Cancer Research UK (CRUK), tạm dịch: Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Liên hiệp Anh, là tổ chức nghiên cứu ung thư độc lập lớn nhất thế giới.[2][3] CRUK được đăng ký là một tổ chức từ thiện tại Vương quốc Anh[1]Đảo Man, và được thành lập vào ngày 4 tháng 2 năm 2002 thông qua sáp nhập The Cancer Research Campaign (Chiến dịch Nghiên cứu Ung thư) và Imperial Cancer Research Fund (Quỹ Nghiên cứu Ung thư Hoàng gia).[4] Cancer Research UK tiến hành nghiên cứu bằng cả đội ngũ nhân viên của mình và các nhà nghiên cứu được tài trợ. Tổ chức cũng cung cấp thông tin về bệnh ung thư và thực hiện các chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức và tác động đến chính sách công.[5][6][7]

Cancer Research UK
Thành lập4 tháng 2 năm 2002 (2002-02-04)
LoạiTổ chức từ thiện
Số đăng ký
  • Anh và xứ Wales: 1089464
  • Scotland: SC041666
  • Đảo Man: 1103
Tiêu điểmNghiên cứu ung thư
Chính sách sức khỏe
Vị trí
  • 2 Redman Place London E20 1JQ
Tọa độ51°32′33″B 0°00′43″T / 51,5426°B 0,0119°T / 51.5426; -0.0119
Bảo trợ
Nhà Vua
Nhân vật chủ chốt
Michelle Mitchell (CEO)
Charles Swanton (Lâm sàng Trưởng)
Ketan J. Patel (Khoa học gia Trưởng)
Doanh thu
£719 triệu (2022/23)[1]
Công nhân
4591 (2023)[1]
Tình nguyện viên
25,000 (2023)[1]
Trang webhttps://www.cancerresearchuk.org/
Tên trước đây
Imperial Cancer Research Fund (ICRF)
The Cancer Research Campaign (CRC)

Hoạt động của tổ chức này hầu như hoàn toàn được công chúng tài trợ. Tổ chức gây quỹ thông qua các khoản quyên góp, di sản, gây quỹ cộng đồng, sự kiện, quan hệ đối tác bán lẻ và doanh nghiệp. Hơn 25.000 người là tình nguyện viên thường trực.[1]

Lịch sử hình thành

sửa

Imperial Cancer Research Fund (ICRF, tạm dịch: Quỹ Nghiên cứu Ung thư Hoàng gia) được thành lập vào năm 1902 với tên gọi là Cancer Research Fund (Quỹ Nghiên cứu Ung thư) và đổi tên thành Imperial Cancer Research Fund (Quỹ Nghiên cứu Ung thư Hoàng gia) vào năm 1904. Trong 20 năm tiếp theo, tổ chức này đã phát triển để trở thành một trong những tổ chức từ thiện nghiên cứu ung thư hàng đầu thế giới.[8] Ủy ban điều hành do Ngài William Church làm chủ tịch từ khi thành lập vào năm 1902 cho đến năm 1923.[9] Các phòng thí nghiệm hàng đầu của tổ chức trước đây ở Lincoln's Inn Fields, London và Clare Hall, Hertfordshire và được gọi là Viện nghiên cứu ung thư London Vương quốc Anh, hiện là một phần của Viện Francis Crick.[2]

Chiến dịch Ung thư Đế quốc Anh (BECC) được thành lập vào năm 1923 và ban đầu đã vấp phải phản ứng đối nghịch từ ICRF và Hội đồng Nghiên cứu Y khoa, những người xem đây là đối thủ.[8][10] "Chiến dịch", theo cách gọi thông tục, đã trở thành một tổ chức tài trợ rất thành công và có sức ảnh hưởng lớn. Năm 1970, tổ chức từ thiện này được đổi tên thành Cancer Research Campaign (CRC, Chiến dịch nghiên cứu ung thư).[10]

Cancer Research UK được được đăng ký chính thức với cơ quan quản lý vào ngày 20 tháng 11 năm 2001[11] sau đó chính thức thành lập do sáp nhập hai tổ chức ICRF và CRC vào ngày 4 tháng 2 năm 2002.[12] Đây là tổ chức nghiên cứu ung thư độc lập lớn nhất thế giới từ lúc thành lập đến nay[13] (tổ chức lớn nhất, Viện Ung thư Quốc gia, được Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ).[14][12] Vào thời điểm sáp nhập, ICRF có thu nhập hàng năm là 124 triệu bảng Anh, trong khi CRC có thu nhập là 101 triệu bảng Anh.[14]

Dựa trên lượt chia sẻ bài viết trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 8 năm 2019, Nature đã xếp Cancer Research UK vào top 150 trong số 200 tổ chức hàng đầu về nghiên cứu ung thư trên thế giới.[15]

CRUK có thu nhập là 718.793.138 bảng Anh và chi tiêu là 640.845.146 bảng Anh cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2023.[16]

Vào ngày 30 tháng 4 năm 2024, Vua Charles III được công bố là người bảo trợ cho tổ chức từ thiện này.[17]

Nghiên cứu

sửa
 
Viện nghiên cứu ung thư Cambridge của Vương quốc Anh.

Trong năm tài chính 2014/15, tổ chức từ thiện này đã chi 422,67 triệu bảng Anh cho các dự án nghiên cứu ung thư (chiếm 67% tổng thu nhập trong năm đó). Phần lớn chi phí còn lại được chi cho phí giao dịch và gây quỹ với một số tiền nhỏ được chi cho các dịch vụ thông tin, chiến dịch, vận động, quản lý và các hoạt động khác hoặc được lưu trữ lại.[1]

Khoảng 40% chi phí nghiên cứu (27% tổng chi phí) là dành cho nghiên cứu cơ bản trong phòng thí nghiệm về cơ sở phân tử của bệnh ung thư.[18] Phần còn lại hỗ trợ nghiên cứu về hơn 100 loại bệnh ung thư cụ thể, tập trung vào cách khám phá và phát triển thuốc; phòng ngừa, hình ảnh y khoa và phát hiện sớm; phẫu thuật và xạ trị; và các loại ung thư có tỷ lệ sống sót vẫn còn thấp, chẳng hạn như ung thư thực quản, phổi và tuyến tụy.[19]

Tổ chức từ thiện này tài trợ cho công trình của hơn 4.000 nhà nghiên cứu, bác sĩ và y tá trên khắp Vương quốc Anh, hỗ trợ hơn 200 thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu bệnh ung thư và rủi ro ung thư trên hơn một triệu người tại Vương quốc Anh.[20]

Viện nghiên cứu

sửa

Đối tác

sửa

Dự án khoa học công dân

sửa

Tổ chức từ thiện tham gia vào nhiều dự án khoa học công dân bao gồm:

  • Cell Slider – dự án đầu tiên được thành lập vào năm 2012. Các mẫu khối u ung thư vú lấy từ các nghiên cứu trước đó đã được phân tích thông qua một ứng dụng trên web.
  • Play to Cure: Genes in Space – trò chơi di động đầu tiên được phát triển cùng Guerilla Tea, bắt nguồn từ bản mẫu trong một cuộc thi chơi game kéo dài 48 giờ. Người chơi vạch ra các tuyến đường để hướng dẫn một con tàu vũ trụ trong trò chơi, tương ứng với việc phân tích dữ liệu di truyền.[26][27]
  • Reverse the Odds – một trò chơi di động dựa trên 'Play to Cure: Genes in Space' nhưng có độ chính xác cao hơn, bao gồm hoàn thành các câu đố và trả lời các câu hỏi về mẫu ung thư phổi và bàng quang.
  • The Impossible Line – một trò chơi giải đố trên thiết bị di động phát hiện lỗi di truyền trong dữ liệu ung thư vú, đã cung cấp bằng chứng cho thấy khía cạnh trò chơi làm giảm độ chính xác.
  • Trailblazer – một ứng dụng dựa trên web xem xét các mẫu mô để xác định sự có mặt hoặc vắng mặt của các tế bào ung thư.[28]

Trung tâm nghiên cứu

sửa

Tổ chức từ thiện này tài trợ cho các mạng lưới tại bảy địa điểm trên khắp Vương quốc Anh, nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các trường đại học, bệnh viện NHS và các tổ chức nghiên cứu khác. Tính trạng trung tâm được trao cho các địa điểm thực hiện nghiên cứu ung thư chất lượng cao nhất, để cung cấp kinh phí cho thiết bị và đào tạo.[29] Tính trạng trung tâm đã được chỉ định cho:

Thành tựu và tác động

sửa

Các loại thuốc được khoa học gia của tổ chức phát triển bao gồm:

Một số nhà khoa học của tổ chức đã giành được những giải thưởng lớn, bao gồm:

Các hoạt động từ thiện khác

sửa

Dịch vụ thông tin

sửa

Thông qua Cancer Health UK, một trang web được viết bằng tiếng Anh phổ thông, trang web này cung cấp thông tin về bệnh ung thư và cách chăm sóc bệnh nhân ung thư, cũng như cơ sở dữ liệu thử nghiệm lâm sàng độc đáo.[4] Một nhóm y tá cung cấp dịch vụ điện thoại bảo mật, diễn đàn Cancer Chat cung cấp nơi để người dùng trò chuyện với những người khác bị mắc bệnh ung thư và các đơn vị nâng cao nhận thức về ung thư di động cung cấp thông tin sức khỏe đến những địa điểm có tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư cao. Cung cấp thông tin thống kê thông qua mục Thống kê về ung thư. Ngoài ra, web còn cung cấp các ấn phẩm để công chúng đặt hàng và tải xuống.

Cancer Research UK xuất bản tạp chí y khoa chuyên môn hai tuần một lần, Tạp chí Ung thư Anh.[39]

Ảnh hưởng đến chính sách công

sửa

Tổ chức từ thiện này đã nỗ lực để đưa ra lệnh cấm hút thuốc ở Anh và tiếp tục chiến dịch vận động mạnh mẽ hơn nữa về vấn đề hút thuốc.[40] Tổ chức này vận động hành lang để có các chương trình sàng lọc tốt hơn và tư vấn về cách tiếp cận các loại thuốc điều trị ung thư mới.

Nguồn tài trợ

sửa
 
Một cửa hàng từ thiện của Cancer Research UK tại Bristol .

Nguồn thu gồm có:

  • Các khoản đóng góp cá nhân, đóng góp thường trực và hoạt động từ thiện, đã quyên góp được 191 triệu bảng Anh vào năm 2019/20.[41]
  • Di sản từ di chúc, huy động được 184 triệu bảng Anh vào năm 2019/20.[41]
  • Tiền bản quyền và trợ cấp từ cấp phép sở hữu trí tuệ, chẳng hạn như thuốc abiraterone, tạo ra 118 triệu bảng Anh vào năm 2019/20.[41]
  • Các sự kiện gây quỹ cộng đồng như Race for Life, Stand Up to Cancer UK và một sự kiện Race Against Cancer, quyên góp được 48 triệu bảng Anh vào năm 2019/20.[41]
  • Khoảng 600 cửa hàng từ thiện bán hàng hóa mới và hàng cũ được tặng,[42] tạo ra lợi nhuận 10 triệu bảng Anh vào năm 2019/20.[41]

Vào ngày 18 tháng 7 năm 2012, có thông báo rằng Cancer Research UK sẽ nhận được khoản tài trợ lớn nhất từ trước đến nay là 10 triệu bảng Anh từ một nhà tài trợ ẩn danh. Số tiền này được dùng để tài trợ 100 triệu bảng Anh cho Viện Francis Crick ở London.[43]

Trong đại dịch COVID-19 năm 2020, CRUK đã đóng cửa các cửa hàng và hủy các sự kiện gây quỹ quần chúng. Họ dự đoán rằng điều này, cùng với bất ổn kinh tế đã ảnh hưởng đến khả năng hoặc ý nguyện quyên góp của mọi người, sẽ khiến thu nhập giảm 30% trong năm đó và giảm trong ít nhất 3 năm.[44]

Phê bình

sửa

Vào tháng 6 năm 2011, Cancer Research UK là một trong số nhiều tổ chức từ thiện về sức khỏe (cùng với British Heart Foundation, Alzheimer's SocietyParkinson's UK) bị tổ chức bảo vệ quyền động vật Animal Aid nhắm đến trong một loạt quảng cáo trên các tờ báo Anh kêu gọi công chúng ngừng quyên góp cho các tổ chức tài trợ nghiên cứu y tế liên quan đến thí nghiệm trên động vật.[45][46]

Vào tháng 4 năm 2017, Văn phòng Ủy viên Thông tin đã phạt 11 tổ chức từ thiện vi phạm Đạo luật Bảo vệ Dữ liệu bằng cách sử dụng sai mục đích dữ liệu cá nhân của các nhà tài trợ. Cancer Research UK đã bị phạt 16.000 bảng Anh.[47]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e f Cancer Research UK, tổ chức từ thiện đã đăng ký số 1089464. Ủy ban Từ thiện Anh và Wales.
  2. ^ a b “Cancer charity mega-merger”. BBC News. 11 tháng 12 năm 2001.
  3. ^ “The Top 500 Charities”. www.charitiesdirect.com. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2015.
  4. ^ a b Gaze, Mark N.; Wilson, Isobel M. (15 tháng 7 năm 2002). Handbook of Community Cancer Care. Cambridge University Press. tr. 272. ISBN 978-1-84110-001-2. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2011.
  5. ^ “Annual Report and Accounts” (PDF). 11 tháng 12 năm 2001. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2011.
  6. ^ [1] Report on 2008/9 research activities Lưu trữ 25 tháng 7 2011 tại Wayback Machine
  7. ^ [2] Annual Review 2010/11 Lưu trữ 4 tháng 5 2012 tại Wayback Machine
  8. ^ a b Austoker, Joan (1988). A History of the Imperial Cancer Research Fund, 1902-1986 (bằng tiếng Anh). Oxford University Press. ISBN 978-0-19-723075-6.
  9. ^ “Sir William Selby Church”. Royal College of Physicians of London.
  10. ^ a b Cancer Research Campaign formerly British Empire Cancer Campaign Lưu trữ 3 tháng 3 2016 tại Wayback Machine, 1923-1981.
  11. ^ “Cancer Research UK: overview”. Companies House UK.GOV (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2022.
  12. ^ a b “Cancer Research UK”. Nat. Cell Biol. 4 (3): E45. tháng 3 năm 2002. doi:10.1038/ncb0302-e45. PMID 11875441.
  13. ^ Cancer Research UK (2024). “Our role in beating cancer globally”. cancerresearchuk.org. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.
  14. ^ a b World's biggest cancer charity formed, The Guardian, 4 February 2002.
  15. ^ “Top 200 institutions in cancer research | Nature Index 2020 Cancer”. Nature (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2022.
  16. ^ “CANCER RESEARCH UK - Charity 1089464”. Register of Charities, Charity Commission of England and Wales (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2022.
  17. ^ “His Majesty King Charles III announced as new patron of Cancer Research UK”. Cancer Research UK - Cancer News (bằng tiếng Anh). 30 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2024.
  18. ^ “Cancer Research UK: Our strategy 2009-2014”. Aboutus.cancerresearchuk.org. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2011.
  19. ^ “Annual Report and Accounts”. 11 tháng 9 năm 2014.
  20. ^ “Cancer Research UK: What we do” (PDF). Aboutus.cancerresearchuk.org. 31 tháng 3 năm 2011. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2011.
  21. ^ “Welcome to the Cancer Research UK Manchester Institute”. University of Manchester. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2015.
  22. ^ “Our institutes”. Cancer Research UK. 20 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2018.
  23. ^ “Reaarch Beacons: Cancer”. University of Manchester. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2015.
  24. ^ Rafi, Imran (4 tháng 1 năm 2006). An Introduction to the Use of Anticancer Drugs. Elsevier Health Sciences. tr. 12. ISBN 978-0-7506-8830-7. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2011.
  25. ^ “Project Press Release”. UK Centre for Medical Research and Innovation web site. 21 tháng 6 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2010.
  26. ^ Coburn, Cassandra (2014). “Play to Cure: Genes in Space”. The Lancet Oncology. Elsevier BV. 15 (7): 688. doi:10.1016/s1470-2045(14)70259-1. ISSN 1470-2045.
  27. ^ Kelland, Kate (4 tháng 2 năm 2014). “Citizens seek cancer cure with 'Genes in Space' smartphone game”. Reuters (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2021.
  28. ^ “The projects”. Cancer Research UK (bằng tiếng Anh). 2 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2017.
  29. ^ “Our Research Centres”. Cancer Research UK (bằng tiếng Anh). 11 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2022.
  30. ^ Lucy Holmes (26 tháng 8 năm 2015). “Our milestones: Cisplatin – the story of a platinum-selling life-saver – Cancer Research UK – Science blog”. Chemico-Biological Interactions. 5 (6): 415–24. doi:10.1016/0009-2797(72)90078-6. PMID 4652593. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2018.
  31. ^ Scowcroft H (21 tháng 9 năm 2011). “Where did abiraterone come from?”. Science Update Blog. 38 (13): 2463–71. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2011.
  32. ^ “Temozolomide: the brain tumour superstar”. Cancer Research UK. 26 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2018.
  33. ^ “Rucaparib: targeting DNA repair and a patient's perspective”. Cancer Research UK. 21 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2018.
  34. ^ “Tamoxifen – the start of something big”. Cancer Research UK – Science blog. 15 tháng 10 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2019.
  35. ^ Broad, William J. (7 tháng 10 năm 2015). “Nobel Prize in Chemistry Awarded to Tomas Lindahl, Paul Modrich and Aziz Sancar for DNA Studies”. The New York Times. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2015.
  36. ^ Staff (7 tháng 10 năm 2015). “The Nobel Prize in Chemistry 2015 – DNA repair – providing chemical stability for life” (PDF). Nobel Prize. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2015.
  37. ^ The Nobel Prize in Physiology or Medicine 2001.
  38. ^ Kathy Weston (5 tháng 10 năm 2015). “Counting lumps in the lawn: a look back at the 1975 Nobel Prize – Cancer Research UK – Science blog”. Scienceblog.cancerresearchuk.org. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2018.
  39. ^ “Journal Information | British Journal of Cancer”. www.nature.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2024.
  40. ^ “Chief medic considered quitting”. BBC News. 24 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2011.
  41. ^ a b c d e “How we spend your money”. 13 tháng 7 năm 2020.
  42. ^ “Ways to shop”. 26 tháng 10 năm 2016.
  43. ^ “Cancer Research UK is handed £10m”. Cambridge News. 18 tháng 7 năm 1012.
  44. ^ “Michelle Mitchell: 'Cuts to UK cancer research could have a huge impact on patients'. TheGuardian.com. 21 tháng 7 năm 2020.
  45. ^ Wright, Oliver (21 tháng 6 năm 2011). “Animal rights group declares war on leading health charities”. The Independent. London. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2011.
  46. ^ “Charities are attacked over experiments”. The Scotsman. Edinburgh. 20 tháng 6 năm 2011.
  47. ^ “ICO fines eleven more charities”. ICO. 5 tháng 4 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2021.

Liên kết ngoài

sửa