Cadmi(II) chloride là một hợp chất vô cơ có cấu trúc tinh thể tinh thể màu trắng với thành phần là hai nguyên tố cadmiclo với công thức hóa học được quy định là CdCl2. Đây là một chất rắn, có tính hút ẩm và khả năng hòa tan cao trong nước và tan trong rượu. Mặc dù nó được coi là có liên kết ion, nó có tính chất cộng hóa trị đáng kể về liên kết của nó. Cấu trúc tinh thể của cadmi(II) chloride bao gồm các lớp ion hai chiều, là một tham chiếu để mô tả các cấu trúc tinh thể khác. Ngoài ra, hợp chất này còn tồn tại dưới dạng ngậm nước, với các công thức CdCl2·H2O và CdCl2·5H2O.[2]

Cadmi(II) chloride
Mẫu cadmi(II) chloride dạng hemipentahydrat
Danh pháp IUPACCadmium dichloride
Tên khácCadmi đichloride
Cadmic chloride
Nhận dạng
Số CAS10108-64-2
PubChem24947
Số EINECS233-296-7
ChEBI35456
Số RTECSEV0175000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [Cd+2].[Cl-].[Cl-]

InChI
đầy đủ
  • 1/Cd.2ClH/h;2*1H/q+2;;/p-2
ChemSpider23035
UNIIJ6K4F9V3BA
Thuộc tính
Công thức phân tửCdCl2
Khối lượng mol183,3164 g/mol (khan)
201,33168 g/mol (1 nước)
228,3546 g/mol (2,5 nước)
273,3928 g/mol (5 nước)
Bề ngoàiChất rắn trắng, tính hút ẩm
Mùikhông mùi
Khối lượng riêng4,047 g/cm³ (khan)[1]
3,327 g/cm³ (2,5 nước)[2]
Điểm nóng chảy 568 °C (841 K; 1.054 °F)[2]
Điểm sôi 964 °C (1.237 K; 1.767 °F)[2]
Độ hòa tan trong nước2,5 nước:
79,5 g/100 mL (-10 ℃)
90 g/100 mL (0 ℃)
1 nước:
119,6 g/100 mL (25 ℃)[2]
134,3 g/100 mL (40 ℃)
134,2 g/100 mL (60 ℃)
147 g/100 mL (100 ℃)[3]
Độ hòa tanTan trong alcohol, selen oxyđichloride, benzonitril
không tan trong ete, aceton[1]
tạo phức với nhiều phối tử vô cơ và hữu cơ
Độ hòa tan trong pyridin4,6 g/kg (0 ℃)
7,9 g/kg (4 ℃)
8,1 g/kg (15 ℃)
6,7 g/kg (30 ℃)
5 g/kg (100 ℃)[1]
Độ hòa tan trong etanol1,3 g/100 g (10 ℃)
1,48 g/100 g (20 ℃)
1,91 g/100 g (40 ℃)
2,53 g/100 g (70 ℃)[1]
Độ hòa tan trong đimetyl sunfoxit18 g/100 g (25 ℃)[1]
Áp suất hơi0,01 kPa (471 ℃)
0,1 kPa (541 ℃)[2]
MagSus-6,87·10-5 cm³/mol[2]
Độ nhớt2,31 cP (597 ℃)
1,87 cP (687 ℃)[1]
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhđộ độc cao
NFPA 704

0
4
0
 
PEL[1910.1027] TWA 0,005 mg/m³ (tính theo Cd)[4]
LD5094 mg/kg (chuột, đường miệng)[1]
60 mg/kg (chuột, đường miệng)
88 mg/kg (chuột, đường miệng)[5]
RELCa[4]
IDLHCa [9 mg/m³ (tính theo Cd)][4]
Ký hiệu GHSGHS06: ToxicGHS08: Health hazardThe environment pictogram in the Globally Harmonized System of Classification and Labelling of Chemicals (GHS)[6]
Báo hiệu GHSNguy hiểm
Chỉ dẫn nguy hiểm GHSH301, H330, H340, H350, H360, H372, H410[6]
Chỉ dẫn phòng ngừa GHSP210, P260, P273, P284, P301+P310, P310[6]
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Sử dụng

sửa

Cadmi(II) chloride được sử dụng để điều chế cadmi(II) sulfide, được gọi là "cadmi vàng", một chất màu vô cơ màu vàng rực rỡ, ổn định.

CdO + H2S → CdS↓ + H2O

Trong phòng thí nghiệm, CdCl2 khan có thể được sử dụng để điều chế các hợp chất organocadmi của loại hợp chất có công thức chung là R2Cd, trong đó nhóm R là aryl hoặc ankyl chủ yếu. Chúng đã từng được sử dụng trong tổng hợp xeton từ acyl chloride:[7]

CdCl2 + 2RMgX → R2Cd + MgCl2 + MgX2
R2Cd + 2R'COCl → 2R'COR + CdCl2

Hợp chất khác

sửa

CdCl2 còn tạo một số hợp chất với NH3, như CdCl2·NH3 là tinh thể vàng nhạt[8], CdCl2·2NH3 là tinh thể trắng[9], CdCl2·3NH3·½H2O và CdCl2·4NH3·½H2O đều là tinh thể bát diện màu sáng, CdCl2·5NH3 là tinh thể nhỏ màu trắng[10] hay CdCl2·6NH3 là tinh thể trắng.[9]

CdCl2 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như CdCl2·2N2H4 là tinh thể hình kim màu trắng.[10]

CdCl2 còn tạo một số hợp chất với NH2OH, như CdCl2·2NH2OH là tinh thể dạng lăng trụ sáng.[10]

CdCl2 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như CdCl2·CO(NH2)2 là tinh thể không màu, D = 2,74 g/cm³.[11]

CdCl2 còn tạo một số hợp chất với CON3H5, như CdCl2·CON3H5 (D = 2,671 g/cm³)[12] và CdCl2·2CON3H5 (D = 2,228 g/cm³)[13] đều là tinh thể không màu.

CdCl2 còn tạo một số hợp chất với CON4H6, như CdCl2·2CON4H6 là tinh thể không màu.[14]

CdCl2 còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như CdCl2·2CS(NH2)2 là tinh thể không màu, D = 2,23 g/cm³.[11]

CdCl2 còn tạo một số hợp chất với CSN3H5, như CdCl2·CSN3H5·H2O là tinh thể không màu, D = 2,41 g/cm³.[11]

CdCl2 còn tạo một số hợp chất với CSN4H6, như CdCl2·2CSN4H6 là tinh thể không màu, D = 2,19 g/cm³.[11]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e f g Anatolievich, Kiper Ruslan. “cadmium chloride”. http://chemister.ru. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2014. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  2. ^ a b c d e f g Lide, David R. biên tập (2009). CRC Handbook of Chemistry and Physics . Boca Raton, Florida: CRC Press. ISBN 978-1-4200-9084-0.
  3. ^ Seidell, Atherton; Linke, William F. (1919). Solubilithies of Inorganic and Organic Compounds (ấn bản thứ 2). New York: D. Van Nostrand Company. tr. 169.
  4. ^ a b c “NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards #0087”. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).
  5. ^ “Cadmium compounds (as Cd)”. Nguy hiểm ngay lập tức đến tính mạng hoặc sức khỏe. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).
  6. ^ a b c Bản dữ liệu Cadmi(II) chloride của Sigma-Aldrich, truy cập lúc {{{Datum}}} (PDF).
  7. ^ J. March, Advanced Organic Chemistry, 4th ed., tr. 723, Wiley, New York, 1992.
  8. ^ Beryllium and Its Congeners (Joshua Craven Gregory, May Sybil (Leslie) Burr; Griffin, 1926 - 342 trang), trang 171. Truy cập 9 tháng 4 năm 2021.
  9. ^ a b A Text-book Of Inorganic Chemistry Vol-x (J.newton Friend; 1928), trang 50. Truy cập 9 tháng 4 năm 2021.
  10. ^ a b c Gmelin-Kraut's Handbuch der anorganischen chemie... unter mitwirkung hervorragender fachgenossen (Gmelin, Leopold, 1788-1853; Kraut, Karl Johann, 1829-1912), trang 136–137. Truy cập 9 tháng 4 năm 2021.
  11. ^ a b c d Handbook… (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 24 thg 7, 2017 - 1970 trang). Truy cập 9 tháng 4 năm 2021.
  12. ^ Jian-Chao Liu, Wen-Chao Tong, Lin-Jun Xue, Tong-Lai Zhang, Li Yang – Synthesis, Crystal Structure, and Thermal Analysis of a 1D Coordination Compound Cd(SCZ)Cl2 (SCZ=Semicarbazide). Molecular Crystals and Liquid Crystals 616 (1): 125–132 (tháng 9 năm 2015). doi:10.1080/15421406.2014.927961.
  13. ^ Rui Zhang, Wen-Chao Tong, Yan-Lan Wang, Jian-Chao Liu, Li Yang – Semicarbazide as capable ligand for mutual transformation between MOF and chelate. Main Group Chemistry 16 (2): 77–84 (tháng 6 năm 2017). doi:10.3233/MGC-160227.
  14. ^ Russian Journal of Inorganic Chemistry, Tập 26,Trang 925-1820 (Chemical Society, 1981), trang 1163. Truy cập 2 tháng 4 năm 2021.