VTV – Bài hát tôi yêu

Chương trình âm nhạc Việt Nam
(Đổi hướng từ VTV Bài hát tôi yêu)

VTV – Bài hát tôi yêuchương trình truyền hình âm nhạc dưới hình thức là một cuộc thi sản xuất video âm nhạc giành cho các ca sĩ, nhạc sĩ và đội ngũ. VTV – Bài hát tôi yêu lần đầu tiên diễn ra từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2002. Chương trình do Đài Truyền hình Việt Nam sáng lập và Đông Tây Promotion sản xuất.[1][2] Lễ trao giải được tổ chức ngày 26 tháng 9 năm 2002, tại Nhà hát Hoà Bình, Thành phố Hồ Chí Minh và được truyền hình trực tiếp trêm kênh VTV3 của Đài Truyền hình Việt Nam.[3]

VTV – Bài hát tôi yêu
Thể loạiCuộc thi âm nhạc
Dẫn chương trìnhĐặng Châu Anh
Quốc gia Việt Nam
Sản xuất
Giám chếTrịnh Lê Văn
Nhà sản xuấtĐông Tây Promotion
VTV
Thời lượng30 phút/tập
Trình chiếu
Kênh trình chiếuVTV3
Phát sóng18 tháng 4 năm 2002 – 26 tháng 9 năm 2002
Thông tin khác
Chương trình sauVTV – Bài hát tôi yêu lần thứ 2

VTV – Bài hát tôi yêu còn được tổ chức thêm hai lần nữa vào năm 2003 và 2004, sau đó chương trình bị dừng sản xuất cho đến năm 2016.

Thể lệ

sửa

Có 40 video ca khúc được ban tổ chức lựa chọn để dựng thành video. Sau vòng đầu tiên, sẽ có 20 video được khán giả bình chọn nhiều nhất được chiếu trong vòng thứ hai; vòng thứ ba - cũng là vòng cuối cùng - sẽ chỉ còn lại 10 video. Vòng cuối cùng sẽ chọn ra 5 video được bình chọn cao nhất cùng với các giải thưởng cá nhân.[2]

Các video đề cử

sửa
Tuần 1
Ca khúc Thể hiện Sáng tác Đạo diễn Quay phim Chú thich
Ngày không mưa Hồng Nhung Quốc Trung [4][3]
Tình thơ Đàm Vĩnh Hưng Hoài An Phan Điền Phan Điền
Và cơn mưa tới Mỹ Lệ Bảo Chấn Phạm Hoàng Nam Chiển Chiêu
Nhé anh Mỹ Tâm Nguyễn Hà Huỳnh Phúc Điền Nguyễn Nam
Bay vào ngày xanh nhóm Con Gái Dương Thụ
Tuần 5
Ca khúc Thể hiện Sáng tác Đạo diễn Quay phim Chú thích
Giấc mơ mong tìm thấy Cẩm Ly Vũ Quốc Việt Quốc Đạt Việt Tân
Câu chuyện tình tôi Hiền Thục Kim Tuấn Phan Điền Phan Điền
Vô tình Mát Ngọc Nguyễn Ngọc Thiện

Đoàn Kim Chi

Phạm Hoàng Nam Đoàn Minh Tuấn
3 ngọn nến lung linh Phương Thảo - Ngọc Lễ Ngọc Lễ Huỳnh Phúc Điền Nguyễn Nam
Cây si Võ Thu Hà Dzõan Bình Lê Phúc Phan Long
Ca khúc Thể hiện Sáng tác Đạo diễn Quay phim Chú thích
Phiêu du Đan Trường Trần Minh Phi Cảnh Đôn [5]
Ngày xưa ơi Nhóm Tik Tik Tak Yến Dung Phạm Việt Thanh Trần Huy Hoan [3]
Tình mãi xanh Mỹ Tâm Bảo Phúc [6][3]
Yêu em Hồng Nhung Trung Kiên
Họa mi hót trong mưa Dương Thụ Phạm Hoàng Nam Đoàn Minh Tuấn
Ngày không mưa Quốc Trung
Cõi mơ dịu êm Minh Quân Tường Văn Phạm Việt Thanh Nguyễn Đức Việt [7]
Nếu phải xa nhau Xuân Phương Nguyễn Việt Tú Phạm Quang Minh
Ngủ ngoan nhé ngày xưa Thu Phương Trần Quang Lộc
Khúc xuân Thu Phương - Quang Huy
Mùa thu trắng Trần Thu Hà
Tình ca muôn đời Đoan Trang Võ Thiện Thanh Đoàn Minh Tuấn Đoàn Minh Tuấn
Như là tình yêu MTV Tuấn Khanh
Nếu như Phương Thanh Đức Trí Huỳnh Phúc Điền

Kết quả

sửa

Chương trình nhận về 18.000 phiếu bình chọn cho các hạng mục.[3]

Giải đặc biệt

sửa

MV ''Tình thơ'' - đạo diễn và quay phim Phan Điền, thể hiện Đàm Vĩnh Hưng.

5 video được yêu thích

sửa
TOP Ca khúc Thể hiện Nhạc sĩ Chú thích
5 Ngày xưa ơi Nhóm Tik Tik Tak Yến Dung [1][3]
Nhé anh Mỹ Tâm Nguyễn Hà
Và cơn mưa tới Mỹ Lệ Bảo Chấn
Phiêu du Đan Trường Trần Minh Phi
Nếu phải xa nhau Minh Quân Xuân Phương [7][3]
10 Họa mi hót trong mưa Hồng Nhung Dương Thụ [8]
Ngày không mưa Quốc Trung
Ngủ ngoan nhé ngày xưa Thu Phương Trần Quang Lộc
Giấc mơ mong tìm thấy Cẩm Ly Vũ Quốc Việt
Tình thơ Đàm Vĩnh Hưng Hoài An

10 ca sĩ và 10 nhạc sĩ được yêu thích

sửa
Ca sĩ Nhạc sĩ
Thanh Lam Bảo Chấn
Mỹ Linh Dương Thụ
Thu Phương Hoài An
Mỹ Tâm Nguyễn Hà
Đan Trường Quốc Trung
Hồng Nhung Vũ Quốc Việt
Minh Quân Yến Dung
Mỹ Lệ Trần Minh Phi
Nhóm Tik Tik Tak Trần Quang Lộc
Phương Thanh Xuân Phương

Các MV giành được giải ở cả 3 hạng mục:[3]

  • Nhé anh (nhạc sĩ Nguyễn Hà - ca sĩ Mỹ Tâm - đạo diễn Huỳnh Phúc Điền)
  • Và cơn mưa tới (nhạc sĩ Bảo Chấn - ca sĩ Mỹ Lệ - đạo diễn Phạm Hoàng Nam)
  • Ngày xưa ơi (nhạc sĩ Yến Dung - nhóm Tik Tik Tak - đạo diễn Phạm Việt Thanh)

Ca sĩ Phương Thanh đã từ chối nhận giải thưởng hai ngày trước lễ trao giải vì cho rằng một cuộc bình chọn nên có thứ hạng rõ ràng, còn nếu đồng hạng thì nên sắp xếp danh sách theo trình tự người lớn trước; tên của cô ở vị trí thứ 9 trong danh sách nhận giải.[9] Nữ ca sĩ cũng cho rằng ban tổ chức đưa cô vào danh sách đạt giải "chỉ để cho có". Mặc dù vậy, tên của cô vẫn được xướng lên tại lễ trao giải.[10]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Nhật Mai (4 tháng 12 năm 2002). VTV - Bài hát tôi yêu - Cánh cửa hé mở cho ca nhạc chuyên nghiệp Việt Nam”. VASC Orient. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2002. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2024.
  2. ^ a b Thanh Hiệp (24 tháng 4 năm 2002). “Sân chơi mới: VTV - Bài hát tôi yêu”. Báo Người Lao Động Online. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ a b c d e f g h VH (27 tháng 9 năm 2002). “Kết quả giải "VTV - Bài hát tôi yêu". VnExpress. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2003. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2024.
  4. ^ Theo Thể thao & Văn hóa (20 tháng 4 năm 2002). VTV - Bài hát tôi yêu và thành công đầu tiên”. VnExpress. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2024.
  5. ^ Theo Người Đẹp (8 tháng 7 năm 2002). “Đan Trường nói về "VTV - Bài hát tôi yêu". VnExpress. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2024.
  6. ^ Theo tạp chí Truyền Hình (12 tháng 6 năm 2002). “Các ca sĩ nói về VTV - Bài hát tôi yêu. VnEpress. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2024.
  7. ^ a b Uyên Ly (14 tháng 2 năm 2004). “Việt Tú: gương mặt lạ của làng đạo diễn”. Tuổi Trẻ online. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2024.
  8. ^ Theo Tuổi Trẻ (7 tháng 9 năm 2002). “Kết quả bán kết của "VTV - Bài hát tôi yêu". VnExpress. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2024.
  9. ^ Thu Hương (28 tháng 9 năm 2002). “Vì sao Phương Thanh từ chối giải "VTV - Bài hát tôi yêu"?”. VnExpress. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2003. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2024.
  10. ^ Theo Tiền Phong. “Vì sao Phương Thanh từ chối giải VTV - Bài hát tôi yêu?”. VASC Orient. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2002. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2024.

Liên kết ngoài

sửa