: Colegio de Postgraduados[7]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Chihuahua: Etimología”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2007.
  2. ^ “Chihuahua: Historia”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2007.
  3. ^ Peel, M. C.; Finlayson B. L. & McMahon, T. A. (2007). “Updated world map of the Köppen–Geiger climate classification”. Hydrol. Earth Syst. Sci. 11 (5): 1633–1644. Bibcode:2007HESS...11.1633P. doi:10.5194/hess-11-1633-2007. ISSN 1027-5606. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2013. (direct: Final Revised Paper Lưu trữ 2012-02-03 tại Wayback Machine)
  4. ^ “NORMALES CLIMATOLÓGICAS 1981–2000” (PDF) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Comision Nacional del Agua. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2016.
  5. ^ “Klimatafel von Chihuahua, Chihuahua / Mexiko” (PDF). Baseline climate means (1961-1990) from stations all over the world (bằng tiếng Đức). Deutscher Wetterdienst. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2016.
  6. ^ “Station 76225: Chihuahua”. Global station data 1961–1990—Sunshine Duration. Deutscher Wetterdienst. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2016.
  7. ^ “Normales climatológicas para el Estado de Chihuahua” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Colegio de Postgraduados. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2012.

Thư mục

sửa

Liên kết ngoài

sửa