Cao Mạnh Linh
Cao Mạnh Linh (sinh ngày 23 tháng 1 năm 1982) là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa XV từ Thanh Hóa. Ông từng là Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa XV, Phó Vụ trưởng Vụ Tư pháp, Văn phòng Quốc hội, Thư ký Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng.
Cao Mạnh Linh | |
---|---|
Chức vụ | |
Nhiệm kỳ | 23 tháng 3 năm 2024 – nay (289 ngày) |
Chủ nhiệm | Lê Thị Nga |
Kế nhiệm | đương nhiệm |
Vị trí | Việt Nam |
Nhiệm kỳ | 21 tháng 7 năm 2021 – 23 tháng 3 năm 2024 (2 năm, 246 ngày) |
Chủ nhiệm | Lê Thị Nga |
Nhiệm kỳ | 20 tháng 7 năm 2021 – nay 3 năm, 170 ngày |
Chủ tịch Quốc hội | Vương Đình Huệ Trần Thanh Mẫn |
Đại diện | Thanh Hóa |
Tỉ lệ | 89,86% |
Thông tin cá nhân | |
Quốc tịch | Việt Nam |
Sinh | 23 tháng 1, 1982 Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội |
Nghề nghiệp | Cán bộ, công chức |
Dân tộc | Kinh |
Tôn giáo | Không |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Học vấn | Cử nhân Kinh tế Tiến sĩ Luật Cao cấp lý luận chính trị |
Alma mater | Trường Đại học Luật Hà Nội Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh |
Cao Mạnh Linh là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Cử nhân Kinh tế, Tiến sĩ Luật, Cao cấp lý luận chính trị. Ông có sự nghiệp đều công tác ở các cơ quan, tổ chức của Quốc hội.
Xuất thân và giáo dục
sửaCao Mạnh Linh sinh ngày 23 tháng 1 năm 1982, quê quán tại phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Ông lớn lên và tốt nghiệp phổ thông ở thủ đô, theo học đại học ở Hà Nội và có hai bằng đại học gồm Cử nhân Kinh tế và Cử nhân Luật, sau đó học cao học, rồi là nghiên cứu sinh luật học ở Trường Đại học Luật Hà Nội, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ đề tài "Chức năng giám sát của Ủy ban tư pháp của Quốc hội Việt Nam hiện nay",[1] trở thành Tiến sĩ Luật vào năm 2020. Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 4 tháng 6 năm 2008, trở thành đảng viên chính thức sau đó 1 năm, từng theo học các khóa chính trị ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị.[2]
Sự nghiệp
sửaTháng 8 năm 2004, sau khi tốt nghiệp đại học, Cao Mạnh Linh được tuyển dụng công chức vào Văn phòng Quốc hội, được bổ nhiệm làm Chuyên viên Vụ Pháp luật của Văn phòng Quốc hội. Ông công tác ở đây 3 năm, đến tháng 8 năm 2007 thì được chuyển sang làm Chuyên viên Vụ Tư pháp, công tác liên tục thời gian dài và được nâng ngạch Chuyên viên chính từ tháng 1 năm 2015.[3] Ông là Chi ủy viên Chi bộ Vụ từ tháng 6 năm này, được bổ nhiệm làm Phó Vụ trưởng Vụ Tư pháp vào cùng năm này. Tháng 10 năm 2017, ông được phân công trực tiếp giúp việc Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, và nhậm chức Thư ký Tòng Thị Phóng từ tháng 2 năm 2019. Ông cũng giữ các vị trí như Phó Chủ tịch Công đoàn bộ phận, Văn phòng Đảng đoàn Quốc hội, Văn phòng Quốc hội trong giai đoạn này.[4]
Năm 2021, Cao Mạnh Linh được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giới thiệu tham gia ứng cử đại biểu quốc hội từ Thanh Hóa,[5] bầu cử ở đơn vị bầu cử số 2 gồm thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc, Vĩnh Lộc, Thạch Thành,[6] rồi trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV với tỷ lệ 89,86%.[7][8] Ngày 21 tháng 7 năm 2021, ông được phê chuẩn làm Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.[9]
Xem thêm
sửaChú thích
sửa- ^ “Chức năng giám sát của Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam hiện nay”. Thư viện Đại học Luật Hà Nội. 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2023.
- ^ “Tiểu sử của ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa XV Cao Mạnh Linh - Đơn vị bầu cử số 2”. Bỉm Sơn. ngày 5 tháng 5 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2023.
- ^ “Hồ sơ Cao Mạnh Linh”. Vietnamnet. ngày 10 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2023.
- ^ “Đại biểu Cao Mạnh Linh”. Bầu cử Quốc hội. ngày 10 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2023.
- ^ H.T; M.H (ngày 22 tháng 4 năm 2021). “Chương trình hành động của các ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa XV tại 5 đơn vị bầu cử của tỉnh Thanh Hóa”. Thanh Hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2023.
- ^ “Danh sách bầu cử tỉnh Thanh Hóa”. Hội đồng bầu cử quốc gia. ngày 27 tháng 4 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2023.
- ^ Mai Huyền (ngày 10 tháng 6 năm 2021). “[Infographic] - Danh sách những người trúng cử đại biểu quốc hội tại Thanh Hóa khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026”. Báo Thanh Hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2023.
- ^ Văn Thanh (ngày 11 tháng 6 năm 2021). “14 đại biểu Quốc hội tại Thanh Hoá gồm những ai?”. Thanh tra. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2023.
- ^ Luân Dũng (ngày 23 tháng 7 năm 2021). “Phê chuẩn nhân sự Phó Chủ nhiệm, Uỷ viên thường trực các Uỷ ban”. Tiền phong (báo). Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2023.
Liên kết ngoài
sửa- Cao Mạnh Linh, Bầu cử Quốc hội.