Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây
Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Tiếng Trung Quốc: 广西壮族自治区人民政府主席, Bính âm Hán ngữ: Guǎng Xī Zhuàngzú Zìzhìqū Rénmín Zhèngfǔ Zhǔxí, Quảng Tây Choang tộc tự trị Khu Nhân dân Chính phủ Chủ tịch) được bầu cử bởi Đại hội Đại biểu Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, lãnh đạo bởi thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cán bộ, công chức lãnh đạo, là Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây có cấp bậc Chính Tỉnh – Bộ, hàm Bộ trưởng, thường là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc các khóa, chức vụ tên gọi khác của Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân. Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị là lãnh đạo thứ hai của Khu tự trị, đứng sau Bí thư Khu ủy. Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đồng thời là Phó Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.
Trong lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chức vụ Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây có các tên gọi là Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Quảng Tây (1949 – 1954), Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Tây (1955 – 1958), Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (1958 – 1968), Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (1968 – 1979), và quay lại là Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (1979 đến nay). Tất cả các tên gọi này dù khác nhau nhưng cùng có ý nghĩa là Thủ trưởng Hành chính Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, tức nghĩa tương ứng với Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân.
Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây hiện tại là Lam Thiên Lập.[1]
Lịch sử
sửaThời kỳ đầu
sửaVào ngày 31 tháng 10 năm 1949, Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc đã phát động Chiến dịch Quảng Tây, với tư lệnh là Nguyên soái Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lâm Bưu. Lần lượt các nơi được giành lại cho Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa, giành thành phố Quế Lâm, thủ phủ của tỉnh Quảng Tây vào ngày 22 tháng 11, giành lại, Nam Ninh ngày 4 tháng 12 và giành lại Nam Quan (友谊关, Hữu Nghị Quan Trung Quốc – Việt Nam), kết thúc chiến dịch. Vào tháng 2 năm 1950, Chính phủ Nhân dân tỉnh Quảng Tây được thành lập tại Nam Ninh, với Trương Vân Dật (1892 – 1974) là Chủ tịch đầu tiên. Ông lãnh đạo Quảng Tây giai đoạn 1949 – 1954. Vào năm 1955, ông được thụ phong hàm Đại tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (Thập Đại tướng), điều chuyển vị trí công tác rời Quảng Tây.
Người kế nhiệm Đại tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Trương Vân Dật là Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Vi Quốc Thanh, Thủ trưởng hành chính Quảng Tây giai đoạn 1954 – 1975. Vào ngày 5 tháng 3 năm 1958, tỉnh Quảng Tây được đổi thành Khu tự trị Quảng Tây theo đề nghị của Thủ tướng Chu Ân Lai, bởi đây là nơi sống của người Tráng dù chỉ là thiểu số đối với người Hán. Quảng Tây trở thành một Khu tự trị (Trung Quốc). Năm 1965, Khâm Châu một lần nữa được chuyển từ tỉnh Quảng Đông đến Quảng Tây. Vào ngày 12 tháng 10 năm 1965, được phê chuẩn bởi Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Khu tự trị Quảng Tây được đổi tên thành Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Vi Quốc Thanh trong 21 năm thủ trưởng Quảng Tây lần lượt giữ chức vụ Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Tây (1954 – 1958), Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (1958 – 1968), Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (1968 – 1975).[2] Về sau, ông được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia. Trong 20 năm lãnh đạo Quảng Tây, ông đã tiến hành các cuộc điều tra và nghiên cứu chuyên sâu theo đường lối, chỉ thị và chính sách của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, kết hợp với các điều kiện thực tế của Quảng Tây, đẩy nhanh việc xây dựng Quảng Tây. Ông chỉ đạo sản xuất công nghiệp và nông nghiệp tại Quảng Tây, đạt được tiến bộ lớn.
Từ 1979
sửaVào tháng 12 năm 1979, Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đã được tổ chức lại. Từ đó đến nay, các Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây là Diễm Ứng Cơ, Vi Thuần Thúc, Thành Khắc Kiệt, Lý Triệu Chước[3], Lục Binh[4], Mã Biểu[5] và Trần Vũ.
Hiện tại, Mã Biểu là Phó chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (chín vị trí đầu của Chính Hiệp) và Trần Vũ là Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đương nhiệm, cả hai đều là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX.[6]
Từ năm 1979 đến nay, các Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đều có quê quán Quảng Tây và là người Tráng, không trở thành Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, thường được đưa về Trung ương làm Ủy viên Thường vụ Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trước khi nghỉ hưu. Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây là lãnh đạo vị trí thư hai của Khu tự trị, đứng sau Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Bí thư là người Hán.
Trong số các Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, có Thành Khắc Kiệt, vi phạm pháp luật tham nhũng nghiêm trọng. Trong khoảng thời gian từ năm 1994 đến năm 1997, Thành Khắc Kiệt nhận hối lộ tổng cộng 41,09 triệu nhân dân tệ (thực tế nhiều hơn nhiều lần) từ các đợt khoản vay của Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và Ngân hàng Công Thương Trung Quốc, công ty quốc nội, doanh nhân Hồng Kông trong các đợt hối lộ để đấu thầu, kinh doanh bất động sản tại Quảng Tây. Năm 2000, Thành Khắc Kiệt bị cách chức, khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc, kết án tử hình, chết bởi tiêm.[7]
Năm 2018, Quảng Tây đông thứ mười một về số dân, đứng thứ mười tám về kinh tế Trung Quốc với 48,8 triệu dân, tương đương với Colombia[8], Tây Ban Nha và GDP đạt 2.040 tỉ NDT (303,7 tỉ USD) tương ứng với Pakistan.[9]
Danh sách Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây
sửaTừ năm 1949 tính đến hiện tại, Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây có 11 Chủ tịch Chính phủ Nhân dân.
-
Trần Vũ (1954 -), Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (2013 – 2020).
-
Vi Quốc Thanh (1913 – 1989), Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, nguyên Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Đông, Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (1968 – 1979).
-
Trương Vân Dật (1892 – 1974), Đại tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, nguyên Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Quảng Tây (1949 – 1954).
Tên gọi khác của chức vụ Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị
sửaChủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Quảng Tây (1949 – 1955)
sửa- Trương Vân Dật, nguyên Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Quảng Tây (1949 – 1954).
Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Tây (1955 – 1958)
sửa- Vi Quốc Thanh, nguyên Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (1955 – 1959).
Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (1968 – 1979)
sửa- Vi Quốc Thanh, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (1968 – 1975).
- An Bình Sinh, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (1975 – 1977).
- Kiều Hiểu Quang, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (1977 – 1979).
Các lãnh đạo cao cấp Trung Quốc từng là Thủ trưởng hành chính Quảng Tây
sửaTrong quãng thời gian từ năm 1949 đến nay, Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây với Vi Quốc Thanh là thủ trưởng hành chính cao cấp nhất từng có, lãnh đạo hành chính Quảng Tây từ năm 1954 đến năm 1975, hơn hai mươi năm.
- Vi Quốc Thanh (1913 – 1989), Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, nguyên Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Đông, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Chức vụ của ông ở cấp Phó Quốc gia.
Ngoài ra, thủ trưởng hành chính Quảng Tây đầu tiên là Trương Vân Dật (1892 – 1974), một trong Thập Đại tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Tham khảo
sửaChú thích
sửa- ^ “广西壮族自治区代理主席,自治区政协主席 蓝天立” [Quyền Chủ tịch Chính phủ Nhân dân, Chủ tịch Chính Hiệp Quảng Tây Lam Thiên Lập]. Báo Nhân dân (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2020.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên:054
- ^ “Tiểu sử đồng chí Lý Triệu Chước”. China Vitae. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2019. Truy cập Ngày 25 tháng 10 năm 2019.
- ^ “Tiểu sử đồng chí Lục Bình”. China Vitae. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2019. Truy cập Ngày 29 tháng 11 năm 2019.
- ^ “Tiểu sử đồng chí Mã Biểu”. China Vitae. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2019. Truy cập Ngày 29 tháng 11 năm 2019.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên:1
- ^ “Sơ phẩm xét xử Thành Khắc Kiệt, án tử hình tới tội tham nhũng nghiêm trọng”. Trung Tân Xã mạng. ngày 31 tháng 7 năm 2000. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2019.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên:15
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên:7
- ^ a b c “Vi Quốc Thanh”. Baike Baidu. Truy cập Ngày 14 tháng 11 năm 2019.
- ^ “Tiểu sử đồng chí Lý Triệu Chước”. China Vitae. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2019. Truy cập Ngày 25 tháng 10 năm 2019.
- ^ “Tiểu sử đồng chí Lục Bình”. China Vitae. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2019. Truy cập Ngày 29 tháng 11 năm 2019.
- ^ “Tiểu sử đồng chí Mã Biểu”. China Vitae. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2019. Truy cập Ngày 29 tháng 11 năm 2019.
- ^ “Tiểu sử đồng chí Trần Vũ”. China Vitae. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2019. Truy cập Ngày 29 tháng 11 năm 2019.