Cúp Quốc gia Hàn Quốc

Cúp Quốc gia Hàn Quốc là một giải đấu loại trực tiếp cấp quốc gia với sự tham dự của các câu lạc bộ từ K League 1, K League 2, K3 League, K4 League và K5 League, được tổ chức hàng năm bởi Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc (KFA). Thể thức trước đó được bắt đầu từ năm 1921, với Giải bóng đá toàn Joseon (1921–1940) và trở thành Giải vô địch bóng đá quốc gia (1946–2000), còn FA Cup theo thể thức hiện tại thì bắt đầu từ năm 1996. KFA đã hợp nhất các giải đấu cúp để trở thành FA Cup năm 2000. Đội vô địch sẽ giành vé tham dự Cúp C1 châu Á.

Hana Bank FA Cup
Thành lập1996; 28 năm trước
(1921 với tên Giải bóng đá toàn Triều Tiên)
Khu vựcHàn Quốc
Số đội79 (2015)
Đội vô địch
hiện tại
FC Seoul (2015) (lần thứ 2)
Câu lạc bộ
thành công nhất
Pohang Steelers
(4 lần)
Trang webhttp://www.kfa.or.kr
Cúp Quốc gia Hàn Quốc 2016

Lịch sử

sửa

Giải bóng đá toàn Triều Tiên được Hội đồng Thể thao Triều Tiên cho ra đời năm 1921, trong khoảng thời gian Nhật chiếm đóng Triều Tiên. Các câu lạc bộ bóng đá trẻ, sinh viên và trưởng thành từ các tỉnh được phép tham dự. Sau năm 1934, giải trở thành một phần của Đại hội Thể thao Quốc gia Triều Tiên, nơi mà nhà vô địch của các môn thể thao của Triều Tiên sẽ thi đấu với các nhà vô địch của Nhật Bản tại Triều Tiên. Hội đồng Thể thao Triều Tiên giải thể năm 1937, do áp lực từ chính quyền Nhật. KFA tiếp quản giải đấu sau năm 1938, nhưng sau đó bị hoãn sau năm 1940 với lý do tương tự trong Thế Chiến II.[1][2]

Sau khi giải phóng Triều Tiên, KFA thành lập Giải vô địch bóng đá quốc gia năm 1946. Nhiều câu lạc bộ tới từ khắp Triều Tiên tham dự. Giải khởi tranh vào cuối thu, giống như giải tiền thân của nó, Giải bóng đá toàn Triều Tiên.

Giải đấu ngừng sau khi Giải bóng đá chuyên nghiệp Hàn Quốc (K-League) ra đời năm 1983, do các câu lạc bộ chuyên nghiệp và các cầu thủ nổi tiếng không chịu tham dự giải đấu. Đã có một vài cố gắng để hy vọng các câu lạc bộ chuyên nghiệp tham dự giải đấu,[3] và họ đã thành công khi có nhiều câu lạc bộ hàng đầu tham dự và KFA đổi tên thành FA Cup trong các mùa 1988 và 1989.[4][5] Tuy nhiên, giải đấu sớm trở lại thành giải nghiệp dư do những bất đồng giữa KFA và các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp. FA Cup của KFA tách ra khỏi Giải vô địch bóng đá quốc gia năm 1996. Hai giải đấu được hợp nhất lại năm 2000.

Thể thức

sửa

1996-2005

Cúp Quốc gia Hàn Quốc thường diễn ra sau khi kết thúc mùa giải chính K-League, và thi đấu trong một khoảng thời gian ngắn. Các trận đấu diễn ra theo thể thức loại trực tiếp, với hiệp phụ và luân lưu nếu cần thiết. Các đội K-League được chọn là hạt giống của vòng 1, nhưng tất cả các trận đấu diễn ra trên sân trung lập, như ở GimcheonNamhae.

2006-

Để nâng cao vị thế của giải đấu, các trận đấu đã được diễn ra dàn trải trong suốt cả năm. Giải năm 2006, là một ví dụ, giải bắt đầu vào đầu tháng Ba, rồi các vòng diễn ra lần lượt vào tháng Tư, tháng Bảy, tháng Tám và tháng Mười một. Trận chung kết được thi đấu vào tháng Mười hai.

Cũng như trước, giải đấu diễn ra theo thể thức loại trực tiếp.

Nhà tài trợ giải đấu

sửa

Các đội vô địch (chỉ tính FA Cup sau 1996)

sửa

Pohang Steelers là câu lạc bộ thành công nhất của KFA Cup với 4 lần vô địch và có 5 câu lạc bộ bao gồm Pohang Steelers, Jeonnam Dragons, Jeonbuk Hyundai Motors, Suwon Samsung BluewingsSeongnam FC (mỗi câu lạc bộ 3 lần) là có hơn một lần vô địch Cúp Quốc gia Hàn Quốc

Danh hiệu theo mùa bóng

sửa
Năm Vô địch Á quân Tỉ số
1996 Pohang Atoms Suwon Samsung Bluewings 0–0 (7–6 PSO)
1997 Jeonnam Dragons Cheonan Ilhwa Chunma 1–0
1998 Anyang LG Cheetahs Ulsan Hyundai Horangi 2–1
1999 Cheonan Ilhwa Chunma Chonbuk Hyundai Dinos 3–0
2000 Jeonbuk Hyundai Motors Seongnam Ilhwa Chunma 2–0
2001 Daejeon Citizen Pohang Steelers 1–0
2002 Suwon Samsung Bluewings Pohang Steelers 1–0
2003 Jeonbuk Hyundai Motors Jeonnam Dragons 2–2 (4–2 PSO)
2004 Busan I'Cons Bucheon SK 1–1 (4–3 PSO)
2005 Jeonbuk Hyundai Motors Ulsan Hyundai Mipo Dolphin 1–0
2006 Jeonnam Dragons Suwon Samsung Bluewings 2–0
2007 Jeonnam Dragons Pohang Steelers 3–2 (lượt đi), 3–1 (lượt về)
6–3(Tổng tỉ số)
2008 Pohang Steelers Gyeongnam FC 2–0
2009 Suwon Samsung Bluewings Seongnam Ilhwa Chunma 1–1 (4–2 PSO)
2010 Suwon Samsung Bluewings Busan IPark 1–0
2011 Seongnam Ilhwa Chunma Suwon Samsung Bluewings 1–0
2012 Pohang Steelers Gyeongnam 1–0
2013 Pohang Steelers Jeonbuk Hyundai Motors 1–1 (4–3 PSO)
2014 Seongnam FC FC Seoul 0–0 (4–2 PSO)
2015 FC Seoul Incheon United 3–1
2016 Suwon Samsung Bluewings FC Seoul
2017 Ulsan Hyundai Busan IPark
2018 Daegu FC Ulsan Hyundai

Danh hiệu theo câu lạc bộ

sửa
  • Theo thống kê chính thức của K League thi câu lạc bộ hiện tại sẽ kế thừa lịch sử và kết quả của câu lạc bộ tiền thân.[6]
Câu lạc bộ Vô địch Á quân Mùa vô địch Mùa á quân
Pohang Steelers
4
3
1996, 2008, 2012, 2013 2001, 2002, 2007
Suwon Samsung Bluewings
3
3
2002, 2009, 2010 1996, 2006, 2011
Seongnam FC
3
3
1999, 2011, 2014 1997, 2000, 2009
Jeonbuk Hyundai Motors
3
2
2000, 2003, 2005 1999, 2013
Jeonnam Dragons
3
1
1997, 2006, 2007 2003
FC Seoul
2
1
1998, 2015 2014
Busan IPark
1
1
2004 2010
Daejeon Citizen
1
0
2001
Gyeongnam FC
0
2
2008, 2012
Ulsan Hyundai
0
1
1998
Jeju United
0
1
2004
Ulsan Hyundai Mipo Dolphin
0
1
2005
Incheon United
0
1
2015

Theo khu vực

sửa
Thành phố / Khu vực Số danh hiệu Câu lạc bộ
Pohang
4
Pohang Atoms (1996), Pohang Steelers (2008, 2012, 2013)
Jeonnam
3
Jeonnam Dragons (1997, 2006, 2007)
Jeonbuk
3
Jeonbuk Hyundai Motors (2000, 2003, 2005)
Suwon
3
Suwon Samsung Bluewings (2002, 2009, 2010)
Seongnam
2
Seongnam Ilhwa Chunma (2011), Seongnam FC (2014)
Anyang
1
Anyang LG Cheetahs (1998)
Cheonan
1
Cheonan Ilhwa Chunma (1999)
Daejeon
1
Daejeon Citizen (2001)
Busan
1
Busan I'Cons (2004)
Seoul
1
FC Seoul (2015)

Theo tỉnh

sửa
Tỉnh Số danh hiệu Thành phố / Khu vực Câu lạc bộ
Vùng Thủ đô
7
(3) Suwon Suwon Samsung Bluewings (2002, 2009, 2010)
(2) Seongnam Seongnam Ilhwa Chunma (2011), Seongnam FC (2014)
(1) Anyang Anyang LG Cheetahs (1998)
(1) Seoul FC Seoul (2015)
Vùng Jeolla
6
(3) Jeonnam
Jeonnam Dragons (1997, 2006, 2007)
(3) Jeonbuk Jeonbuk Hyundai Motors (2000, 2003, 2005)
Vùng Gyeongsang
5
(4) Pohang Pohang Atoms (1996), Pohang Steelers (2008, 2012, 2013)
(1) Busan Busan I'Cons (2004)
Vùng Chungcheong
2
(1) Cheonan Cheonan Ilhwa Chunma (1999)
(1) Daejeon Daejeon Citizen (2001)
Vùng Gangwon
0
Vùng Jeju
0
*Chunma nghĩa là pegasus

Giải cá nhân

sửa

Cầu thủ xuất sắc nhất

sửa
Năm Cầu thủ Câu lạc bộ
1996   Cho Jin-Ho Pohang Steelers
1997   Kim Jung-Hyuk Jeonnam Dragons
1998   Kang Chun-Ho Anyang LG Cheetahs
1999   Park Nam-Yeol Cheonan Ilhwa Chunma
2000   Park Seong-Bae Jeonbuk Hyundai Motors
2001   Kim Eun-Jung Daejeon Citizen
2002   Seo Jung-Won Suwon Samsung Bluewings
2003   Edmilson Jeonbuk Hyundai Motors
2004   Kim Yong-Dae Busan I'Cons
2005   Milton Rodríguez Jeonbuk Hyundai Motors
2006   Kim Hyo-Il Jeonnam Dragons
2007   Kim Chi-Woo Jeonnam Dragons
2008   Choi Hyo-Jin Pohang Steelers
2009   Lee Woon-Jae Suwon Samsung Bluewings
2010   Yeom Ki-Hun Suwon Samsung Bluewings
2011   Cho Donggeon Seongnam Ilhwa Chunma
2012   Hwang Ji-Soo Pohang Steelers
2013   Shin Hwa-Yong Pohang Steelers
2014   Park Jun-hyuk Seongnam FC
2015   Yojiro Takahagi FC Seoul

Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất

sửa

※ Các bàn thắng được tính từ Vòng 32 đội, Cầu thủ được trao giải phải ghi hơn 4 bàn.
※ Các năm 2002, 2003, 2007, 2012, 2013 và 2015 giải không được trao, do cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất chỉ có 3 bàn hoặc có nhiều hơn 1 cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất.

Năm Cầu thủ Câu lạc bộ Số bàn
1996   Denis Laktionov Suwon Samsung Bluewings
4
1997   Roh Sang-Rae Jeonnam Dragons
6
1998   Kim Jong-Kun Ulsan Hyundai
5
1999   Choi Yong-Soo Anyang LG Cheetahs
5
2000   Cesar Jeonnam Dragons
4
2001   Kim Eun-Jung Daejeon Citizen
4
  Choi Sung-Kuk Korea University
2002
Không trao giải
2003
Không trao giải
2004   Wang Jung-Hyun FC Seoul
5
  Jung Jo-Gook FC Seoul
2005   Milton Rodríguez Jeonbuk Hyundai Motors
6
2006   Jang Nam-Seok Daegu FC
3
2007
Không trao giải
2008   Kim Dong-Chan Gyeongnam FC
6
2009   Stevica Ristić Pohang Steelers
5
2010   Ji Dong-Won Jeonnam Dragons
5
  Índio Jeonnam Dragons
2011   Go Seul-Ki Ulsan Hyundai
4
2012
Không trao giải
2013
Không trao giải
2014   Kaio Jeonbuk Hyundai Motors
4
2015
Không trao giải

Các nhà vô địch từ trước tới nay (bao gồm các Cúp cũ)

sửa

Thành tích của FA Cup bao gồm các Cup không còn tồn tại (Giải bóng đá toàn Triều Tiên, Giải vô địch bóng đá quốc gia Hàn Quốc).[7][8][9]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ 大韓蹴球協會 편 『韓國蹴球百年史』라사라, p.163-166, p.220-226.
  2. ^ Tạm dịch 전조선축구대회 sang tiếng Anh là "All Korea Football Tournament" theo mô tả trên trang chủ của KFA. KFA>Archives>History Lưu trữ 2012-09-15 tại Wayback Machine
  3. ^ 내년부터 축구의 "王中王(왕중왕)" 「FA컵대회」신설[liên kết hỏng] The Kyunghyang Shinmun, 1981-11-15.
  4. ^ FA컵축구 15일개막 프로•실업등42팀참가[liên kết hỏng] The Kyunghyang Shinmun, 1988-11-10.
  5. ^ 89축구「王中王(왕중왕)」뽑는다[liên kết hỏng] The Kyunghyang Shinmun, 1989-11-01.
  6. ^ “The Official K-League Almanac” (bằng tiếng Hàn). K-League editorial division.
  7. ^ 大韓蹴球協會 편 『韓國蹴球百年史』라사라, p.540-544, p.579-584.
  8. ^ 대한축구협회>한국축구사>국내주요대회소개 (ko)(en)(ja)
  9. ^ Các đội vô địch và á quân của Giải bóng đá toàn Triều Tiên là tính theo hạng đấu của người lớn.

Liên kết ngoài

sửa