Cadmi(II) fluoride
Cadmi(II) fluoride là một hợp chất vô cơ có thành phần là hai nguyên tố cadmi và flo, và công thức hóa học là CdF2. Hợp chất này là nguồn cadmi chủ yếu, tan ít trong nước được sử dụng trong các ứng dụng nhạy cảm với oxy, chẳng hạn như trong việc sản xuất hợp kim. Ở nồng độ cực thấp, hợp chất fluoride này và các hợp chất fluoride khác được sử dụng trong các quy trình điều trị một cách hạn chế. Các hợp chất fluoride cũng có những ứng dụng đáng kể trong tổng hợp các hợp chất hóa học hữu cơ.[1]
Cadmi(II) fluoride | |
---|---|
Danh pháp IUPAC | Cadmium fluoride |
Tên khác | Cadmium(II) fluoride, Cadmium difluoride |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số EINECS | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | CdF2 |
Khối lượng mol | 150,4078 g/mol |
Bề ngoài | Tinh thể trắng |
Khối lượng riêng | 6,33 g/cm³, solid |
Điểm nóng chảy | 1.110 °C (1.380 K; 2.030 °F) |
Điểm sôi | 1.748 °C (2.021 K; 3.178 °F) |
Độ hòa tan trong nước | 4,35 g/100 mL |
Độ hòa tan | tan trong axit không tan trong etanol, alcohol và amonia dạng lỏng |
MagSus | -40,6·10−6 cm³/mol |
Các nguy hiểm | |
Nguy hiểm chính | độ độc cao |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Điều chế
sửaCadmi(II) fluoride được điều chế bằng phản ứng của khí flo hoặc hydro fluoride với kim loại cadmi hoặc muối của nó, chẳng hạn như các hợp chất chloride, oxit hoặc sunfat. Ngoài ra, hợp chất này cũng có thể thu được bằng cách hòa tan cadmi(II) cacbonat trong dung dịch axit flohydric 40%, sau đó làm bay hơi dung dịch và sấy khô trong chân không ở nhiệt độ 150 °C.
Một phương pháp điều chế khác là trộn cadmi(II) chloride vào dung dịch amoni fluoride, tiếp theo là chờ hỗn hợp kết tinh. Hợp chất cadmi(II) fluoride không hòa tan được lọc ra khỏi dung dịch.[2]
Cadmi(II) fluoride cũng được điều chế bằng phản ứng flo với cadmi(II) sulfide. Phản ứng này xảy ra rất nhanh và tạo thành hợp chất fluoride gần như nguyên chất ở nhiệt độ thấp hơn nhiều so với các phản ứng khác được sử dụng.[3]
Tham khảo
sửa- ^ “Cadmium Fluoride”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2009.
- ^ Pradyot Patnaik. Handbook of Inorganic Chemicals. McGraw-Hill, 2002, ISBN 0-07-049439-8
- ^ Haendler, Helmut; Bernard, Walter (tháng 11 năm 1951). “The Reaction of Fluorine with Cadmium and Some of its Binary Compounds. The Crystal Structure, Density and Melting Points of Cadmium Fluoride”. Journal of the American Chemical Society. doi:10.1021/ja01155a064.