Chaetodon ephippium

loài cá

Chaetodon ephippium, một số tài liệu tiếng Việt gọi là cá nàng đào đốm đen, là một loài cá biển thuộc chi Cá bướm (phân chi Rabdophorus[2]) trong họ Cá bướm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1831.

Chaetodon ephippium
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Acanthuriformes
Họ (familia)Chaetodontidae
Chi (genus)Chaetodon
Phân chi (subgenus)Rabdophorus
Loài (species)C. ephippium
Danh pháp hai phần
Chaetodon ephippium
Cuvier, 1831
Phạm vi của C. ephippium
Phạm vi của C. ephippium
Danh pháp đồng nghĩa
  • Chaetodon principalis Cuvier, 1829
  • Chaetodon garnoti Lesson, 1831
  • Chaetodon mulsanti Thiollière, 1857

Từ nguyên

sửa

Danh từ định danh ephippium bắt nguồn từ ἐφίππιον (ephíppion) trong tiếng Hy Lạp cổ đại và có nghĩa là "cái yên", hàm ý đề cập đến đốm đen nổi bật ở góc trên của thân sau của loài cá này.[3]

Phạm vi phân bố và môi trường sống

sửa

Từ Sri Lanka (có thể là những cá thể lang thang), C. ephippium được phân bố trải dài về phía đông đến quần đảo Hawaii (Hoa Kỳ), quần đảo MarquisesTuamotu (Polynésie thuộc Pháp), ngược lên phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bản, xa về phía nam đến Úc (gồm cả quần đảo Cocos (Keeling) ở phía tây) và Rapa Iti (Polynésie thuộc Pháp).[1]

Việt Nam, C. ephippium được ghi nhận tại quần đảo Hoàng Sa;[4] đảo Lý Sơn[5] và ven bờ Quảng Ngãi;[6] Phú Yên;[7] Ninh Thuận;[8] vịnh Vân Phong[9]vịnh Nha Trang (Khánh Hòa).[10]

Môi trường sống của C. ephippium khá đa dạng, có thể bắt gặp chúng ở những khu vực có sự phát triển phong phú của san hô trong các đầm phá hay trên các rạn viền bờ, độ sâu đến ít nhất là 30 m.[1]

Mô tả

sửa

C. ephippium có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 30 cm.[11] Thân của C. ephippium có màu xám phớt xanh, đặc trưng bởi vệt đen lớn ở góc trên của thân sau, được viền dải trắng dày. Vệt đen này lan rộng sang phần lớn vây lưng, trừ phần phía cuối vây lưng là màu cam sẫm, được viền dải xanh óng. Vây lưng có một sợi tia vươn dài ngược ra sau ở cá trưởng thành. Nửa thân dưới và bụng có các sọc ngang màu xanh lam. Màu cam bao quanh vùng mõm, lan xuống ngực. Vây hậu môn có dải màu vàng dọc theo viền ngoài, sát bên trong là một viền mỏng màu cam. Vây bụng màu vàng cam. Vây đuôi trong suốt, viền mỏng màu vàng ở rìa sau; cuống đuôi màu cam. Vây ngực cũng trong suốt, có đốm cam ở gốc.[12]

Số gai ở vây lưng: 12–14; Số tia vây ở vây lưng: 21–24; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 20–22; Số tia vây ở vây ngực: 15–16; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số vảy đường bên: 33–40.[13]

Sinh thái học

sửa
 
C. ephippium và cá bàng chài Labroides dimidiatus

C. ephippium là loài ăn tạp, thức ăn của chúng bao gồm tảo, hải miên (bọt biển) và một số loài thủy sinh không xương sống.[1] Loài này đôi khi cũng ăn các polyp san hô nhưng đây không phải thức ăn chính của chúng.[14]rạn san hô Great Barrier, C. ephippium ít ăn san hô nhưng ăn chủ yếu những con mồi nhỏ trên chất nền không phải san hô.[15]

Phân loại học

sửa

C. ephippium có quan hệ gần nhất với hai loài Chaetodon ocellicaudusChaetodon melannotus dựa theo kết quả phân tích phát sinh chủng loại phân tử.[16]

Lai tạp

sửa

Những cá thể lai tạp giữa C. ephippium và 3 loài Chaetodon khác là Chaetodon auriga, Chaetodon semeionChaetodon xanthocephalus đã được quan sát và ghi nhận trong tự nhiên.[17]

Thương mại

sửa

C. ephippium là một loài được xuất khẩu phổ biến trong ngành thương mại cá cảnh.[18]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d Myers, R.; Pratchett, M. (2010). Chaetodon ephippium. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2010: e.T165681A6089748. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-4.RLTS.T165681A6089748.en. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2022.
  2. ^ Fessler, Jennifer L.; Westneat, Mark W. (2007). “Molecular phylogenetics of the butterflyfishes (Chaetodontidae): Taxonomy and biogeography of a global coral reef fish family” (PDF). Molecular Phylogenetics and Evolution. 45 (1): 50–68. doi:10.1016/j.ympev.2007.05.018. ISSN 1055-7903. PMID 17625921.
  3. ^ Scharpf, Christopher; Lazara, Kenneth J. (2021). “Order Acanthuriformes (part 1): Families Lobotidae, Pomacanthidae, Drepaneidae and Chaetodontidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2022.
  4. ^ Astakhov, D. A.; Savinkin, O. V.; Ponomarev, S. A.; Phuong, Lai Duy; Thu, Dao Duy (2016). “Preliminary annotated list of species of the family Chaetodontidae (Actinopterygii) from Ly Son Islands (South China Sea, Central Vietnam)” (PDF). Journal of Ichthyology. 56 (1): 154–158. doi:10.1134/S003294521601001X. ISSN 1555-6425.
  5. ^ Mai Xuân Đạt; Phan Thị Kim Hồng (2017). “Thành phần loài và phân bố của quần xã cá trong hệ sinh thái vùng triều khu bảo tồn biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 17 (4A): 177–187.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  6. ^ Lê Thị Thu Thảo; Võ Văn Quang; Nguyễn Phi Uy Vũ (2018). “Thành phần loài khu hệ cá vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Ngãi” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 18 (2): 166–177. doi:10.15625/1859-3097/18/2/8562.
  7. ^ Nguyễn Văn Long (2013). “Nguồn lợi cá rạn san hô vùng biển ven bờ Phú Yên”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 13 (1): 31–40. ISSN 1859-3097.
  8. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng (2020). “Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 20 (4A): 125–139. doi:10.15625/1859-3097/15656. ISSN 1859-3097.
  9. ^ Trần Thị Hồng Hoa, Võ Văn Quang, Nguyễn Phi Uy Vũ, Lê Thị Thu Thảo, Trần Công Thịnh (2014). “Thành phần loài cá khai thác ở vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa” (PDF). Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển. 20: 70–88.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  10. ^ Astakhov, D. A. (2010). “Annotated list of species of the family Chaetodontidae (Actinopterygii, Perciformes) from Nha Trang Bay (South China Sea, Central Vietnam)” (PDF). Journal of Ichthyology. 50 (10): 914–931. doi:10.1134/S0032945210100024. ISSN 1555-6425.
  11. ^ Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Chaetodon ephippium trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  12. ^ Bray, D. J. & Thompson, A. S. (2018). “Saddle Butterflyfish, Chaetodon ephippium Cuvier 1831”. Fishes of Australia (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2022.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  13. ^ John E. Randall; Gerald R. Allen; Roger C. Steene (1998). The Fishes of the Great Barrier Reef and Coral Sea. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 222. ISBN 978-0824818951.
  14. ^ Cole, Andrew; Pratchett, Morgan; Jones, Geoffrey (2008). “Diversity and functional importance of coral-feeding fishes on tropical coral reefs” (PDF). Fish and Fisheries. 9: 286–307. doi:10.1111/j.1467-2979.2008.00290.x.
  15. ^ Pratchett, Morgan S. (2005). “Dietary overlap among coral-feeding butterflyfishes (Chaetodontidae) at Lizard Island, northern Great Barrier Reef”. Marine Biology. 148 (2): 373–382. doi:10.1007/s00227-005-0084-4. ISSN 1432-1793.
  16. ^ Kui-Ching Hsu; Jeng-Ping Chen & Kwang-Tsao Shao (2007). “Molecular phylogeny of Chaetodon (Teleostei: Chaetodontidae) in the Indo-West Pacific: evolution in geminate species pairs and species groups” (PDF). Raffles Bulletin of Zoology. 14: 77–86.
  17. ^ Hobbs, J-P.A.; van Herwerden, L.; Pratchett, M. S. & Allen, G. R. (2013). “Hybridisation Among Butterflyfishes” (PDF). Trong Pratchett, M. S.; Berumen, M. L. & Kapoor, B. (biên tập). Biology of Butterflyfishes. Boca Raton, Florida: CRC Press. tr. 48–69.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  18. ^ R. Pyle (2001). “Chaetodontidae”. Trong K. E. Carpenter & V. H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Volume 5. Bony Fishes Part 3 (Menidae to Pomacentridae) (PDF). FAO Species Identification Guide for Fishery Purposes. FAO. tr. 3240. ISBN 978-9251045879.