Chữ Hmông Latin hóa
Chữ Hmông Latin hóa là bộ chữ Hmông theo ký tự Latin được lập ra trong nỗ lực tìm phương cách ghi lại tiếng H'Mông theo ký tự Latin. Các văn liệu tiếng Anh gọi là Romanized Popular Alphabet, viết tắt RPA.
Cho đến những năm 1950 tiếng H'Mông là một ngôn ngữ chưa có chữ viết. RPA được nhà truyền giáo Tin Lành tại Lào G. Linwood Barney ở tỉnh Xiengkhuang bắt đầu lập ra vào năm 1951 và hoàn thiện vào năm 1953 [1].
Bên cạnh đó thì vào năm 1959 thủ lĩnh tinh thần người H'Mông tại Lào là Yang Shong Lue (RPA: Yaj Soob Lwj; 1929 – 1971) lập ra bộ chữ Pahawh Hmông với hệ ký tự riêng (không phải Latin). Bộ chữ Pahawh dựa nhiều vào thổ ngữ ngành H'Mông Đơư (Hmông trắng; Hmong Daw; RPA: Hmoob Dawb) và H'Mông Lềnh (Hmông Xanh; Hmong Leng; RPA: Hmoob Leeg). Bộ chữ Pahawh Hmông hiện có mã unicode là U+16B00–U+16B8F [2].
Lịch sử
sửaNăm 1951 nhà truyền giáo Tin Lành tại Lào G. Linwood Barney (1923-2003)[3] ở tỉnh Xiengkhuang lập ra RPA dựa trên thổ ngữ Hmông Lềnh (Mong Leng), với các cố vấn người H'Mông là Yang Geu và Xiong Tua. Ông tham khảo ý kiến với William A. Smalley, một nhà truyền giáo đã học tiếng Khmu tại tỉnh Luang Prabang vào thời điểm đó. Cùng lúc đó Yves Bertrais, một nhà truyền giáo Công giáo La Mã ở Kiu Katiam, Luang Prabang, đã tiến hành một dự án tương tự với Yang Chong Yeng và Thao Chue Her. Hai nhóm làm việc đã gặp nhau trong năm 1952 và hóa giải mọi sự khác biệt. Năm 1953 cho ra phiên bản "chữ Hmông Latin hóa" thống nhất.
Bộ chữ này đã trở thành hệ thống phổ biến nhất để viết tiếng Hmông ở phương Tây [1]. Nó cũng được sử dụng trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc cùng với các hệ thống văn bản khác.
Phép chính tả
sửaPhụ âm và nguyên âm
sửaÂm tắc | Âm mũi | Âm kết | l l |
Âm tắc xát | ||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
ny
nh |
n
n |
m
m |
ml
ml |
p
p |
pl
pl |
t
t |
d
đ |
dl
đr |
r
tr |
c
ch |
k
c |
q
k |
tx
tx |
ts
ts | ||
Không biến đổi | /ɲ/ | /n/ | /m/ | /mˡ/ | /p/ | /pˡ/ | /t/ | /d/ | /tˡ/ | /ʈ/ | /c/ | /k/ | /q/ | /l/ | /ts/ | /ʈʂ/ |
Trước ⟨n⟩ | np
b |
npl
bl |
nt
nt |
ndl
nđr |
nr
r |
nc
nd |
nk
g |
nq
ng |
ntx
nz |
nts
nj | ||||||
Trước/Sau ⟨h⟩ | hny
hnh |
hn
hn |
hm
hm |
hml
hml |
ph
ph |
plh
fl |
th
th |
dh
đh |
dlh
đl |
rh
rh |
ch
q |
kh
kh |
qh
qh |
hl
hl |
txh
cx |
tsh
tsh |
⟨n⟩ và ⟨h⟩ | nph
mf |
nplh
mfl |
nth
nth |
ndlh
nđl |
nrh
nr |
nch
nq |
nkh
nkh |
nqh
nkr |
ntxh
nx |
ntsh
ntsh |
- Điểm dừng chân thanh hầu không được ghi trong chính tả. Những từ thực sự ban đầu bởi nguyên âm được xác định bằng một dấu nháy đơn, mà do đó hoạt động như một số không phụ âm.
Âm ma sát | Âm môi | Coronal | Dorsal | Glottal | ||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
f
ph |
v
v |
x
x |
s
s |
z
j |
y
z |
xy
sh |
h
h | |
/f/ | /v/ | /s/ | /ʂ/ | /ʐ/ | /ʝ/ | /ç/ | /h/ |
Nguyên âm | Nguyên âm đơn | Nguyên âm mũi | Nguyên âm đôi | |||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
i
i |
e
ê |
a
a |
o
o |
u
u |
w
ư |
ee
ênh |
aa
ang |
oo
ông |
ai
ai |
aw
ơư |
au
âu |
ia
iê |
ua
uô | |
/i/ | /e/ | /a/ | /ɔ/ | /u/ | /ɨ/ | /ẽ/ | /ã/ | /ɔ̃/ | /ai/ | /aɨ/ | /au/ | /iə/ | /uə/ |
Âm điệu
sửaRPA chỉ ra giai điệu của chữ viết ở phần cuối của một âm tiết [4] chứ không có dấu như trong bảng chữ cái tiếng Việt hoặc bính âm. Không giống như tiếng Việt và tiếng Hoa, và tất cả các âm tiết Hmông kết thúc bằng một nguyên âm, có nghĩa là sử dụng chữ phụ âm để chỉ giai điệu sẽ không phải khó hiểu và cũng không mơ hồ.
Âm | Ví dụ | Chính tả đánh vần | |
---|---|---|---|
Cao | Pob | /pɔ́/ | Pó |
Trung | Po | /pɔ/ | Po |
Thấp | Pos | /pɔ̀/ | Pò |
Cao xuống giọng | Poj | /pɔ̂/ | Po (nhẹ) |
Trung lên giọng | Pov | /pɔ̌/ | Pó (sắc nhẹ) |
Giọng yếu (creaky voice) | Pom | /pɔ̰/ | Pọ |
Thấp xuống giọng (giọng thở) | Pog | /pɔ̤/ | Pò (huyền nhẹ) |
- ⟨d⟩/⟨k⟩ đại diện cho một biến thể tăng thấp cuối cùng của cụm từ của giọng yếu
Tại Việt Nam
sửaTại Việt Nam cũng có phương án chữ H'Mông theo tự dạng Latin lập năm 1961, và đã được chính phủ Việt Nam phê chuẩn. Bộ chữ được xây dựng theo ngữ âm ngành H'Mông Lềnh vùng Sa Pa, Lào Cai, có bổ sung thêm một số âm vị của các ngành H'Mông khác, gồm 59 phụ âm (có 3 âm vị phụ âm của ngành H'Mông Đơư và H'Mông Sua), 28 vần và 8 thanh. Vào thập niên 1970, phong trào học chữ H'Mông phát triển khá mạnh ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, nơi có nhiều người H'Mông sinh sống. Nhưng đến nay với nhiều nguyên nhân khác nhau mà tình hình học chữ H'Mông đã không còn phát triển như trước kia nữa.
Gần đây việc học chữ H'Mông bắt đầu phát triển, đáp ứng nhu cầu giao lưu qua mạng của người H'Mông. Tại Thái Nguyên có thày giáo người H'Mông là Trung tá công an, đã viết giáo trình, từ điển tiếng H'Mông [5]. Các trang về Hmong Vietnam trên Facebook nở rộ. Tuy nhiên hiện chưa có thông tin về bảng chữ Hmong được sử dụng.[6]
Tham khảo
sửa- ^ a b Smalley, William; Vang, Chia Koua; Gnia Yee, Yang (1990). Mother of Writing, Chicago: University of Chicago Press
- ^ “N4175: Final proposal to encode the Pahawh Hmong script in the UCS” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2014.
- ^ Dr. William Smalley & Dr. Linwood Barney. hmonglessons, 2011. Truy cập 01/06/2016.
- ^ *Clark, Marybeth (2000), “Diexis and anaphora and prelinguistic universals”, Oceanic Linguistics Special Publications, 29 (Grammatical analysis: Morphology, Syntax, and Semantics): 46–61
- ^ Trung tá công an viết giáo trình, từ điển tiếng Mông. vnexpress, 3/1/2015. Truy cập 15/01/2019.
- ^ Hướng dẫn đọc bảng chữ cái Hmong
- Golston, Chris; Yang, Phong (2001), “Hmong loanword phonology”, trong Féry, Caroline; Green, Antony Dubach; van de Vijver, Ruben (biên tập), Proceedings of HILP 5 (PDF), Potsdam: University of Potsdam, tr. 40–57
Xem thêm
sửaLiên kết ngoài
sửa- Hmong Language FAQ, David Mortensen
- Mong Literacy – gồm cách viết Hmong Leng theo RPA
- Hmong RPA