Chi Bứa (danh pháp khoa học: Garcinia) là một chi thực vật trong họ Bứa (Clusiaceae) có nguồn gốc ở châu Á, Úc, vùng nhiệt đới và miền nam châu PhiPolynesia. Chi này có khoảng 400[3] loài cây thân gỗ hay cây bụi thường xanh, hoa khác gốc và một vài loài có thể sinh sản vô tính.

Chi Bứa
Garcinia subelliptica
Phân loại khoa học e
Giới: Plantae
nhánh: Tracheophyta
nhánh: Angiospermae
nhánh: Eudicots
nhánh: Rosids
Bộ: Malpighiales
Họ: Clusiaceae
Tông: Garcinieae
Chi: Garcinia
L., 1753[1]
Loài điển hình
Garcinia mangostana
L., 1753[2]
Các loài

Khoảng 400. Xem bài.

Các đồng nghĩa
Danh sách
  • Biwaldia Scop., 1777
  • Brindonia Thouars, 1806
  • Cambogia L., 1754
  • Chloromyron Pers., 1806
  • Clusianthemum Vieill., 1865
  • Coddampulli Adans., 1763
  • Discostigma Hassk., 1842
  • Hebradendron Graham, 1836
  • Koddampuli Adans., 1763
  • Lamprophyllum Miers, 1854
  • Magostan Adans., 1763
  • Mangostana Rumph. ex Gaertn., 1790
  • Ochrocarpos Noronha ex Thouars, 1806
  • Oxycarpus Lour., 1790
  • Pentaphalangium Warb., 1891
  • Platorheedia Rojas, 1914
  • Rheedia L., 1753
  • Rhinostigma Miq., 1861
  • Septogarcinia Kosterm., 1962
  • Stalagmites Spreng., 1818 orth. var.
  • Stalagmitis Murray, 1789
  • Terpnophyllum Thwaites, 1854
  • Tripetalum K.Schum., 1889
  • Tsimatimia Jum. & H.Perrier, 1910
  • Verticillaria Ruiz & Pav., 1794
  • Xanthochymus Roxb., 1798

Tên gọi Garcinia lấy theo tên của nhà thực vật học Laurent Garcin (1683–1751),[4] người đã sưu tập các mẫu cây cỏ và sống tại Ấn Độ vào thế kỷ 18.

Một số loài

sửa
 
Quả măng cụt (Garcinia mangostana)

Sử dụng

sửa

Nhiều loài cây trong chi Garcinia có quả ăn được, chủ yếu mang tính địa phương và đôi khi người ta thậm chí không biết đến chúng mặc dù chỉ cách nhau vài trăm kilômét. Được biết đến nhiều nhất là loài măng cụt (G. mangostana), hiện nay được trồng khắp khu vực Đông Nam Á và các quốc gia nhiệt đới khác sau khi được đưa vào trong thời gian gần đây. Ít được biết đến hơn măng cụt là Kandis (G. forbesii) với quả tròn nhỏ màu đỏ và vị hơi chua. Các loài nhiệt đới trong chi Garcinia được biết đến vì nhựa màu vàng ánh nâu của chúng (xanthon), được sử dụng như là các thuốc nhuộm cũng như thuốc xổ hoặc thuốc tẩy nhẹ.

Các chất chiết ra từ quả của loài Garcinia kola được cho là có tính năng kiềm chế hoạt động và sinh sản của virus Ebola trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.

Thành phần trong Garcinia Cambogia là Hydroxycitric Acid (HCA) có khả năng giảm cân bằng cách chuyển hóa lượng mỡ trong cơ thể thành năng lương. Đồng thời, HCA giúp cơ thể giảm cảm giác thèm ăn, giảm stress và giúp người dùng ngủ ngon[5]

Đồng nghĩa

sửa

Các tên gọi sau đây có thể coi là các từ đồng nghĩa của Garcinia:

Tham khảo

sửa
  1. ^ Carl Linnaeus, 1753. Garcinia. Species Plantarum 1: 443.
  2. ^ Carl Linnaeus, 1753. Garcinia mangostana. Species Plantarum 1: 443-444.
  3. ^ Garcinia L.”. Plants of the World Online. Royal Botanical Gardens Kew. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2018.
  4. ^ www.nparks.gov.sg https://www.nparks.gov.sg/FloraFaunaWeb/Flora/4/2/4212#:~:text=It%20is%20a%20dioecious%20species,inner%20bark%20produces%20yellow%20latex. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2021. Đã bỏ qua tham số không rõ |t itle= (trợ giúp); |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  5. ^ “Hợp chất HCA và công dụng trong việc giảm cân”.

Liên kết ngoài

sửa