Catherine Darnley, Công tước phu nhân xứ Buckingham và Normanby

Catherine Darnley, Công tước phu nhân xứ Buckingham và Normanby (khoảng 1681 – 13 tháng 3 năm 1743), là người con ngoại hôn của James II của Anh.


Công tước phu nhân xứ Buckingham và Normanby
Thông tin chung
SinhCatherine Darnley
Khoảng năm 1681
Mất13 tháng 3 năm 1743 (63/64 tuổi)
Gia tộcNhà Stuart
Phối ngẫuJames Annesley, Bá tước thứ 3 xứ Anglesey
John Sheffield, Công tước thứ 1 xứ Buckingham và Normanby
Hậu duệ
ChaJames II của Anh Vua hoặc hoàng đế
MẹCatherine Sedley, Bá tước xứ Dorchester

Tiểu sử

sửa

Catherine Darnley là con gái của James II của Anh và tình nhân là Catherine Sedley, Bá tước xứ Dorchester. Catherine được ban cho họ Darnley, thể hiện mối liên hệ giữa Catherine và tổ tiên là Henry Stuart, Lãnh chúa Darnley.[1] Có một số nghi ngờ về quan hệ cha con giữa Catherine và James II vì mẹ của Công nương là Catherine Sedley được cho là có những người tình khác.[2] Theo sắc lệnh vương thất, Catherine Darnley được hưởng địa vị dành cho con gái của Công tước.[3] Phù hiệu của Catherine được James II phong tặng ngày nay được kết hợp với phù hiệu của Hầu tước xứ Normanby, cho thấy rằng James II đã chấp nhận Catherine là con ruột của mình.

Người chồng đầu tiên của Catherine là James Annesley, Bá tước thứ 3 xứ Anglesey, kết hôn vào ngày 28 tháng 10 năm 1699 tại Tu viện Westminster.[4] Cặp đôi ly thân vào năm 1701 theo Đạo luật Quốc hội,[5] với lý do là vì bản tính tàn ác của Bá tước,[3] và Catherine cho rằng James Annesley đã cố giết chết mình. Catherine quyết rời bỏ chồng trong khi James đang có gắng giữ ghế trong Thượng Nghị viện thông qua địa vị của Catherine.[6] James mắc bệnh lao và qua đời sớm vào năm 1702.[7]

Catherine và James có một con gái là Catherine Annesley (khoảng 1700–1736), kết hôn lần thứ nhất với William Phipps và lần thứ hai với John Sheldon (hoặc Skelton).[8][9]

Ngày 16 tháng 3 năm 1706, Catherine tái hôn với tư cách là vợ thứ ba của John Sheffield, Công tước thứ 1 xứ Buckingham và Normanby. Đám cưới diễn ra tại Nhà thờ St Martin-in-the-Fields. Công tước xứ Buckingham và Normanby là một người ủng hộ nhiệt thành của James II, lớn hơn Catherine khoảng ba mươi tuổi và hai vợ chồng có ba người con, hai trong số đó đã qua đời khi còn nhỏ:

Những cuộc hôn nhân trước đây của ngài công tước được cho là không hạnh phúc, nhưng John lại rất yêu Catherine, và người bạn của hai vợ chồng là Alexander Pope tuyên bố rằng "bất cứ khi nào hai người họ có bất kỳ sự đối lập quan điểm nào... John sẽ không chờ đến giờ ăn tối... hay cho đến khi Catherine trở về phòng cậu ấy, nhưng luôn bỏ sổ sách hoặc công việc để đến bên vợ và nói: "Em à, em và anh không bao giờ nên bất hòa; và mặc dù anh vẫn nghĩ rằng mình đúng, em cứ làm mọi sự theo ý hướng của em."[a] Khi John qua đời vào năm 1721, Catherine đã kêu gọi Giáo hoàng và Francis Atterbury cho sản xuất một ấn bản tưởng niệm các bài thơ và các tác phẩm khác của người chồng quá cố.[6]

Vì tất cả những người con của Catherine đều đã qua đời trước Catherine, tước hiệu công tước đã bị tuyệt tự và các tước vị cũng như tài sản của người chồng quá cố của Catherine được kế thừa bởi đứa con ngoài giá thú của John là Ngài Charles Herbert Sheffield, Tòng Nam tước thứ 1. Hậu duệ của con gái Catherine, Catherine Annesley gồm có Constantine Phipps, Nam tước Mulgrave thứ 1, Henry Phipps, Bá tước thứ 1 xứ Mulgrave, Sĩ quan Hải quân Vương thất Charles PhippsSĩ quan Quân đội Anh Edmund Phipps.[11]

Tổ tiên

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ Nguyên văn là:"whenever they have had any difference... he could never stay till suppertime... nor till she returned back of herself into his room, but constantly left his books or business to come after her, and said, "Child, you and I should never fall out; and though I still think myself in the right, yet you shall have it in your way."

Tham khảo

sửa
  1. ^ The Monthly Review. R. Griffiths. 1794. tr. 202.
  2. ^ Antonia Fraser (16 tháng 6 năm 2011). The Weaker Vessel: Woman's Lot in Seventeenth-Century England. Orion. tr. 309. ISBN 978-1-78022-066-6.
  3. ^ a b Collectanea topographica et genealogica (1834). Collectanea topographica et genealogica. tr. 172.
  4. ^ G.E. Cokayne; with Vicary Gibbs, H.A. Doubleday, Geoffrey H. White, Duncan Warrand and Lord Howard de Walden, editors, The Complete Peerage of England, Scotland, Ireland, Great Britain and the United Kingdom, Extant, Extinct or Dormant, new ed., 13 volumes in 14 (1910-1959; reprint in 6 volumes, Gloucester, U.K.: Alan Sutton Publishing, 2000), volume I, page 135.
  5. ^ The history of the Royal Family: or, a succinct account of the marriages and issue of all the kings and queens of England, from the Conquest, etc. Thomas Harris. 1741. tr. 128.
  6. ^ a b Valerie Rumbold; Rumbold Valerie (29 tháng 9 năm 1989). Women's Place in Pope's World. Cambridge University Press. tr. 171-172. ISBN 978-0-521-36308-2.
  7. ^ Mosley, Charles, editor. Burke's Peerage, Baronetage & Knightage, 107th edition. Wilmington, Delaware, U.S.A.: Burke's Peerage (Genealogical Books) Ltd, 2003. Page 2674.
  8. ^ Mosley, Charles, editor. Burke's Peerage, Baronetage & Knightage, 107th edition. Wilmington, Delaware, U.S.A.: Burke's Peerage (Genealogical Books) Ltd, 2003. Volume 3, p. 3975
  9. ^ Mark Noble; James Granger (1806). A biographical history of England, from the revolution to the end of George I's reign. W. Richardson. tr. 185.
  10. ^ Doyle, James William Edmund (1885). The Official Baronage of England, v. 1. London: Longmans, Green. tr. 270. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2009.
  11. ^ “PHIPPS, Hon. Edmund (1760-1837), of Mulgrave Castle, Yorks”. History of Parliament Online. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2017.