Thu Phương, tên khai sinh Nguyễn Thị Thu Phương (sinh ngày 9 tháng 10 năm 1972 tại Hải Phòng), là một nữ ca sĩ nhạc nhẹ Việt Nam đương đại. Năm 2002, tiếng hát Thu Phương từng được công chúng cũng như giới báo chí tại Việt Nam tôn vinh và công nhận danh hiệu Diva Việt Nam. Tháng 4 năm 2006, tờ tuần san âm nhạc Encore của Hoa Kỳ cho xuất bản bài "Âm nhạc phát triển khi quan hệ Việt - Mỹ được thắt chặt", trong đó Thu Phương được nhắc đến như là diva nhạc nhẹ điển hình hoạt động ở cả hai thị trường.Cô được đánh giá là một trong những giọng ca nữ nổi tiếng nhất Việt Nam từ khoảng giữa thập niên 90, đầu những năm 2000. Cô cũng được công nhận rộng rãi là một trong những nữ ca sĩ có ảnh hưởng lớn của nhạc nhẹ Việt Nam đương đại trong thời kỳ hoàng kim nhạc Việt - thời kỳ Làn Sóng Xanh.
Năm 1997, "Có phải em mùa thu Hà Nội" do cô thể hiện lập kỷ lục và đi vào lịch sử của nhạc nhẹ Việt Nam khi nó đứng đầu (tức hạng nhất) 6 tháng liên tiếp trên bảng xếp hạng Làn Sóng Xanh, một kỷ lục mà cho đến tận bây giờ chưa một ca sĩ nào có khả năng phá vỡ. Cùng năm nay, cô ra mắt đĩa đơn đầu tay của mình Un-Break My Heart do Vafaco phát hành và đạt được danh tiếng ngay tại sản phẩm này với số bản đĩa tiêu thụ được là 20.000 bản. Thu Phương cho phát hành album phòng thu đầu tay của mình, Thà làm hạt mưa bay vào tháng 9 năm 1998, nó trở thành album đi vào lịch sử của nhạc nhẹ Việt Nam khi cho ra đời ba bài hit liên tiếp trong vòng 1 năm và được xem là đĩa nhạc tiên phong mở đường cho các trào lưu nhạc techno và rap đi vào dòng chính của Việt Nam một cách chính thức.
Trong thập niên 80, Thu Phương là thành viên hát chính trong ban nhạc rock Tây Hồ. Tại thập niên 90 cô chính thức trở thành diễn viên của Nhà hát Tuổi Trẻ. Cùng với người chồng đầu tiên Huy MC, hai người trở thành cặp đôi vàng của nhạc nhẹ Việt Nam thời kỳ này. Với giọng hát trầm khàn, cô đã giành được nhiều giải thưởng âm nhạc trong nước trong thời kỳ Làn Sóng Xanh và một Huy chương vàng liên hoan nhạc nhẹ Việt Nam toàn quốc năm 1995.
Với những cống hiến lâu dài cho nghệ thuật của Thu Phương đối với người Việt tại Hoa Kỳ nói riêng cũng như trên toàn thế giới, năm 2014, cô vinh dự được nhận Bằng chứng nhận và vinh danh với những đóng góp của mình cho việc gìn giữ văn hóa Việt Nam tại Hoa Kỳ đối với mảng âm nhạc đại chúng đương đại. Năm 2015, cô là huấn luyện viên của chương trình Giọng hát Việt mùa thứ 3 cùng với Tuấn Hưng, Đàm Vĩnh Hưng và Mỹ Tâm. Năm 2016, Thu Phương thực hiện một loạt các hoạt động và sản phẩm âm nhạc nhằm đánh dấu 30 năm ca hát của cô tại Việt Nam. Năm 2018, cô quay trở lại với vai trò huấn luyện viên mùa thứ 5 của chương trình Giọng hát Việt cùng với Lam Trường, Noo Phước Thịnh và Tóc Tiên.
Có phải em mùa thu Hà Nội là ca khúc nổi tiếng nhất của Trần Quang Lộc được ra đời năm 1972, phổ từ thơ của Tô Như Châu. Bài bát được đón nhận nồng nhiệt từ các ca sĩ cũng như khán giả, vì lời nghe lãng mạn, mơ màng của mùa thu, lồng trong một khung cảnh cổ kính của Thăng Long xưa với lịch sử của "hồn Trưng Vương sông Hát". Sự đồng cảm của hai tác giả đã cho ra đời một tuyệt phẩm. Cái hay của Trần Quang Lộc là đã “chắt” những vần thơ “đắt” nhất của Tô Như Châu cho vào một khuông giai điệu tuyệt đẹp với tiết tấu dàn trải, tự nhiên và lẫn thêm nhiều hư ảo. Năm 1997, bài hát này với tiếng hát Thu Phương đứng đầu Top Làn Sóng Xanh 6 tháng liên tiếp, một kỷ lục chưa bị một ca sĩ nào phá vỡ. Ca khúc được ghi âm chính thức trong album tuyển tập "Hà Nội Gold Melodies - Hà Nội mùa lá bay" với ba tiếng hát Ngọc Tân, Thu Phương và Mỹ Linh cùng năm này. Đến năm 1998, nó một lần nữa được yêu thích đặc biệt qua tiếng hát của Phương và có mặt trong đĩa Thà làm hạt mưa bay. Năm 1998 vẫn là ca khúc này với tiếng hát của Phương, bài hát được trao giải Ca khúc hay nhất trong năm của Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.[1][2]
Danh sách tiết mục trên các video âm nhạc hải ngoai của Thu Phương là bảng danh sách bao gồm những ca khúc và nhạc phẩm, phần trình diễn hoặc các tiết mục Thu Phương ghi hình cho các trung tâm ca nhạc tại Hoa Kỳ từ năm 2003 cho đến nay. Đây là những nhạc phẩm không xuất hiện trong các album video được phát hành chính thức của Thu Phương và được độc quyền bởi các trung tâm này.
Năm 2015, tiết mục "Trở về dòng sông tuổi thơ" của Thu Phương trong Paris By Night 111 là một trong năm tiết mục được World Choreography đề cử nhận giải tại Hollywood ngày 16 tháng 11 năm 2015. World Choreography Awards là giải thưởng thường niên được tổ chức nhằm tôn vinh sự sáng tạo, đổi mới và đa dạng trong nghệ thuật.[3]
Danh sách đánh giá và nhận xét dành cho Thu Phương là bảng danh sách bao gồm những nhận xét và đánh giá về giọng hát cũng như sự nghiệp của ca sĩ Thu Phương đến từ giới chuyên môn, đồng nghiệp và các nhà báo tại Việt Nam cũng như tại Hoa Kỳ kể từ năm 1986 cho đến nay. Ngoài ra cô còn xuất hiện trong hai tài liệu có giá trị học thuật cao của ngành phê bình âm nhạc Việt Nam là sách kỷ yếu “Các ngôi sao nhạc nhẹ Việt Nam – hội tụ và tỏa sáng”, trong đó tôn vinh 10 chân dung nghệ sĩ có đóng góp cho nhạc nhẹ Việt Nam trong 1 thập kỷ (1991-2001)
VTV Bài hát tôi yêu là một giải thưởng âm nhạc ra đời năm 2002 và năm 2003 nhằm tôn vinh các video ca nhạc xuất sắc cũng như các ê-kíp thực hiện video ca nhạc trong nền nhạc nhẹ Việt Nam. Thu Phương tham gia giải với hai video ca nhạc là Khúc xuân thực hiện vào năm 2001 và Ngủ ngoan nhé ngày xưa thực hiện vào năm 2002. Hai video đều được thực hiện vởi đạo diễn Việt Tú. "Khúc xuân" lọt vào top 5 video của tháng trong khi đó "Ngủ ngoan nhé ngày xưa" chiến thắng ở cả ba hạng mục quan trọng nhất của giải với "Ca khúc được yêu thích nhất"[4], "Ca sĩ được yêu thích nhất" và "Video âm nhạc nghệ thuật xuất sắc nhất do Hội đồng nghệ thuật bình chọn".[5]
Biển chiều là tên một ca khúc nhạc phim của ca sĩ Thu Phương được cô thu âm và phát hành vào năm 1998. Ca khúc này được sáng tác bởi nhạc sĩ Tuấn Phương và đươc sử dụng như bài hát chủ đề trong bộ phim truyền hình nhiều tập "Những đứa con của biển" phần I "Đảo vắng" ra mắt công chúng năm 1998. Ca khúc được phát hành trong đĩa nhạc "Các ca khúc trong phim - Mong ước kỷ niệm xưa" gồm 10 ca khúc nhạc phim nổi tiếng trong phim truyền hình thập niên 90.
Top Hits là một series âm nhạc ra đời năm 1997 được sáng lập bởi nhạc sĩ Nguyễn Hà[6] kết hợp với trung tâm băng nhạc Vafaco[7]. Đây được xem là chương trình ca nhạc tiền đề của Làn Sóng Xanh, trở thành hiện tượng đầu năm 1997 và làm nên tên tuổi cho Thu Phương. Cô cũng trở thành ca sĩ ấn tượng nhất trong chương trình âm nhạc này. Không giống như Làn Sóng Xanh tôn vinh các ca khúc nhạc Việt Nam, Top Hits lại khai thác và thể hiện các ca khúc nhạc ngoại lời Việt trong giai đoạn thập niên 90.
Công ty Thế giới Nghệ Thuật là một công ty tổ chức biểu diễn tại California, Hoa Kỳ. "Công ty Thế giới Nghệ Thuật" cũng là công ty quản lý của ca sĩ Thu Phương trong vòng ba tháng của năm 2003. Công ty chịu trách nhiệm sản xuất, in ấn băng đĩa, book show, đại diện truyền thông và các vấn đề liên quan đến ca sĩ Thu Phương. Cùng với việc đầu quân cho công ty này, Thu Phương đồng thời cũng trở thành ca sĩ độc quyền cho công ty trong vòng ba tháng, trước khi về với D&D Entertainment. Thời gian làm việc với "Công ty Thế giới Nghệ Thuật", Thu Phương đã xuất hiện trong các Đại nhạc hội lớn tại Hoa Kỳ, tiêu biểu phải kể đến là "Đại nhạc hội San Jose 2003". Ngoài ra, công ty cũng phát hành ba sản phẩm âm nhạc cho cô tại thị trường Hoa Kỳ là đĩa đơn "Mong chờ" năm 2003 và hai album tổng hợp hit (greatest hits) là Mơ về nơi...khi xưa ta bé năm 2003 và "The best of" năm 2011.
Training video sessions for Team Thu Phương 2015 là một loạt video đặc biệt được xuất bản bởi ca sĩ Thu Phương và công ty quản lý của cô D&D Entertainment vào tháng 8 năm 2015. Đây là loạt video hướng dẫn tập luyện trước khi bước vào vòng live show của đội Thu Phương trong chương trình Giọng hát Việt năm 2015. Các video này được tung ra vào đầu tuần diễn ra đêm liveshow và được đăng tải trên hai kênh của Việt Vision và Giọng hát Việt. Các video được thực hiện tại studio của công ty Việt Vision.
Điều cuối cùng...đợi chờ là album phòng thu thứ năm và cũng là album phòng thu thứ hai của ca sĩ Thu Phương tại Mỹ. Đây là sản phẩm tiếp tục đánh dấu sự kết hợp của Phương với bộ đôi nhạc sĩ - nhà sản xuất Nhật Trung & Việt Anh, được phát hành bởi công ty quản lý của cô, D&D Entertainment vào ngày 5 tháng 1 năm 2007. Điều cuối cùng...đợi chờ là một album tuyển tập tác giả (hay còn gọi là greatest hits) gồm những sáng tác của nhạc sĩ Việt Anh được thể hiện bởi giọng ca gắn liền với tên tuổi của anh – Thu Phương. Điều cuối cùng...đợi chờ được đánh giá là một đĩa nhạc ″gợi lại nhiều kỷ niệm của một thời kỳ nhạc pop còn giản đơn và say đắm, mặc dù đĩa này không có mấy sự sáng tạo trong sản xuất/phối khí cũng như phong cách″. Với 11 tình khúc lãng mạn và đầy chiều sâu, Thu Phương đã mang đến cho người nghe một album nhiều cảm xúc. Đồng thời, album cũng cho ra đời đĩa đơn ″Chưa bao giờ″ gây được thành công lớn vào giai đoạn này, kéo dài bảng danh sách các bài hit của Phương và đưa cô đến gần hơn với lớp khán giả trẻ sau này.
First Tour in USA là chuyến lưu diễn đầu tiên của ca sĩ Thu Phương diễn ra vào nửa cuối năm 2001 tại bốn thành phố lớn của Hoa Kỳ. Đây là tour diễn đầu tiên trong sự nghiệp của Thu Phương với sự kết hợp với Huy MC và những người bạn. Cùng với tour diễn đầu tay này, Thu Phương ghi tên mình trở thành nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên được mời sang Hoa Kỳ thực hiện một tour diễn xuyên Mỹ. "First Tour in USA" được phát hành vào cuối năm 2001 với các định danh băng VHS và DVD tại Việt Nam và Hoa Kỳ.
Nhật Trung (sinh năm 1969), là một nhạc sĩ sáng tác và hòa âm kiêm ca sĩ thuộc dòng nhạc hải ngoại, nhạc trẻ và nhạc nhẹ.
Là con trai của nhạc sĩ Hữu Xuân (Hoa tím ngày xưa), mẹ là nghệ sĩ Xuân Nhung, Nhật Trung học nhạc khoa piano từ khi 5 tuổi, vào nghề từ năm 14 tuổi ở Hà Nội, anh đã đi chơi văn nghệ kiếm tiền, sau đó anh vào Sài Gòn và cộng tác với các nhạc sĩ nổi tiếng như Quốc Dũng, Bảo Chấn. Anh học classic piano (dương cầm cổ điển) trong 16 năm, tại Nhạc viện Hà Nội rồi Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, và sau khi tốt nghiệp Đại học với hạng Ưu, anh qua Mỹ năm 1998 học tiếp về nhạc "pop" và các lớp về "studio" tại trường Holly Name tại Oakland, California, Hoa Kỳ.
Nỗi niềm là một album hợp tác tuyển tập của Thu Phương với nam ca sĩ Quang Minh được phát hành bởi công ty quản lý của cô D&D Entertainment vào mùa thu năm 2006. Nó là đĩa nhạc thứ hai nằm trong "bộ ba album - The Friends" (trilogy) được thực hiện tại Hoa Kỳ, với sự kết hợp sản xuất của nhạc sĩ Sỹ Dự và ban nhạc The Friends tại đây. Khác với hai đĩa còn lại trong "bộ ba The Friends", nếu "Em ra đi mùa thu" là nhạc tiền chiến còn "Thời gian ơi" khai thác nhạc trẻ và nhạc quốc tế thì đĩa "Nỗi niềm" lại chọn cho mình dòng "nhạc thính phòng"- tức âm nhạc Việt Nam giai đoạn 1954-1975.
Dòng sông lơ đãng là một chương trình biểu diễn được thực hiện bởi nhạc sĩ Việt Anh vào cuối tháng 7 năm 2016. Đây là chương trình đánh dấu 20 năm sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Việt Anh. Trong chương trình Thu Phương tham gia với vai trò ca sĩ khách mời đặc biệt như một người bạn trị kỉ trong âm nhạc với tác giả[8], cô thể hiện ba ca khúc solo là "Dòng sông lơ đãng", "Đêm nằm mơ phố" và "Em sẽ chẳng là ai". Chương trình được đánh giá là một cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp âm nhạc của Thu Phương và Việt Anh.[9][10]
Trong suốt chiều dài sự nghiệp (1986-nay), ca sĩ Thu Phương đã đạt được nhiều giải thưởng, đề cử và thành tích được công nhận ở phạm vi quốc gia và ngoài quốc gia. Cô được coi là một trong những ca sĩ thuộc thế hệ thứ hai của nền nhạc nhẹ Việt Nam đạt được nhiều giải thưởng nhất.
Thu Phương và chồng Huy MC tiên phong đọc rap và mở đường cho trào lưu hip hop tại Việt Nam với việc thành lập nhóm nhảy Discovery vào mùa thu năm 1997. Đây được xem là một trong những cải cách và bước tiến của Thu Phương đối với nền âm nhạc đại chúng Việt Nam khi cô là ca sĩ solo đầu tiên của Việt Nam thành lập một nhóm nhảy riêng cho mình. Họ xuất hiện đều đặn trong các tour, một số video clip và các buổi trình diễn của hai vợ chồng cô. Sự xuất hiện của nhóm Discovery trở thành một phần không thể thiếu, góp phần tạo nên đặc trưng trong phong cách trình diễn của cặp đôi Phương & Huy thời kì đỉnh cao, tương tự như cách mà Michael Jackson hay Madonna đã làm và thành công vào cuối thập niên 80.
Popular Music of Vietnam là một cuốn sách nghiên cứu và tìm hiểu về đời sống âm nhạc đại chúng của Việt Nam xuất bản năm 2008 của tác giả Dale A. Olsen[11]. Cuốn sách dựa chủ yếu vào những nghiên cứu của tác giả tại các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội và các đô thị khác của Việt Nam, đồng thời đi sâu vào tìm hiểu về những cách thức toàn cầu hóa và kinh tế thị trường ảnh hưởng cũng như xâm nhập vào âm nhạc và nền tảng văn hóa của giới trẻ Việt Nam. Ngoài ra, sách cũng phân tích sự khác biệt giữa âm nhạc "của chính phủ" nhằm tưởng nhớ quá khứ tạo thế đối lập với một dòng âm nhạc "mới", còn được gọi với tên "Làn Sóng Xanh", được ra đời với mục đích canh tân và làm mới nhạc Việt theo nhu cầu của nền âm nhạc hội nhập. Thu Phương được nhắc đến trong cuốn sách như một ca sĩ trụ cột tại Hà Nội giai đoạn đầu thập niên 90, và đã có những đóng góp lớn cho việc hình thành và phát triển nhạc nhẹ Việt Nam thời kỳ Làn Sóng Xanh.
... rằng "Điều cuối cùng...đợi chờ" là album tác giả duy nhất của Thu Phương, đánh dấú dòng nhạc của nhạc sĩ Việt Anh gắn liền với tên tuổi của Thu Phương ?
Những đứa con của biển (phần Đảo Vắng) (1998) • Hoa lục bình (1999) • Kẻ không cầu may (2000) • Hạnh phúc mong manh (2014) • Già gân, mỹ nhân và găng tơ (2016)
Festival liên hoan âm nhạc quốc tế tại Viêng Chăn, Lào (1991) • Festival liên hoan âm nhạc giao lưu văn hóa tại Băng Cốc, Thái Lan (1994) • Festival liên hoan âm nhạc đại lục tại Bắc Kinh, Trung Quốc (1995) • Liên hoan âm nhạc thuộc khuôn khổ Festival Thanh niên thế giới tại Habana, Cuba (1997) • Festival âm nhạc quốc tế Rock & Roll Jazz Beatles Tribute (2001) • Festival âm nhạc kỉ niệm 20 năm phong trào Làn Sóng Xanh thời kỳ đỉnh cao và hoàng kim (1997-2017) (2018)
Concert hợp tác/tham gia
Đêm nhạc giao lưu với SV 95 (với nhạc sĩ Trần Hoàn) (1995) • Ký ức Hà Nội Phố Concert (với nhạc sĩ Phú Quang) (1996, 1997) • Tuổi 20 và những Tình khúc của Jimmii Nguyễn (với Jimmii Nguyễn & Nhà hát Tuổi trẻ) (1997) • Đêm rực lửa[13](với Huy MC & Cola Hải Phòng) (1997) • Nghe Mưa Tour (với nhạc sĩ Bảo Chấn) (1997) • Dấu ấn 2 thế kỷ Concert[14] (với nhạc sĩ Phú Quang) (2001) • Lời của giòng sông Concert (tribute to Trịnh Công Sơn) (với Trần Thái Hòa & Nhóm Hướng Dương) (2004) • Trần Quang Lộc's Night Concert (với nhạc sĩ Trần Quang Lộc) (2011) • Tình ca Đăng Khánh Concert (với nhạc sĩ Đăng Khánh) (2013) • The Master of Symphony Concert (với Masteri Corp.) (2015, 2017) • Dòng sông lơ đãng Concert (với nhạc sĩ Việt Anh) (2016) • Trên đỉnh Phù Vân Concert (với nhạc sĩ Phó Đức Phương) (2016) • Trong miền ký ức Concert (với nhạc sĩ Phú Quang) (2018) • Đi tìm bóng núi Concert (với nhạc sĩ Dương Cầm và tưởng nhớ nhạc sĩ An Thuyên) (2019) • Saigon by Night Concert (by Alpha King) (2019)[15] • The Master of Symphony Concert (2019)
Trên thực tế, hoạt động sáng tạo và biểu diễn nhạc nhẹ Việt Nam trong suốt hơn hai thập kỷ qua, còn phong phú, sinh động hơn nhiều so với nhận thức của một đơn thể nghiên cứu - Đó là sự ra đời của các tác phẩm nhạc nhẹ quy mô như nhạc múa Dòng sông lửa của Cao Việt Bách - Trần Đình Quý; ca nhạc kịch Thạch Sanh của Đức Minh. Đó là sự hình thành các phong cách biểu diễn nhạc nhẹ ngày càng chuyên nghiệp hóa của Ái Vân, Lệ Quyên, Cẩm Vân, Ngọc Bích, Y’Moan… (thập kỷ 80), của Thanh Lam, Hồng Nhung, Thu Phương,…(thập kỷ 90). Đó là các giải thưởng dành cho ca sĩ Việt Nam trong các liên hoan nhạc nhẹ quốc tế.[16]"Thu Phương được đánh giá là một trong những giọng ca tiêu biểu có ảnh hưởng lớn của nhạc nhẹ Việt Nam thập niên 90 và hình thành một phong cách trình diễn chuyên nghiệp hóa. Đánh giá này trích từ tác phẩm lý luận âm nhạc Một cách nhìn biện chứng về nhạc nhẹ Việt Nam của tác giả Thân Văn Bình đoạt Giải thưởng Âm nhạc Việt Nam2003 do Hội Nhạc sĩ Việt Nam trao tặng[17]
Tiếng hát vỗ về những cơn khát còn sân khấu như con thuyền lớn làm người thưởng thức cũng chếnh choáng hệt đang đi trong giấc mơ đại dương...Người đàn bà đã hát như cuộc nhập hồn và lên đồng chứ không dừng lại mức độ thể hiện đưa âm thanh nấc nghẹn lên cuống họng. Nói như vậy để thấy mức độ khác nhau giữa người hát và ca sĩ. Ca sĩ càng chuyên nghiệp thì mỗi bài hát là một cuộc hóa thân chứ không phải trình diễn. Để khán giả tự đem về những mảnh vỡ của cảm xúc thủy tinh...Phải chăng vẫn cháy trong tâm hồn Phương một ngọn lửa lạnh?...Ngọn lửa lạnh âm thầm cháy đượm, bền bỉ và hạnh phúc.[18]
Thu Phương , Thanh Lam, , Bằng Kiều, Tùng Dương, Tấn Minh họ là những nghệ sĩ có đẳng cấp nghệ thuật cao, họ luôn làm mới chính họ, mới và hay, giàu sức thuyết phục, chính những phẩm chất đầy sáng tạo ấy làm nên tên tuổi họ.[19]
Tôi còn nhớ kỉ niệm về Phương, khi Phương mới là ngôi sao mầm non của đoàn ca nhạc nhẹ Nhà hát Tuổi trẻ. Lúc đó tôi book tour cho Phương vào Sài Gòn hát nhưng hồi đó em còn rụt rè, khi tôi nói muốn trả tiền thu âm, em bảo chú trả bao nhiêu chú trả. Tôi nhìn và nhận ra được em sẽ thành ngôi sao trong tương lai. Và chỉ một năm sau, cái tên Thu Phương đốt cháy sân khấu Sài Gòn bằng hai bài nhạc quốc tế là Bang Bang và I want to spend my lifetime loving you, mang lại cho cô tên tuổi và danh tiếng. Một kỉ niệm vui nữa về Phương là trong show Nghe mưa (Bảo Chấn - Dương Thụ) năm 1997, tôi giao cho Phương là người đầu tiên hát bài Biển chờ. Khi nghe những câu đầu tiên “Tôi vẫn chờ…” nhưng chưa thấy ca sĩ xuất hiện, cả khán phóng ngạc nhiên. Sau đó tất cả mới ồ lên vì thực ra Phương được phân công đứng trên nóc nhà hát. Sau tiết mục đó cô đi xuống, khán giả vỗ tay không dứt. Đó là lần đầu tiên một danh ca được phân công đứng hát trên nóc Nhà hát Hòa Bình[21]
Nhớ hồi khoảng năm 1986, chiều chiều tôi đi bộ từ 25 Trần Bình Trọng về phố Lò Đúc ăn cơm, hay rẽ qua Nhà hát Tuổi trẻ để thăm 3 cô học sinh nội trú là Thu Phương, Khánh Huyền, Lan Hương và mang những bản romance mới viết cho các cô bé hát.Khi đó Thu Phương gầy và cao, có lẽ do đói ăn...Sau này, khoảng năm 2000, tôi có nhờ Thu Phương hát hai bài hát cho phim truyền hình là bài "Tôi vẫn hát" và "Ngọn gió mùa xuân", Phương có thẩm âm và tiết tấu cực kỳ nhạy cảm.Bài "Tôi vẫn hát" trong phim "Kẻ không cầu may" khi đó được rất nhiều người thích vì dấu ấn của giọng hát Thu Phương đầy xúc cảm. Tiếc là Thu Phương đã không hát lại bài đó. Bài đó như được viết ra để dành cho Phương, sau này cũng có vài người hát nhưng không ai hát hay được như Thu Phương cả. Còn một kỷ niệm làm tôi nhớ mãi, đó là, khi thu thanh bài hát xong (ở studio trường Quân đội). Tôi loay hoay để mix bài hát thì Thu Phương về lúc nào không biết. Tôi chưa trả tiền thù lao cho em. Hôm sau tôi mang bài đã mix cho Phương nghe và xin lỗi vì hôm qua chưa đưa tiền thì Thu Phương nói: Em biết các anh là nhạc sĩ làm gì có tiền nên em về luôn chứ không phải quên, và Phương ko nhận tiền...Vậy mà "Bèo trôi sóng vỗ chốc 15 năm" rồi…
Nhiều người hỏi tôi, Thu Phương nằm ở đâu giữa các divas, ở vị trí nào trên bản đồ nhạc đại chúng Việt. Tôi trả lời chung ở đây, rằng Phương không tự vẽ bản đồ cho mình, nên bạn đặt em ở đâu cũng được. Một chấm nhỏ xíu. Một hình bóng mơ hồ. Sao cũng được. Chỗ của Phương, vị thế của em nằm ở chỗ khác: ở trong tim những người nghe nhạc nhiều thế hệ. Có lẽ mãi mãi, chất alto vừa đằm sâu ẩn ức vừa thơm ngát như những luồng sáng tỏa ra từ một chiếc đỉnh đồng đốt trầm, của em, vẫn còn ở thật vững trong trí nhớ thính giả. Mãi mãi.[22]
Năm 1996 nghe Thu Phương hát trong 1 đêm nhạc & tôi bị thu hút bởi chất giọng trầm thật tình cảm của cô. Ngay sau đó, tôi mời Thu Phương thu âm bài hát "Un-Break My Heart" với lời Việt do cố nhạc sĩ Đỗ Quang viết. Khi thu xong càng nghe càng thấy hay nên tôi mạo hiểm đưa hình của cô lên bìa CD luôn. Album nhanh chóng được khán giả đón nhận, lan tỏa khắp Việt Nam & tên tuổi của Thu Phương cũng trở thành hiện tượng vì nổi tiếng quá nhanh. Tuy nhiên, để có được giọng hát "thổn thức" lòng người, ngoài chất giọng đặc biệt trời cho, cô đã có quãng thời gian 10 năm biểu diễn hằng đêm tại Hà Nội để có được sự điêu luyện trong nghề nghiệp.[23]
Tôi bất ngờ khi ca khúc "Đêm nằm mơ phố" tạo được thành công lớn khi nó được nhiều người yêu thích và chia sẻ trên các diễn đàn âm nhạc. Ngay cả ca khúc "Chưa bao giờ" với câu hát nổi tiếng "... quên được không những điều ta chưa bao giờ..." tuy rất hiếm được biểu diễn live trên sân khấu cũng đã được các ca sĩ trẻ hát lại không biết bao lần. Tôi sáng tác những ca khúc của mình rất tự nhiên và phụ thuộc hoàn toàn vào cảm xúc. Nhưng khi đưa cho Thu Phương hát thì tôi lại thấy hình như chúng thuộc về cô ấy.[24]
Người ca sĩ này là người thể hiện, vừa sáng tạo được ca khúc của nhạc sĩ vừa thể hiện được chất riêng của mình. Những vết thương tôi gửi gắm thì cô đều nhận ra. Cụ thể là trong bài hát của tôi thường có những chìa khóa, password, những bí mật chỉ thú vị với mình thì Thu Phương đều là người phát hiện điều ấy."[25]
Phương căn bản có một chất giọng trầm khàn đặc biệt và đó là tố chất quan trọng của một giọng ca nổi tiếng. Bên cạnh đó, Phương rất có năng khiếu, là người nắm bắt rất nhanh các kỹ thuật thanh nhạc. Chỉ cần nghe một nghệ sĩ nước ngoài xử lý ca khúc, Phương có thể học ngay được cách xử lý, luyến láy đó của họ. Phương có một đặc điểm là lúc nào cũng hát rất chân thật bằng cảm xúc của mình.[27]
Thời điểm ấy, Thanh Lam, Mỹ Linh, vợ chồng Thu Phương & Huy MC rồi các nhạc sĩ như Đỗ Bảo, Quốc Trung là những cái tên rất được biết đến ở vũ trường. Họ kiếm tiền bằng việc đi hát, đánh nhạc tại vũ trường cũng đủ cảm thấy sung túc. Nếu những người chạy sô đều đặn thì cũng phải được 50 đô/ ngày. Nên nhớ, vào thời điểm ấy, 1 dollar chỉ bằng khoảng 14, đến 15 ngàn tiền Việt.[28]"
Thu Phương là một “người đàn bà hát” kỳ lạ nhất tôi đã từng nghe. Người đàn bà kể chuyện nỗi buồn khách quan nhất, thông cảm nhất bằng giọng hát vô cùng tinh tế, từng trải và đầy nỗi niềm. Tôi thích “chất” đàn bà mà chị Thu Phương truyền tải qua âm nhạc của chị, một màu không thể trộn lẫn.[29]
Thời đó thì làm gì có người để mà định hướng cho mình. Em cứ tìm đi, hầu hết thời đó để tôi kể em nghe Thanh Lam, Hồng Nhung, Thu Phương, Lam Trường, Phương Thanh, Siu Black. Đúng sáu người, không có ai có hết.[cần dẫn nguồn]
Giọng hát ấy có một sức hút khác, đó là sự trải nghiệm… Đủ để mỗi lần Phương cất giọng, là những lời ca bỗng dưng tha thiết. Đối với một nghệ sĩ, sự trải nghiệm như chất keo dính với đời sống và tự nó thắp sáng cho con đường nghệ thuật.[30]
Tôi với Thu Phương nhiều kỉ niệm lắm, lần đầu tiên tôi về Việt Nam và hát trong đoàn của Thu Phương và đó cũng là lần đầu tiên tôi nhận ra rằng đây là một giọng hát thực sự liêu trai, một giọng hát rất là thu hút, một điều gì đó lạ lắm ở cô ấy mà khiến cả đêm diễn của tôi, tôi có thể nhường cho Thu Phương hết.[32]
Chị Thu Phương là một đàn chị của em rồi. Hồi em vừa đi học và mới vào Sài Gòn, sau đó em nổi tiếng cũng giống như chị Thu Phương và em cũng nghe rất nhiều bài của chị ấy và chị ấy cũng có rất nhiều kinh nghiệm trong việc truyền đạt cho các thí sinh.Đó cũng là cơ hội rất tốt cho các bạn trẻ khi được gặp gỡ và làm việc với một bậc đàn chị có nhiều kinh nghiệm như vậy và một giọng hát hay nữa.[34]
Với riêng Hà Anh Tuấn, Thu Phương là một đàn chị mà anh ngưỡng mộ. Thu Phương là một trong những giọng hát đẹp và cảm xúc hiếm có. Anh nể phục và kính trọng tình yêu đối với âm nhạc của giọng ca Hải Phòng. Anh tâm sự: "Sân khấu âm nhạc không dành cho những người giống nhau, nếu phải nói điểm chung thì chắc là cả Thu Phương và tôi đều tôn trọng đến cực đoan những không gian âm nhạc đậm chất tự sự.[35]
Chị Thu Phương là một người phụ nữ vô cùng tuyệt vời đối với em, là ông mặt trời của đời em. Thực sự là Tùng rất là hâm mộ giọng ca của chị Thu Phương và em cực kỳ thích "Không còn mùa thu".[38]
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cho rằng Thu Phương là người thể hiện thành công nhất các sáng tác của ông và đánh giá “cô đã tạo ra một lối hát mới cho âm nhạc của ông”.[40]
Nhạc sĩ Nam Lộc cũng dành những đánh giá tích cực cho Thu Phương và cho rằng cô “đã dung hòa được những giá trị của một ca sĩ sinh ra và lớn lên trong nước với cách thể hiện của ca sĩ hải ngoại”.[41]
"Tôi chính là người đưa Thu Phương đến với nhạc Việt Anh, góp phần tạo nên thành công của cặp đôi ca sĩ - nhạc sĩ này. Những bài hát đầu tiên của Việt Anh như Dòng sông lơ đãng, Nơi mùa Thu bắt đầu, Không còn mùa Thu, Người đi xa mãi... cũng đều do tôi hòa âm và đưa vào các album tổng hợp bán chạy nhất ở thời điểm đó.[42]
Âm nhạc của Thu Phương thì Dương Cầm cũng nghe từ rất lâu và cũng đã ngưỡng mộ chị từ rất là lâu. Qua đó thì mình cũng đã có những cái sợi dây về âm nhạc và thấu hiểu nhau từ trong những cái vô thức nào đó. Khi hai chị em kết hợp với nhau thì nó cũng cho ra những cái mới mẻ và những sự phá phách mới cho chính ca sĩ Thu Phương.[44]
"Có thể nói không quá lời, Thu Phương chính là ngôi sao ca nhạc/giải trí đầu tiên của thập niên đổi mới (tại phía Bắc). Những gì cô thể hiện cách đây hơn 20 năm là cuộc canh tân thực sự về trình diễn sân khấu tại Việt Nam thời đó. Tức là máu lửa, là bốc, là sự giao thoa rất International của một ca sỹ Việt với những trào lưu đương đại của thế giới."[13]
Bước tiến và các cải cách đối với nền nhạc nhẹ Việt Nam
Ngôi sao International
Thu Phương được coi là "ngôi sao mang hơi hướng quốc tế" đầu tiên của miền bắc giai đoạn sau đổi mới.
Phát hành single
đi đầu trong việc phát hành đĩa đơn (single) trên thị trường băng đĩa Việt Nam.
Hát song ngữ
ngôi sao đi tiên phong và thành công nhất tại Việt Nam với mảng hát song ngữ Anh - Việt (không đơn thuần là chỉ cover nhạc quốc tế như thế hệ trước), cũng như chuyển ngữ nhiều tác phẩm nhạc ngoại sang lời Việt.
Album đi vào lịch sử của nhạc nhẹ Việt Nam khi cho ra đời ba bài hit liên tiếp trong cùng một năm, đồng thời mở đường cho các trào lưu nhạc techno và rap đi vào dòng chính của Việt Nam một cách chính thức. Đây là đĩa nhạc đầu tiên của Việt Nam có xuất hiện một track nhạc rap trong album năm 1998
Rap & hiphop đi vào dòng chính
Thu Phương và chồng Huy MC tiên phong đọc rap và mở đường cho trào lưu hip hop tại Việt Nam với việc thành lập nhóm nhảy Discovery
Cải cách trình diễn
Thu Phương biểu diễn lần đầu tiên với nhóm nhảy Discovery do cô đồng thành lập vào mùa thu năm 1997 tại Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, TPHCM. Đây được xem là một trong những cải cách và bước tiến của Thu Phương đối với nền âm nhạc đại chúng Việt Nam khi cô là ca sĩ solo đầu tiên của Việt Nam thành lập một nhóm nhảy riêng cho mình. Họ xuất hiện đều đặn trong các tour, một số video clip và các buổi trình diễn của hai vợ chồng cô. Sự xuất hiện của nhóm Discovery trở thành một phần không thể thiếu, góp phần tạo nên đặc trưng trong phong cách trình diễn của cặp đôi Phương & Huy thời kì đỉnh cao, tương tự như cách mà Michael Jackson hay Madonna đã làm và thành công vào cuối thập niên 80.
Kể từ đó, các ca sĩ Việt Nam thế hệ sau này bắt đầu có vũ đoàn hỗ trợ hoặc các ban nhạc vừa nhảy vừa hát. Tuy nhiên, mô hình ca sĩ-nhóm nhảy-quản lý của Thu Phương-Huy MC-Discovery vẫn là một bước tiến của nhạc Việt, chưa xuất hiện mô hình đặc biệt tương tự và thành công thứ hai trong nền âm nhạc đại chúng Việt Nam từ đó đến nay. Năm 2001, sau khi Phương & Huy thành lập Phương Huy M.C Production và ngừng kết hợp với Discovery, mô hình này cũng tan rã. Viết Thành, một thành viên bước ra từ Discovery đã kế thừa và phát triển những bước nhảy của Discovery, trở thành thủ lĩnh của cái tên Ngón Chân Cái (Big Toe) sau này.
Nghệ sĩ của thời đại số
Thu Phương là ca sĩ đầu tiên của Việt Nam có website riêng từ năm 2001, cô cũng là ca sĩ đầu tiên của Việt Nam cho đến nay có bộ ứng dụng âm nhạc riêng gồm website và ứng dụng trên các nền tảng Android và Ios.
Giải thưởng/Thành tựu
Tại Việt Nam
Chuyên môn
Đặc biệt
Đứng đầu và được tuyển thẳng vào Nhà hát Tuổi trẻ với số điểm chuyên môn cao nhất (4 điểm 10) với bài "Chỉ có một trên đời" (Trương Quang Lục) khi mới 14 tuổi (1986)
Toàn quốc
Top ten Liên hoan đơn ca nhạc nhẹ Việt Nam toàn quốc lần II (1991) • Huy chương vàng liên hoan ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc (1995)
Giải đầu tay
Giải thưởng "Âm nhạc tuổi trẻ" dành cho ca khúc "Tiếng mùa xuân" (cùng với tác giả Lê Tâm) (1992)
Báo chí/Bình chọn
Phổ thông
Làn Sóng Xanh (1997-2002) • Top 10 ca sỹ được yêu thích nhất trong năm (Quỹ Văn Hóa & Đài Truyền hình Việt Nam) (1998) • Ca sĩ được yêu thích nhất & ca sĩ hát tiếng Anh hay nhất (Đài tiếng nói Việt Nam) (1998) • Ca sĩ được yêu thích nhất (Đài Truyền hình Việt Nam) (1999) • Ca sĩ được yêu thích nhất (Báo Lao Động) (2000) • Đôi song ca được yêu thích nhất (Báo Hoa học trò) (với Huy MC) (2001) • Ca sĩ có phong cách thời trang ấn tượng nhất (Báo Thời trang trẻ) (2001) • Top 5 ca sĩ được yêu thích nhất kỷ niệm 10 năm Hoa học trò (Báo Hoa học trò) (2001) • “Khúc xuân” lọt vào Top 5 MV của tháng (VTV Bài hát tôi yêu lần I) (2001) • Ca sĩ được yêu thích nhất & ca khúc được yêu thích nhất dành cho ″Ngủ ngoan nhé ngày xưa″ (VTV Bài hát tôi yêu lần I) (2002) • Bài hát có tỉ lệ bình chọn cao nhất trong tháng 11 và xuất hiện trong Gala của chương trình “Giai điệu tự hào” với ca khúc “Nỗi nhớ mùa đông” (2016) • Giải thưởng MV Yêu thích “Best Song tháng 3” cho MV "Những mùa đông yêu dấu" (Đài Truyền hình Việt Nam) (2017) • MV "Hà Nội 12 mùa hoa" đứng top 2 MV xuất sắc nhất tháng 3 (Đài Truyền hình Việt Nam) (2017) • Bài hát có tỉ lệ bình chọn cao nhất trong tháng 12 của chương trình “Giai điệu tự hào” với ca khúc “Mong về Hà Nội” (2018)
Album
Như chưa bắt đầu (top 10 album hay nhất năm 2002) • Phía nào đến chân trời (vươn lên vị trí dẫn đầu BXH album hot trung tuần tháng 10 năm 2014)[53] • Vé về tuổi thơ (xếp hạng nhất tuần thứ 29 trên BXH album hot của năm 2015)[54] • Hội trăng (xếp hạng nhất tuần thứ 37 & 38 trên BXH album hot của năm 2016)[55]
Giữ kỷ lục đối với các ca sĩ Hà Nội thập niên 90 khi không đêm nào không hát ở các tụ điểm ca nhạc thủ đô[56] • Giải thưởng cho ca sĩ được yêu thích nhất trong năm (1997) • Ca sĩ có số lượng CD được phát hành nhiều nhất trong năm (Vafaco) (1997) • Là ca sĩ đầu tiên của Việt Nam được mời sang Hoa Kỳ thực hiện một tour diễn xuyên Mỹ tại 4 thành phố lớn (2001) • Album Hội trăng là đĩa nhạc Việt Nam đầu tiên được Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines lựa chọn chơi độc quyền phục vụ trong chương trình giải trí trên các chuyến bay quốc tế có thời gian bay từ 3 tiếng trở lên.[57] (2016)
Hội văn học nghệ thuật
Ca khúc
Giải nhất hội văn học Nghệ Thuật Việt Nam cho tác phẩm "Có phải em mùa thu Hà Nội" (với nhạc sĩ Trần Quang Lộc) (1998)
Cá nhân
Giải người hát hay nhất của liên hiệp hội Văn học nghệ thuật (1998)[58]
Hội đồng nghệ thuật
Giải đặc biệt cho video ca nhạc nghệ thuật xuất sắc nhất dành cho music video ″Ngủ ngoan nhé ngày xưa″ (với NSƯTThu An & Việt Tú) (2002)
"Ngọn gió mùa xuân" đoạt giải nhất bài romance hàng năm của Hội nhạc sĩ Việt Nam (với nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc) (2000)
Tôn vinh và vinh danh
Sách kỷ yếu
10 chân dung nghệ sĩ có đóng góp cho nhạc nhẹ Việt Nam đương đại trong 1 thập kỷ (1991 -2001) và được vinh danh trong sách kỷ yếu “Các ngôi sao nhạc nhẹ Việt Nam – hội tụ và tỏa sáng” (2001)[59]
Báo trí thức trẻ
được tôn vinh là một trong năm chân dung nữ ca sĩ đã có những cống hiến cho nền Âm nhạc Việt Nam giai đoạn sau thập niên 90 (2016).[60]
tôn vinh và vinh danh là huyền thoại của Làn Sóng Xanh cũng như có đóng góp lớn cho sự hình thành và phát triển của 20 năm giải thưởng Làn Sóng Xanh thời kỳ đỉnh cao và hoàng kim (1997-2017) (2018)
Giải thưởng cho ca sĩ có nhiều bài hát được yêu thích nhất trong Top 10 "Làn Sóng Xanh" (1997) • Giải thưởng cho ca khúc được yêu thích nhất trong năm: Có phải em là mùa thu Hà Nội (Trần Quang Lộc), Dòng Sông Lơ Đãng (Việt Anh) (1997) • Giải thưởng Top 10 ca sĩ được yêu thích nhất "Làn Sóng Xanh" (1998) • Giải thưởng cho ca khúc được yêu thích nhất trong năm: Cô gái đến từ hôm qua (Trần Lê Quỳnh) (2000)
5 năm Top ten ca sĩ
1997 • 1998 • 1999 • 2000 • 2002 (giải ca sĩ được yêu thích nhất)
tôn vinh và vinh danh là huyền thoại của Làn Sóng Xanh cũng như có đóng góp lớn cho sự hình thành và phát triển của 20 năm giải thưởng Làn Sóng Xanh thời kỳ đỉnh cao và hoàng kim (1997-2017) (2018)
Cúp
″Cúp ca sĩ cống hiến Hành trình những ngôi sao và người yêu nhạc Việt″ dành cho ca sĩ Thu Phương (2018)
• hầu hết tất cả các sáng tác tiêu biểu nhất của Việt Anh đều được thể hiện bởi tiếng hát Thu Phương
• các bài in đậm là các bài Thu Phương hát và trở thành hit, đoạt giải cao trong các chương trình và giải thưởng âm nhạc (xem chi tiết tại phần Giải thương/Thành tựu)
• các bài có liên kết xanh là những bài được Thu Phương lấy làm tên album năm đó
• các bài được đánh dấu * là những bài có hai phiên bản đơn ca và song ca, Thu Phương hát với các nam ca sĩ khác.
"Chỉ có một trên đời" : với phần trình diễn của mình tại Nhà hát lớn Hải Phòng khi mới 14 tuổi, Thu Phương đứng đầu và được tuyển thẳng vào Nhà hát Tuổi trẻ với số điểm chuyên môn cao nhất (1986)
"Tiếng mùa xuân" : Nguyễn Lê Tâm viết ca khúc "Tiếng mùa xuân" năm 1986. Bài hát được hát lần đầu tiên trên sân khấu chuyên nghiệp và gắn liền với Thu Phương từ (1992-1998). Nó cũng giúp cô đoạt được giải thưởng "Âm nhạc tuổi trẻ" (cùng với tác giả Lê Tâm) (1992)
"Đàn chim xanh" : Ca khúc đầu tiên cô trình diễn trong một đêm nhạc lớn của một nhạc sĩ lão thành, đêm nhạc Giao lưu với sinh viên (1995). Đêm nhạc do VTV thực hiện giúp cô lần đầu xuất hiện solo bên cạnh các tên tuổi đàn anh đàn chị như NSND Lê Dung, NSƯT Thái Bảo, NSƯT Hà Vy, NSƯT Trọng Thủy (1995)
"Thà làm hạt mưa bay" (thơ : Lý Thiện Ngộ) • "Sương đêm" : năm 1997, Thu Phương đầu quân về công ty Vafaco dưới sự dìu dắt của các nhạc sĩ Trần Thanh Tùng và Đỗ Quang. Đây cũng là những nhà sản xuất đầu tiên cho các sản phẩm âm nhạc của cô, những ca khúc đầu tiên của Trần Thanh Tùng cũng tạo nên tên tuổi cho Thu Phương giai đoạn này.
"Khi xưa ta bé (Bang Bang)" (2003) • "Hãy đến đây người (Comme toi)" (2004) • "Ôi ! Tình yêu (Oh ! Mon Amour)" (2005) • "Nghìn trùng xa cách" (2012) : cô thể hiện các ca khúc nhạc Pháp lời Việt của Phạm Duy và đều trở thành hit, ngoài ra bài Nghìn trùng xa cách được chính nhạc sĩ Phạm Duy khen ngợi[69]khi cô trình diễn trong cuốn Paris by Night 101 (2011)
Thu Phương stickers by Phương Huy M.C Production (2002) • Thu Phương calendars by Blueweb (2007) • Thu Phương's world website by Blueweb (2007) • Training video sessions for Team Thu Phương GHV (2015)
Sách/Tài liệu tham khảo
Sách kỷ yếu Các ngôi sao nhạc nhẹ Việt Nam - Hội tụ và tỏa sáng by Nhà xuất bản thế giới (2001) • Easing of tensions benefits Vietnamese Pop by Associated Press Writer (2006) • Popular Music of Vietnam by Dale A. Olsen (2008) • Interviews with 30 Hanoi Celebrities by Đẹp Magazine (2009) • Destiny and Stardom by Alphabooks (2015)
Vafaco • Bến Thành Audio & Video • Kim Lợi Audio • MFC • Hãng Phim Trẻ • Phương Nam Film • Dihavina • Nhà xuất bản âm nhạc • Viết Tân Studio • Công ty Thế giới Nghệ thuật • Lạc Cầm Music • Nhóm Hướng Dương • Thúy Nga Paris • Trung tâm Hoa Biển • D&D Entertainment • FPT Telecom