Chiến tranh ma túy México
Cuộc chiến tranh chống ma túy tại Mexico (tiếng Tây Ban Nha: guerra contra el narcotráfico en México)[14] được xem là chiến trường Mexico của cuộc chiến tranh chống ma túy của Hoa Kỳ,[15] một cuộc xung đột vũ trang kéo dài, với cường độ thấp [16][17] một cuộc chiến tranh không đối xứng[18][19] giữa Chính phủ Mexico và các băng đảng buôn bán ma túy khác nhau. Từ năm 2006, khi quân đội Mexico bắt đầu can thiệp, mục tiêu chính của chính phủ là để giảm bớt bạo lực liên hệ đến ma tuý.[20] Thêm vào đó, chính phủ Mexico tuyên bố tập trung chủ yếu của họ là để phá vỡ các băng đảng ma túy đầy thế lực, chứ không phải về phòng chống buôn bán ma túy, mà giao chức năng này cho Hoa Kỳ.[21][22][23]
Chiến tranh ma túy Mexico | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Dùng thuốc ở Hoa Kỳ vào năm 1996. | |||||||
| |||||||
Tham chiến | |||||||
México Quân đội Hải quân Không quân Cảnh sát Liên bang Cảnh sát thành phố |
Tổ chức Sinaloa Los Negros Tổ chức Vịnh Los Zetas Tổ chức Tijuana Tổ chức Juárez Tổ chức La Familia Tổ chức Beltrán Leyva v.v. | ||||||
Chỉ huy và lãnh đạo | |||||||
Felipe Calderón |
Joaquín Guzmán,[3]
Ismael Zambada García, Jorge Eduardo Costilla, Heriberto Lazcano, v.v. | ||||||
Lực lượng | |||||||
260.000 binh lính 70.000 Vệ binh Quốc gia[4] 35.000 cảnh sát liên bang | Hơn 100.000 | ||||||
Thương vong và tổn thất | |||||||
395 quân nhân thiệt mạng và 137 người mất tích 4.020 cảnh sát Liên bang, Tiểu bang và Thành phố bị giết 66 thành viên bị giết bởi các nhóm khủng bố[5]200 binh sĩ bị giết 208 cảnh sát Liên bang bị giết 58 phóng viên bị giết | 121.199 thành viên băng đảng bị bắt[5] | ||||||
62 thiệt mạng năm 2006[6] 2.837 thiệt mạng năm 2007[7] 6.844 thiệt mạng năm 2008[8] 9.635 thiệt mạng năm 2009[9] 15.273 thiệt mạng năm 2010.[9] 236 thiệt mạng năm 2011[10] 18.061 thiệt mạng năm 2012 (tính tới ngày 31/10/2012)[11] 23.640 thiệt mạng năm 2013 (đến tháng 3 năm 2014)[12][13] Tổng cộng: 76.588 (tháng 12 năm 2006-tháng 3 năm 2014) |
Mặc dù các tổ chức buôn lậu ma túy ở Mexico đã tồn tại trong nhiều thập kỉ, nhưng ảnh hưởng của họ chỉ gia tăng[24][25] kể từ khi băng đảng Cali và Medellin ở Colombia sụp đổ vào những năm 90. Các băng đảng ma túy ở Mexico giờ đây chiếm lĩnh thị trường ma túy bất hợp pháp bán sỉ và năm 2007 đã kiểm soát 90% số lượng cocaine nhập vào Hoa Kỳ.[26][27] Các vụ bắt giữ các nhà lãnh đạo băng đảng ma túy chủ chốt, đặc biệt là của các băng đảng Tijuana và Gulf, đã dẫn tới tình trạng gia tăng bạo lực vì ma túy khi các tập đoàn đánh nhau để kiểm soát các tuyến buôn lậu vào Hoa Kỳ.[28][29][30]
Các nhà phân tích ước tính thu nhập bán sỉ từ buôn bán ma túy bất hợp pháp dao động từ 13,6 đến 49,4 tỷ đô la mỗi năm.[26][31][32]
Vào cuối nhiệm kỳ của Felipe Calderón (ngày 1 tháng 12 năm 2006 - ngày 30 tháng 11 năm 2012), số người chết chính thức của Chiến tranh Ma túy Mexico ít nhất là 60.000.[33] Ước tính số người chết trên 120.000 người chết tới năm 2013, không kể 27.000 người mất tích.[34][35]
Bối cảnh
sửaVới vị trí địa lý, Mexico từ lâu đã được sử dụng làm điểm dừng và trung chuyển cho ma túy và hàng hóa lậu thuế giữa châu Mỹ Latinh và thị trường Hoa Kỳ. Những người bán rượu lậu ở Mexico đã cung cấp rượu cho các băng đảng Hoa Kỳ trong suốt thời gian Cấm rượu ở Hoa Kỳ, và bắt đầu buôn bán ma túy bất hợp pháp với Hoa Kỳ khi lệnh cấm bán rượu chấm dứt vào năm 1933. Vào cuối những năm 1960, những kẻ buôn lậu ma túy ở Mexico bắt đầu buôn lậu ma túy trên quy mô lớn.[27]
Trong những năm 1970 và đầu những năm 1980, Pablo Escobar của Colombia là nhà xuất khẩu cocaine chính và đã làm việc với các mạng lưới tội phạm có tổ chức trên khắp thế giới. Khi các nỗ lực cưỡng chế tăng lên ở Nam Florida và Caribbean, các tổ chức Colombia hình thành quan hệ đối tác với những kẻ buôn bán ma túy ở Mexico để vận chuyển cocaine qua Mexico vào Hoa Kỳ.[36]
Điều này đã được thực hiện một cách dễ dàng bởi vì Mexico từ lâu đã là một nguồn chính của heroin và cần sa, và những kẻ buôn bán ma túy từ Mexico đã thành lập một cơ sở hạ tầng sẵn sàng để phục vụ những kẻ buôn lậu ở Colombia. Vào giữa những năm 1980, các tổ chức từ Mexico đã là các cơ sở vận chuyển cocaine vững vàng và đáng tin cậy của Colombia. Ban đầu, các băng nhóm Mexico được thanh toán bằng tiền mặt cho các dịch vụ vận chuyển của họ, nhưng vào cuối những năm 1980, các tổ chức vận tải Mexico và các nhà buôn ma túy Colombia thỏa thuận thanh toán bằng sản phẩm.[37] Những người vận chuyển từ Mexico thường được cho từ 35% đến 50% mỗi lô hàng cocaine. Sự sắp xếp này có nghĩa là các tổ chức từ Mexico đã tham gia vào việc phân phối, cũng như vận chuyển cocaine, và chính bản thân họ trở thành những kẻ buôn bán ma túy. Hiện tại, băng đảng Sinaloa và Gulf Cartel đã tiếp quản việc buôn bán ma túy từ Colombia tới các thị trường trên toàn thế giới.[37]
Sự cân bằng quyền lực giữa các cartel khác nhau của Mexico liên tục thay đổi khi các tổ chức mới xuất hiện và những băng đảng cũ suy yếu và sụp đổ. Một sự gián đoạn trong hệ thống, chẳng hạn như những vụ bắt giữ hoặc tử vong của những kẻ cầm đầu băng đảng, gây ra đổ máu khi các đối thủ nhảy vào để khai thác khoảng trống của quyền lực.[38] Thỉnh thoảng, các khoảng trống lãnh đạo cũng được tạo ra bởi những thành công về thực thi pháp luật chống lại một băng đảng nào đó, hoặc bằng cách hối lộ các quan chức Mexico để họ hành động chống lại một đối thủ hoặc rò rỉ thông tin tình báo về hoạt động của đối thủ cho chính phủ Mexico Hoặc Cơ quan Quản lý chống Ma túy Hoa Kỳ.[38]
Trong khi nhiều yếu tố đã góp phần cho việc gia tăng bạo lực, các nhà phân tích an ninh tại thành phố Mexico phát hiện ra nguồn gốc của tai họa đang gia tăng là do sự sụp đổ sự sắp đặt ngầm giữa các con buôn ma tuý và các chính phủ bị kiểm soát bởi Đảng cách mạng thể chế (PRI), bắt đầu mất đi quyền lực chính trị vào cuối những năm 1980.[39]
Cuộc chiến giữa các băng nhóm ma túy đối nghịch bắt đầu một cách nghiêm trọng, sau khi ông Miguel Ángel Félix Gallardo, người điều hành kinh doanh cocaine ở Mexico, bị bắt vào năm 1989.[40] Đã có một khoảng thời gian lặng sóng vào cuối những năm 1990 nhưng bạo lực đã trở nên tồi tệ hơn kể từ năm 2000.
Các tổng thống đảng PAN
sửaĐảng trung tả PRI cai trị Mexico trong khoảng 70 năm cho đến năm 2000. Trong thời gian này, các băng đảng ma túy đã mở rộng quyền lực và tham nhũng, và các hoạt động chống ma túy tập trung chủ yếu vào việc tiêu huỷ các thu gặt cần sa và thuốc phiện ở miền núi vùng. Không có hoạt động quân sự quy mô lớn nào chống lại cấu trúc cốt lõi của họ ở các khu vực đô thị cho tới cuộc bầu cử Mexico năm 2000, khi Đảng cánh hữu PAN giành được chức vụ tổng thống và bắt đầu một biện pháp thẳng tay đối với các băng đảng trong sân chơi của họ.
Nhiệm kỳ tổng thống Vicente Fox
sửaNgười ta ước tính có khoảng 110 người chết ở Nuevo Laredo trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2005 do cuộc chiến giữa băng đảng Gulf và Sinaloa.[41] Cùng năm đó, tình trạng bạo lực gia tăng ở tiểu bang Michoacan khi băng đảng ma túy La Familia Michoacana được thành lập.
Nhiệm kỳ tổng thống Felipe Calderon
sửaVào ngày 11 tháng 12 năm 2006, tân Tổng thống mới được bầu Felipe Calderón gửi 6.500 quân đội Mexico đến Michoacán để chấm dứt bạo lực ở đó. Hành động này được coi là hành động trả đũa đầu tiên chống lại hành vi bạo lực của các băng đảng và thường được coi là điểm khởi đầu của cuộc chiến tranh về ma tuý giữa Chính phủ và các tổ chức ma túy.[42] Calderón sau đó tiếp tục tăng cường chiến dịch chống ma túy của mình, trong đó có khoảng 45.000 binh lính tham gia cùng với lực lượng cảnh sát bang và liên bang.[43]
Nguồn ma túy và tiêu thụ
sửaNguồn
sửaMexico là một nước vận chuyển và sản xuất ma túy chính. Nó là nguồn cung cấp cannabis chính cho các nước khác và là một điểm vào quan trọng của cocaine Nam Mỹ[44] và các methamphetamine châu Á đến Hoa Kỳ.[26][45] Người ta tin rằng gần một nửa doanh thu của các tổ chức đến từ cây cần sa.[46] cocaine, heroin, và ngày càng tăng methamphetamine cũng được buôn bán.[47]
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ước tính rằng 90% cocaine vào Hoa Kỳ được sản xuất ở Colombia[48] (tiếp theo là Bolivia và Peru)[49] và tuyến vận chuyển chính là qua Mexico.[26] Các băng đảng ma túy ở Mexico kiểm soát khoảng 70% số lượng ma tuý nước ngoài đổ vào Hoa Kỳ.[50]
Mặc dù Mexico chỉ chiếm một phần nhỏ trong việc sản xuất heroin trên toàn thế giới, nó cung cấp một lượng lớn heroin phân bố ở Hoa Kỳ.[51]
Tiêu thụ
sửaTỷ lệ sử dụng ma tuý bất hợp pháp ở Mexico vẫn còn thấp so với Canada và Hoa Kỳ,[52] tuy nhiên với vai trò gia tăng của Mexico trong buôn bán và sản xuất các loại ma túy bất hợp pháp, sự sẵn có của các loại thuốc dần dần tăng lên ở địa phương kể từ những năm 1980.[52] Trong những thập kỷ trước thời kỳ này, tiêu dùng không được phổ biến - được tường thuật chủ yếu xảy ra ở những người có tình trạng kinh tế xã hội cao, trí thức và nghệ sĩ.[52]
Vì Hoa Kỳ là nước tiêu thụ cocaine lớn nhất thế giới,[53] cũng như các loại thuốc bất hợp pháp khác,[54] nhu cầu của họ là động cơ thúc đẩy kinh doanh ma túy, và mục tiêu chính của các thị trường ma túy ở Mexico là đưa các chất ma tuý vào Mỹ.
Tỷ lệ xuất khẩu cocaine vào Hoa Kỳ đã giảm theo sau các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt hơn để đáp ứng với sự kiện 11 tháng 9.[52] Điều này dẫn đến sự dư thừa cocaine khiến các kẻ buôn lậu địa phương Mexico cố gắng bán bớt các chất ma túy dọc theo các tuyến buôn lậu, đặc biệt là ở các khu vực biên giới nổi tiếng với những du khách có thu nhập thấp ở Bắc Mỹ.
Các lô hàng ma túy thường bị trì hoãn ở các thị trấn biên giới Mexico trước khi được chuyển đến Hoa Kỳ, điều này buộc các nhà buôn ma túy phải tăng giá để bù đắp chi phí vận chuyển sản phẩm qua biên giới quốc tế, làm cho doanh nghiệp có lợi nhuận cao hơn và có thể nó góp phần vào tỷ lệ tiêu thụ ma túy gia tăng ở địa phương.[52]
Với việc tiêu thụ cocaine tăng lên, có sự gia tăng song song trong nhu cầu điều trị những người sử dụng ma túy tại Mexico.[52]
Nghèo đói
sửaMột trong những yếu tố chính thúc đẩy cuộc chiến tranh ma túy ở Mêhicô là sự sẵn lòng của những người phần lớn có thu nhập thấp để kiếm tiền dễ dàng khi gia nhập các tổ chức tội phạm, và sự thất bại của chính phủ để cung cấp các phương tiện hợp pháp để tạo ra các công việc được trả lương cao. Từ năm 2004 đến năm 2008, phần dân số nhận được ít hơn một nửa mức thu nhập trung bình tăng từ 17% lên 21% và tỷ lệ dân số sống trong nghèo đói cùng cực hay vừa phải tăng từ 35 lên 46% (52 triệu người) trong khoảng từ 2006 đến 2010.[55][56][57]
Trong số các nước OECD, Mexico có mức độ chênh lệch kinh tế cao thứ hai giữa người cực kỳ nghèo và cực kỳ giàu có.[58] Mười phần trăm của tầng lớp thấp nhất trong phân hệ thu nhập chỉ chiếm 1,36% nguồn lực của quốc gia, trong khi phần mười phần trăm thuộc giới giàu có chiếm gần 36%. OECD cũng lưu ý rằng các khoản chi ngân sách của Mexico để giảm nghèo và phát triển xã hội chỉ bằng khoảng 1/3 mức trung bình của OECD.[56]
Năm 2012, người ta ước tính rằng các băng đảng ma túy của Mexico cung cấp việc làm trực tiếp cho hơn 450.000 người và 3,2 triệu người sống dựa vào các bộ phận khác nhau của việc buôn bán ma túy.[59] Tại các thành phố như Ciudad Juarez, đến 60% nền kinh tế phụ thuộc vào việc kiếm tiền bất hợp pháp.[60]
Diễn biến
sửaBiện pháp mạnh
sửaKể từ khi lên nhậm chức vào tháng 12 năm 2006, Tổng thống Mexico Felipe Calderon đã thúc đẩy mạnh mẽ cuộc chiến chống tội phạm ma túy. Ông Calderon đã sa thải hàng trăm cảnh sát và quan chức tham nhũng, bắt giữ gần 100 tên tội phạm buôn ma túy cao cấp và huy động 40.000 binh sĩ chống lại các băng đảng ma túy khắp cả nước. Từ đó, bạo lực liên quan các hoạt động buôn bán ma túy đã cướp đi sinh mạng của khoảng 20.000 người. Riêng trong năm 2008, số vụ giết người liên quan đến ma túy ở Mexico lên đến hơn 5.630, tăng gấp đôi so với năm 2007.[61]
Leo thang
sửaCalderon tuyên bố tình trạng bạo lực gia tăng là bằng chứng cho thấy chính quyền đang chiến thắng trong cuộc chiến chống các băng đảng ma túy hùng mạnh và giàu có. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia an ninh Mỹ nhận định việc bắt giữ các thủ lĩnh băng đảng ma túy không làm các băng đảng này sụp đổ, mà chỉ tạo ra khoảng trống quyền lực dẫn đến nội chiến trong các phe phái khiến máu tiếp tục đổ. Cuối năm 2008, quân đội Mỹ đánh giá Mexico, cùng Pakistan, là hai quốc gia có nguy cơ "sụp đổ bất thình lình và rơi vào hỗn loạn" cao nhất.[62]
Ngày 24/8/2009, quân đội Mexico bắt giữ Luis Ricardo Magana, người theo các công tố viên là một thành viên lãnh đạo hàng đầu của băng đảng ma túy La Familia nổi tiếng hung dữ. Magana nghe nói ở cùng hàng với nhân vật đang chỉ huy băng La Familia là Servando "La Tuta" Gomez và có nhiệm vụ vận chuyển các chuyến hàng "thuốc lắc" vào Hoa Kỳ cho băng ma túy này. Gomez là một trong những nghi can bị săn lùng gắt gao nhất ở Mexico và cũng là người bị cáo buộc từng mở ra các cuộc tấn công nhắm vào cảnh sát liên bang tại nơi xuất phát của tổ chức này là tiểu bang Michoacan ở vùng Tây Mexico. Magana bị bắt ngày 23/8/2009 tại Manzanillo, nằm trên vùng bờ biển Thái Bình Dương, cùng với năm người đàn ông khác, được coi là cận vệ của ông ta. Magana cũng được biết dưới danh hiệu "19½" thành phần buôn bán ma túy thường sử dụng các mật hiệu và con số tương tự như đặc hiệu truyền tin để nhận diện nhau.
Cùng vào cuối tháng 8 năm 2009, cảnh sát ở tiểu bang Sinaloa tìm thấy bốn đầu người bị chặt bỏ trong một thùng đá để bên lề con đường làng hôm Thứ Hai. Một viên chức trong văn phòng biện lý tiểu bang nói nhân viên công lực cũng tìm thấy lời nhắn gửi liên hệ đến băng đảng bên cạnh thùng đựng các thủ cấp này. Các xác không đầu được tìm thấy ở nơi cách đó khoảng 5 cây số. Sinaloa được coi là cái nôi của ít nhất hai băng đảng ma túy chính ở Mexico, nơi tình trạng bạo động đã làm thiệt mạng hơn 11.000 người kể từ cuối năm 2006.
Ngày 16 tháng 12 năm 2009, khoảng 200 lính Thủy quân Lục chiến Mexico tiến vào một khu chung cư sang trọng và hạ sát Arturo Beltran Leyva, một tay trùm băng đảng ma túy nổi tiếng ở quốc gia này trong cuộc chạm súng kéo dài hai giờ. Đây được coi là một trong những chiến thắng lớn nhất của Tổng thống Calderon trong cuộc chiến chống ma túy.
Liên minh các băng đảng
sửaBăng Sinaloa
sửaBăng Juárez
sửaBăng Tijuana
sửaBăng Golfo
sửaLos Negros
sửaLos Zetas
sửaLa Familia Michoacana
sửaBăng La Familia có những lò chế tạo thuốc methamphetamine rất lớn đặt tại các nơi hẻo lánh. Băng này cũng kiếm tiền qua việc bắt cóc đòi tiền chuộc, tống tiền các doanh gia cùng những hành vi bất hợp pháp khác.
Băng Beltrán-Leyva
sửaNhững chiến trường đẫm máu
sửaTại thành phố Tijuana thuộc bang Baja California, sát biên giới Mỹ, mỗi tháng xảy ra trung bình 120 vụ giết người. Những vụ chặt đầu xảy ra như cơm bữa. Nạn bắt cóc tràn lan không thể kiểm soát nổi. Nạn nhân thường bị nhốt trong lồng khắp các địa điểm trong thành phố. Thi thể biến dạng do bị tra tấn và bị vứt bừa bãi trên nhiều con phố. Đã xảy ra vô số vụ đọ súng ác liệt, và các tay súng sử dụng những vũ khí hạng nặng như súng máy và súng phóng lựu. Gần như tất cả đều liên quan đến ma túy.[63]
Tuy nhiên, Tijuana vẫn chưa phải là chiến trường lớn nhất của các băng đảng ma túy. "Vinh dự" đó thuộc về thành phố Ciudad Juárez thuộc bang Chihuahua, gần thành phố El Paso, bang Texas (Mỹ). Tính từ tháng 2/2008 đến tháng 3/2009, hơn 2.000 người đã bị sát hại. Số người chết nhiều đến nỗi nhà xác thành phố có kế hoạch mở rộng gấp đôi diện tích. Thời gian qua người dân Ciudad Juárez buổi tối chỉ ở trong nhà. Cuộc sống thường nhật gần như tê liệt do người dân lo sợ bị bắt cóc hoặc bị đạn lạc. Kể từ cuối tháng 2 năm 2009 chính quyền Mexico đã điều động 2.000 binh sĩ và cảnh sát đến đây để chống bạo loạn ma túy.[64]
Giới chuyên gia chống ma túy Mỹ nhận định phần lớn số thành viên băng đảng ma túy chết trong hai năm, 2007-2009, còn rất trẻ, chưa tới 25 tuổi. Hiện tượng này cho thấy các băng đảng ma túy đã tuyển dụng các tay súng trẻ. "Bọn tội phạm biết lũ trẻ có thể dễ dàng bị tẩy não và làm những chuyện xấu như giết người - Tony, một cựu thành viên băng đảng, sinh 1983, làm việc cho trường cải tạo trẻ vị thành niên ở Ciudad Juárez, giải thích - Bọn tội phạm đưa cho một cậu bé khẩu súng. Nếu là người lớn, cậu ta sẽ nghĩ đến hậu quả, nhưng vì trẻ nên cậu ta nghĩ rằng có thể đối đầu với cả thế giới".
Ma túy kiểm soát mọi lãnh vực đời sống
sửaCác chủ tiệm trong vùng núi non đầy thông phủ này dễ dàng đọc lên danh sách lệ phí "bảo vệ" mà họ phải trả cho băng ma túy La Familia để tiếp tục làm ăn: 100 pesos mỗi tháng cho một sạp bán hàng ngoài đường, 30.000 pesos cho tiệm bán xe hơi hay công ty cung cấp vật liệu xây cất. Hình phạt đầu tiên cho những ai không chịu trả: đánh một trận nhừ tử. Những người cứng đầu - hay những người định chen chân vào vùng kiểm soát của La Familia - có thể phải trả giá bằng tính mạng của họ. "Ngày nào người ta cũng thấy người bị đánh được chở vào IMSS," theo lời thợ máy Jesus Hernandez, chỉ về phía bệnh viện công ở ngay gần tiệm sửa xe của anh ta.
Các băng đảng ma túy bành trướng ra thành các tổ chức mafia và chen chân vào đủ mọi lãnh vực xã hội, tống tiền những người làm ăn, buôn bán đủ mọi thứ, từ con người cho đến dĩa DVD in lậu. Trong lúc nguồn lợi từ cocaine đang suy giảm và giới hữu trách ở Hoa Kỳ cũng như Mexico đang mạnh mẽ bố ráp các đường đưa ma túy vào Hoa Kỳ, các băng đảng này mở ra các đường hướng làm ăn mới, có thể dễ dàng hơn và có nhiều lợi tức hơn cả cocaine. Các tổ chức tội phạm lúc này xâm nhập vào xã hội Mexico qua những phương cách chưa hề thấy trước đó, tạo thêm khó khăn để truy lùng và phá vỡ. Ngoài việc kiểm soát các cơ sở thương mại, băng đảng còn cung cấp công ăn việc làm và dịch vụ xã hội ở những nơi mà chính quyền không làm được. "Ngày nay, bọn băng đảng có các công ty lớn, có học thức, có nghề nghiệp," theo lời nữ Dân biểu Yudit del Rincon thuộc tiểu bang Sinaloa, vốn từ lâu nay đã bị kiểm soát bởi băng đảng ma túy có cùng tên. "Họ trở thành 'nhà doanh nghiệp thành công nhất trong năm', thậm chí, họ còn đứng ra làm các công tác xã hội và thành lập các tổ chức từ thiện."
Các giới chức địa phương không đủ người để điều tra thành phần băng đảng và chuyển các vụ này sang cấp tiểu bang, vốn lại chuyển tiếp sang cho các nhân viên liên bang hiện đã có quá nhiều việc. Một bản báo cáo của cảnh sát liên bang đưa ra vào tháng 4/2009 nói rằng thường thì chẳng có ai đối đầu với băng đảng, "cảnh sát địa phương không dính vào vì trong nhiều trường hợp có sự tham nhũng hối lộ, dân chúng cũng không vì họ sống trong sự sợ hãi." Tổng thống Filipe cũng phải gửi khoảng 5.500 binh sĩ và cảnh sát liên bang đến quê nhà của ông là tiểu bang Michoacan để đối phó với băng đảng nhưng kết quả cũng không lấy gì làm khả quan.
Tại thị trấn Areaga trong khu vực núi non thuộc tiểu bang Michoacan, trùm băng La Familia, Servando Gomez Martinez, được dân chúng địa phương kính nể và thương mến vì cho họ thực phẩm, quần áo và ngay cả các dịch vụ y tế miễn phí. "Cũng giống hệt như ở Chicago, thời mà Al Capone còn hoành hành," theo lời một viên chức an ninh cao cấp Hoa Kỳ. "Chúng kiểm soát mọi thứ, từ thằng bé đánh giày cho đến người tài xế xe tắc xi."
Chính phủ Mexico vào giữa năm 2009 bắt đầu truy lùng tài sản của băng đảng. Vào tháng 4/2009, Quốc hội Mexico thông qua đạo luật cho phép chính phủ tịch thu tài sản và tiền bạc của những người tình nghi trong băng đảng ma túy và các thành phần tội phạm khác trước khi họ bị kết án. Tuy vậy, băng đảng đã thành lập những hệ thống tinh vi để qua mặt chính phủ và nhanh chóng chuyển tiền qua các tiệm "nhận ngân phiếu trả tiền mặt" và qua các địa điểm chuyển tiền.
Mexico thay thanh tra biên giới
sửaChính phủ Mexico thay thế tất cả 700 thanh tra quan thuế bằng các nhân viên mới để khám xét hàng cấm, từ súng, ma túy đến máy truyền hình và các món gia dụng đắt tiền khác được đưa lậu vào Mexico để trốn thuế nhập cảng. Việc thay đổi này, một phần của nỗ lực diệt trừ tham nhũng và gia tăng canh phòng ở các cảng và khu vực biên giới với kỹ thuật tân tiến hơn, đã tăng gấp đôi số thanh tra quan thuế. Các thanh tra ở tất cả 49 trạm quan thuế được thay thế bằng 1.400 người mới, có trình độ học vấn cao hơn và được điều tra lý lịch kỹ càng hơn cũng như có sự huấn luyện lâu hơn, theo lời phát ngôn viên sở thuế Mexico, Pedro Canabal nói ngày 16/8/2009. Những thanh tra cũ không bị đuổi việc, nhưng chính phủ sẽ không tái ký giao kèo với họ khi hết hạn.
Mục tiêu chính của sự thay đổi này là để chống nạn trốn thuế, dù rằng Mexico cũng cố gắng ngăn chặn tình trạng nhập súng lậu từ Hoa Kỳ cũng như từ các quốc gia khác để giao cho băng đảng ma túy. Các nhóm băng đảng ma túy Mexico nay kiểm soát phần lớn lượng cocaine chuyển từ Nam Mỹ vào Hoa Kỳ. Các thanh tra quan thuế cũ đã giao nạp súng ống của họ cho các binh sĩ liên bang trước khi rời nhiệm sở ở phi trường và cửa khẩu biên giới khắp nước tối ngày 15/8, 2009. Enrique Torres, một phát ngôn viên của quân đội và cảnh sát liên bang tại thành phố Ciudad Juarez, nói rằng binh sĩ đã đến cửa khẩu nhìn sang El Paso, Texas để giúp ngăn ngừa bạo động trong thời gian có cuộc chuyển tiếp. Các tân thanh tra, hơn 70% trong số này có bằng đại học, được tuyển chọn qua những điều kiện gắt gao, cũng như các cuộc điều tra lý lịch để bảo đảm là họ không có tiền án.
Mexico dẫn độ nghi can về Hoa Kỳ
sửaChính phủ Mexico trong năm 2009 dẫn độ số lượng kỷ lục các nghi can tội phạm về Hoa Kỳ, cho thấy sự cải thiện trong mối hợp tác giữa các cơ quan công lực hai nước, và cũng là một nỗ lực khẩn cấp nhằm giảm bớt ảnh hưởng của thành phần lãnh đạo tội phạm trong các nhà tù tại Mexico. Giới hữu trách đạt được con số kỷ lục 100 người qua việc chuyển giao 11 nghi can ngày 1 tháng 11 năm 2009, trước cuộc viếng thăm của Bộ trưởng Tư pháp Mexico Arturo Chavez tại Washington. Trước đó, con số cao nhất Mexico dẫn độ về Hoa Kỳ trong một năm là 95 người, vào năm 2008.
Tuy việc Washington hứa trợ giúp $1,4 tỉ trong ba năm cũng tạo sự hợp tác nhanh chóng hơn từ phía Mexico, các giới chức nơi đây nói việc họ gia tăng dẫn độ tội phạm không chỉ là một hành động có tính cách biểu diễn. Nỗ lực diệt trừ thành phần buôn bán ma túy khắp Mexico gặp khó khăn bởi tình trạng tham nhũng tràn lan, ở cả phía nhân viên công lực cũng như trong nhà tù, đưa đến tình trạng thành phần đầu đảng tuy bị giam cầm cũng vẫn tiếp tục điều hành các hoạt động ở bên ngoài.
Trong hoàn cảnh đó, việc đưa thành phần chỉ huy băng đảng ra khỏi nước là một hành động hợp lý, theo lời Leopoldo Velarde Ortiz, thứ trưởng Tư pháp Mexico, đặc trách chương trình dẫn độ. "Đây không phải là trường hợp 'Anh đưa tôi cái này, tôi đưa lại cái kia," Velarde Ortiz nói với AP. "Không hề có sự thương lượng như vậy. Mà chỉ có sự thông hiểu rằng chúng tôi không thể để cho bọn tội phạm tung hoành." Tính đến đầu tháng 11 năm 2009, giới hữu trách Mexico dẫn độ 284 nghi can về Hoa Kỳ kể từ khi Calderon lên cầm quyền, nhiều hơn con số 15 năm trước cộng lại.
Chỉnh đốn lực lượng cảnh sát
sửaToán điều tra bằng máy dò sự thật được cấp chỉ huy trung ương từ thủ đô gửi về đáng lẽ sẽ giúp thanh lọc thành phần cảnh sát viên tham nhũng nơi đây. Tuy nhiên, có vấn đề mà không ai nghĩ tới: đa số các cảnh sát viên đều bị rớt cuộc khảo sát bằng máy dò sự thật, và một cấp chỉ huy lại tìm cách gian lận để cho những người khác đậu. Khi tư lệnh cơ quan an ninh công cộng, Genaro Garcia Luna, biết được điều này liền có một quyết định mạnh bạo là cho nghỉ việc toàn thể lực lượng cảnh sát này, từ 50 đến 60 người. "Ông ta đuổi hết mọi người," một viên chức công lực cao cấp Hoa Kỳ nói.
Tuy nhiên sự kiện này cũng cho thấy mức độ khó khăn mà chính phủ Mexico phải vượt qua để đối phó với tình trạng tham nhũng trầm trọng trong ngành cảnh sát, tạo nhiều tai tiếng, làm mất lòng tin của người dân vào nhân viên công lực và hủy hoại một trong những cơ chế căn bản nhất của xã hội. Tính đến cuối năm 2009, cuộc chiến chống ma túy cho thấy mức độ trầm trọng về sự xâm nhập của băng đảng vào các cơ quan công lực ở mọi cấp, ngay cả ở trung ương. Tình trạng tham nhũng thối nát trầm trọng này đang cản trở chiến dịch chống ma túy của ông Calderon vì không thể nào nhận ra sự khác biệt giữa thành phần tội phạm và những người chống tội phạm.
Chính phủ Mexico tìm cách thanh lọc hàng ngũ cảnh sát, đưa ra một loạt các biện pháp kiểm soát khắt khe chưa hề thấy trước đây. Các tân học viên cảnh sát cũng như các cảnh sát viên nhiều năm phục vụ trong ngành đều phải tiết lộ trương mục ngân hàng, thẻ tín dụng, trải qua các cuộc thử nghiệm bằng máy dò sự thật và cũng phải khai họ hàng để chứng minh không có những liên hệ mờ ám. Trên khắp Mexico, hàng trăm cảnh sát viên địa phương và tiểu bang bị đuổi khỏi ngành và nhiều người khác bị bắt vì thông đồng với băng đảng ma túy. Nhưng ở Mexico cũng thường thấy xảy ra việc người cũ đi người mới đến lại tiếp tục tham nhũng và nỗ lực trong sạch hóa ngành cảnh sát ở Mexico sẽ là một cuộc tranh đấu dai dẳng để đối phó với tội phạm, lấy lại lòng tin của người dân.
Băng đảng thanh toán nhau
sửaThi thể của hai người đàn ông bị trói tay, đánh bầm giập được thấy treo cổ trên một cây cầu bắc ngang qua xa lộ ở vùng Bắc Mexico ngày 30 tháng 12 năm 2009, cùng với thư cảnh cáo của một nhóm băng đảng ma túy. Tay của hai nạn nhân này bị trói quặt về phía sau, và các vỏ đạn nhặt được ở hiện trường tại Los Mochis cho thấy các tay sát thủ bắn vào hai nạn nhân khi họ bị treo cổ, theo lời phát ngôn viên công tố viện tiểu bang Sinaloa, Martin Gastelum. Gần đó, người ta tìm thấy một tấm bảng với hàng chữ "đất này đã có chủ." Điều này có vẻ là lời nhắn gửi của băng Beltran Leyva, tổ chức có tay trùm là Marcos Arturo Beltrán-Leyva bị bắn chết ngày 16 tháng 12 năm 2009.[65]
Điều này có vẻ cho thấy là cái chết của ông ta gây ra cuộc chiến tranh giành lãnh thổ với các băng khác đang thừa cơ hội tiến vào lấn chiếm. Sinaloa được coi là cứ địa của một số băng đảng mạnh mẽ nhất ở Mexico. Tại thành phố biên giới Ciudad Juárez, có 12 người, kể cả một trẻ nhỏ mới 3 tuổi, thiệt mạng trong các vụ nổ súng ngày 30 tháng 12 năm 2009. Phát ngôn viên bộ trưởng Tư pháp tiểu bang Chihuahua, Vladimir Tuexi, nói các tay súng bắn chết bé gái này và một người đàn ông khi họ đi trên chiếc xe tải nhỏ. Một phụ nữ trên xe cũng bị thương. Tại một nơi khác, cảnh sát thấy xác của bốn người đàn ông và một phụ nữ bên trong chiếc xe tải nhỏ vứt bỏ trên con đường đất bên ngoài thành phố Ciudad Juarez, theo lời Tuexi.[66]
Khoảng 2.500 người bị giết ở Ciudad Juarez trong năm 2009, khiến nơi này trở nên thành phố có các vụ sát nhân cao nhất. Tại thành phố Tijuana, có một nhóm người lạ mặt kéo đến đốt 10 chiếc xe tại một đại lý bán xe. Giới hữu trách nói đây có thể là hành động cảnh cáo của thành phần băng đảng để đòi tiền bảo kê.[67]
Ảnh hưởng quốc tế
sửaHoa Kỳ
sửaKhi thừa nhận mình cũng có phần trách nhiệm trong tình trạng hỗn loạn vì ma túy tại Mexico, người láng giềng Hoa Kỳ mở hầu bao. Tại cuộc họp báo ngày 25/3, 2009 trong chuyến thăm Mexico đầu tiên với cương vị ngoại trưởng, Hillary Clinton tuyên bố Mỹ sẽ giải ngân khẩn cấp hơn 80 triệu Mỹ kim cho Mexico mua trực thăng để trang bị cho lực lượng cảnh sát trong các hoạt động trấn áp các băng đảng hung hãn.[68]
Ngày 24/8, 2009, Tòa Đại sứ Hoa Kỳ nói một phái đoàn gồm các viên chức công lực cao cấp Hoa Kỳ khởi sự chuyến viếng thăm kéo dài ba ngày ở Mexico để tìm cách cải thiện việc ngăn chặn vũ khí từ Hoa Kỳ đổ vào Mexico trong nỗ lực chung nhằm chống lại băng đảng ma túy. Mexico cho rằng đa số vũ khí thành phần băng đảng ma túy xuất xứ từ Hoa Kỳ và kêu gọi phải có hành động ngăn chặn việc này. Trong phái đoàn này có John Morton, thứ trưởng đặc trách di dân và quan thuế; Thứ trưởng Tư pháp Bruce Swartz và Kenneth E. Melson, quyền giám đốc cơ quan Kiểm soát Rượu, Thuốc lá, Súng và Chất nổ (ATF).
Chú thích
sửa- ^ “Mexican government sends 6,500 troops to state scarred by drug violence, beheadings”. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2009. Truy cập 27 tháng 10 năm 2015.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ http://latimesblogs.latimes.com/laplaza/2008/04/mexican-general.html
- ^ “Mexico drug gangs suspected of fatal blast”. Reuters.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2009.
- ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2009.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2009.
- ^ http://edition.cnn.com/2009/WORLD/americas/02/03/mexico.soldiers/index.html
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2014.
- ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2009.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2011.
- ^ “83 mil muertos del narco en sexenio de Calderón: Semanario Zeta”. Animal Politico (bằng tiếng Tây Ban Nha). ngày 27 tháng 11 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2012.
- ^ Los primeros 23 mil 640 muertos de Enrique Peña Nieto Marzo 17, 2014, Zeta Tijuana Lưu trữ 2014-03-23 tại Wayback Machine
- ^ “Copy of Narco-terrorism in Mexico”. prezi.com.
- ^ 'Mexico's war on drugs is one big lie' | The Observer
- ^ “The Merida Initiative”. U.S. Department of State. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2016.
- ^ Mexican citizens take the drug war into their own hands Public Radio International
- ^ Mexico's hidden war Lưu trữ 2020-04-14 tại Wayback Machine Fault Lines Al Jazeera English]
- ^ Geoffrey Ramsey. “U.S. Special Forces Trained Mexican Troops in Colorado”. insightcrime.org. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2015.
- ^ “The Mexican Drug Wars: Organized Crime, Narco-Terrorism, Insurgency or Asymmetric Warfare?”. allacademic.com. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2015.
- ^ “ANUNCIO SOBRE LA OPERACIÓN CONJUNTA MICHOACÁN”. Presidencia de la Republica, Mexico. 11 tháng 12 năm 2006.
- ^ “Calderón: Estamos luchando en contra de los criminales”. TeleSur TV. 30 tháng 8 năm 2011.
- ^ “Poiré defiende estrategia del Gobierno Federal en lucha antinarco; entrevista AlJazeera”. Al Jazeera. 18 tháng 8 năm 2011.
- ^ “Sugiere Sarukhán que Calderón no busca reducir tráfico de drogas”. SDP Noticias. ngày 17 tháng 5 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2017.
- ^ Beittel, June S. (ngày 22 tháng 7 năm 2015). “Mexico: Organized Crime and Drug Trafficking Organizations” (PDF). Congressional Research Service. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2016.
- ^ “Mexico's Drug War”. Council on Foreign Relations. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2015.
- ^ a b c d Cook, Colleen W. (ngày 16 tháng 10 năm 2007). Mexico's Drug Cartels (PDF). CRS Report for Congress. Congressional Research Service. tr. 7. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2016.
- ^ a b Vulliamy, Ed. Amexica: War Along the Borderline. New York: Farrar, Straus and Giroux, 2010.
- ^ Carl, Traci (ngày 3 tháng 11 năm 2009). “Progress in Mexico drug war is drenched in blood”. INSI. Associated Press. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2010.
- ^ “High U.S. cocaine cost shows drug war working: Mexico”. Reuters. ngày 14 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2009.
- ^ Seelke, Clare Ribando (ngày 29 tháng 1 năm 2013). Mexico and the 112th Congress (PDF). Congressional Research Service. tr. 2, 13, 14. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2016.
- ^ Fantz, Ashley (ngày 20 tháng 1 năm 2012). “The Mexico drug war: Bodies for billions”. CNN News. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2012.
- ^ “Mexican drug gangs 'spread to every region of US'”. BBC News. ngày 26 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2010.
- ^ Miroff, Nick; Booth, William (ngày 26 tháng 11 năm 2011). “Mexico's drug war is at a stalemate as Calderon's presidency ends”. The Washington Post. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2012.
- ^ Booth, William (ngày 30 tháng 11 năm 2012). “Mexico's crime wave has left about 25,000 missing, government documents show”. The Washington Post. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2012.
- ^ Counting Mexico's drug victims is a murky business Lưu trữ 2016-05-28 tại Wayback Machine National Catholic Reporter, by Claire Schaeffer-Duffy, Mar. 1, 2014
- ^ DEA History (PDF). US DEA. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2008.
- ^ a b “Mexico, U.S., Italy: The Cocaine Connection”. Stratfor Intelligence. ngày 18 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2008.
- ^ a b Burton, Fred (ngày 2 tháng 5 năm 2007). “Mexico: The Price of Peace in the Cartel Wars”. Stratfor Global Intelligence. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2009.
- ^ Bussey, Jana (ngày 15 tháng 9 năm 2008). “Drug lords rose to power when Mexicans ousted old government”. McClatchy Newspapers.
- ^ “Analysis: Mexico's drug wars continue”. BBC News. ngày 12 tháng 3 năm 2002.
- ^ Marshall, Claire (ngày 14 tháng 8 năm 2005). “Gang wars plague Mexican drugs hub”. BBC News.
- ^ “Mexican government sends 6,500 to state scarred by drug violence”. International Herald Tribune. ngày 11 tháng 12 năm 2002.
- ^ Jorge Ramos & Ricardo Gómez (ngày 27 tháng 11 năm 2008). “Urge sanear sistema de justicia: gobierno”. El Universal (bằng tiếng Tây Ban Nha). Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2009.
- ^ “BBC NEWS – Americas – US anti-drug campaign 'failing'”. BBC News. ngày 6 tháng 8 năm 2004. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2014.
- ^ Carrasco, Jorge (ngày 29 tháng 10 năm 2008). “Mexico, the DEA, and the Case of Zhenli Ye Gon”. The Washington Post. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2014.
- ^ “Cash From Marijuana Fuels Mexico's Drug War”. NPR. ngày 19 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2012.
- ^ “How a Mexican Drug Cartel Makes Its Billions”. The New York Times. ngày 15 tháng 6 năm 2012.
- ^ “US anti-drug campaign 'failing'”. BBC News. ngày 6 tháng 8 năm 2004.
- ^ “A Look at Major Drug-Producing Countries”. Newsvine. Associated Press. ngày 29 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2011.
- ^ Creechan, James. "An overview of drug cartels in Mexico" Paper presented at the annual meeting of the American Society of Criminology (ASC), Los Angeles Convention Center, Los Angeles, CA, Nov 01, 2006. 2009-05-24 [1] Lưu trữ 2007-11-28 tại Wayback Machine
- ^ Cook, Colleen W. (ngày 16 tháng 10 năm 2007). Mexico's Drug Cartels (PDF). CRS Report for Congress. Congressional Research Service. tr. 2. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2016.
- ^ a b c d e f Brouwer, Kimberly C; Patricia Case; Rebeca Ramos; Carlos Magis-Rodríguez; Jesus Bucardo; Thomas L Patterson; Steffanie A Strathdee (2006). “Trends in production, trafficking, and consumption of methamphetamine and cocaine in Mexico”. Substance Use & Misuse. 41 (5): 707–727. doi:10.1080/10826080500411478. ISSN 1082-6084. PMC 2757051. PMID 16603456.
- ^ “The World Factbook”. CIA. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2014.
- ^ “U.S. Leads the World in Illegal Drug Use”. CBS News. ngày 1 tháng 7 năm 2008.
- ^ “Violence and crime in Mexico at the crossroads of misgovernance, poverty and inequality”. World Bank blog. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2014.
- ^ a b “Page not found”. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2015. Chú thích có tiêu đề chung (trợ giúp)
- ^ [2] Lưu trữ 2013-10-21 tại Wayback Machine
- ^ “OECD iLibrary: Statistics / Society at a Glance / 2011 / Income inequality”. oecd-ilibrary.org. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2015.
- ^ Chew Sanchez, Martha (2014). “Paramilitarism and State -Terrorism in Mexico as a Case Study of Shrinking Functions of the Neoliberal State”. PERSPECTIVES ON GLOBAL DEVELOPMENT AND TECHNOLOGY.
- ^ Bowden, C (2011). Murder City: Ciudad Juárez and the Global Economy's New Killing Fields. First Nation Books.
- ^ “The New York Times: Digital and Home Delivery Subscriptions”. Truy cập 2 tháng 10 năm 2024.
- ^ “Napolitano's Testimony on Southern Border Violence”. Truy cập 27 tháng 10 năm 2015.
- ^ “Seventeen killed in Mexico drug battle near U.S.”. Reuters. Truy cập 27 tháng 10 năm 2015.
- ^ “BBC NEWS”. Truy cập 27 tháng 10 năm 2015.
- ^ “Borderland Beat: DEA Warns of Mexican Cartel Attacks”. Truy cập 27 tháng 10 năm 2015.
- ^ http://www.ajc.com/news/nation-world/murder-victims-found-hanging-262280.html[liên kết hỏng]
- ^ “Mexico drug war raids endanger residents”. Reuters. Truy cập 27 tháng 10 năm 2015.
- ^ “Mexico's Drug War Turns Into Terrorism After Grenades (Update1)”. Truy cập 27 tháng 10 năm 2015.