Cúp Liên đoàn các châu lục

Cúp Liên đoàn các châu lục (tiếng Anh: FIFA Confederations Cup, còn gọi đơn giản là Confed Cup) là một giải bóng đá cũ của FIFA, giữa các đội tuyển bóng đá quốc gia vô địch các châu lục như: UEFA, AFC, CONMEBOL, CONCACAF, CAFOFC cùng nhà đương kim vô địch thế giới. Giải đã từng được tổ chức 4 năm một lần từ năm 1992 cho đến khi bãi bỏ vào ngày 15 tháng 3 năm 2019.[1] Ban đầu, giải mang tên Cúp Nhà vua Fahd. Từ lần tổ chức thứ ba, giải được FIFA công nhận là một giải chính thức và mang tên Cúp Liên đoàn các châu lục. Đội cuối cùng vô địch giải này là Đức sau khi họ vượt qua Chile với tỷ số 1–0 và Brasil là đội vô địch giải nhiều nhất với 4 lần vô địch.

Cúp Liên đoàn các châu lục
Thành lập1992
Bãi bỏ2019
Khu vựcFIFA
Số đội8
Đội vô địch
cuối cùng
 Đức (lần thứ 1)
Đội bóng
thành công nhất
 Brasil (4 lần)
Trang webTrang web chính thức

Lịch sử hình thành

sửa

Các giải đấu từ 1992 đến 2017

sửa

Được khởi xướng vào năm 1992, Cúp Liên đoàn các châu lục sớm trở thành giải đấu chính thức của FIFA với sự tham dự của 8 đội tuyển gồm: 6 đội tuyển vô địch các khu vực CAF (LĐBĐ châu Phi), CONMEBOL (Nam Mỹ), UEFA (châu Âu), AFC (châu Á), OFC (châu Đại Dương) và CONCACAF (Bắc Trung Mỹ và Caribe), đội vô địch World Cup gần nhất và đội tuyển chủ nhà.

Năm 1992, Ả Rập Xê Út lần đầu tiên tổ chức một giải đấu mang tên Cúp Nhà vua Fahd với sự góp mặt của đội tuyển chủ nhà và một vài đội tuyển vô địch châu lục. Sau thành công vào năm 1992 và 1995 của giải đấu, đến năm 1997, FIFA quyết định chính thức hóa giải đấu này, lấy tên Cúp Liên đoàn các châu lục và tổ chức hai năm một lần.

Với cơ chế nếu đội tuyển vô địch World Cup đồng thời là nhà vô địch châu lục (hoặc là nước đăng cai), FIFA cho phép đội Á quân sẽ được tham dự nhằm đảm bảo giải đấu luôn có sự góp mặt của 8 đội tuyển. Tuy nhiên, với nhiều lý do khác nhau (đặc biệt do lịch thi đấu dày đặc tại châu Âu) nên có 3 lần, các đội tuyển từ chối tham dự giải đấu. Năm 1997, Đức - nhà vô địch Euro 1996 - đã từ chối tham gia và FIFA buộc phải cử Cộng hòa Séc với tư cách Á quân thay thế. Năm 1999, đội tuyển vô địch World Cup Pháp cũng từ chối và nhường suất dự Cúp Liên đoàn các châu lục cho á quân là Brasil. Đến năm 2003, Đức lại từ chối tham dự với tư cách á quân World Cup 2002 nên FIFA bất đắc dĩ phải để đội xếp thứ ba Thổ Nhĩ Kỳ tham dự.

Trước bất cập này, nhằm biến Cúp Liên đoàn các châu lục trở nên có chất lượng và hút khán giả hơn, kể từ năm 2005, FIFA quyết định giải đấu diễn ra 4 năm một lần trước năm diễn ra World Cup và đội chủ nhà sẽ là quốc gia đăng cai World Cup một năm sau đó như một bước tổng duyệt cho World Cup. Ngoài ra, một nửa số sân vận động dự kiến tổ chức World Cup sẽ được sử dụng nhằm kiểm tra tiến độ của nước đăng cai.

Giải đấu năm 2021 và quyết định hủy bỏ giải

sửa

Giải đấu năm 2021 được dự định tổ chức ở Qatar, nước chủ nhà của Giải vô địch bóng đá thế giới 2022. Tuy nhiên, các quan ngại đã được đưa ra về thời tiết mùa hè ở Qatar (nguyên nhân khiến World Cup 2022 phải tổ chức vào mùa đông).[2]

Vào ngày 25 tháng 2 năm 2015, FIFA thông báo sẽ chuyển Confederations Cup 2021 tới một quốc gia khác thuộc Liên đoàn bóng đá châu Á, để giải vẫn tổ chức vào mùa hè năm 2021 như truyền thống mà không ảnh hưởng tới các giải vô địch quốc gia. Bù lại, FIFA đã tổ chức FIFA Arab Cup và FIFA World Championship tại Qatar vào mùa đông năm 2021 và tháng 2-3 năm 2022 nhằm chuẩn bị cho World Cup 2022.[3][4]

Vào tháng 10 năm 2017, FIFA lên kế hoạch hủy bỏ Confederations Cup.[5] Vào ngày 15 tháng 3 năm 2019, FIFA thông báo Confederations Cup đã chính thức bị khai tử, thay vào đó, FIFA Arab Cup 2021 và FIFA World Championship 2022 đã được tổ chức.

Kể từ World Cup 2026, FIFA Club World Cup sẽ được chọn làm giải đấu chuẩn bị cho FIFA World Cup, và được tổ chức tại nước chủ nhà FIFA World Cup của năm kế tiếp.

Kết quả

sửa

Cúp Nhà Vua Fahd

sửa
Năm Đăng cai Chung kết Tranh hạng ba
Vô địch Tỷ số Hạng nhì Hạng ba Tỷ số Hạng tư
1992
Chi tiết
  Ả Rập Xê Út  
Argentina
3–1  
Ả Rập Xê Út
 
Hoa Kỳ
5–2  
Bờ Biển Ngà
1995
Chi tiết
  Ả Rập Xê Út  
Đan Mạch
2–0  
Argentina
 
México
1–1 (h.p.)
(5–4) (11m)
 
Nigeria

Cúp Liên đoàn các châu lục

sửa
Năm Đăng cai Chung kết Tranh hạng ba
Vô địch Tỷ số Hạng nhì Hạng ba Tỷ số Hạng tư
1997
Chi tiết
  Ả Rập Xê Út  
Brasil
6–0  
Úc
 
Cộng hòa Séc
1–0  
Uruguay
1999
Chi tiết
  México  
México
4–3  
Brasil
 
Hoa Kỳ
2–0  
Ả Rập Xê Út
2001
Chi tiết
  Nhật Bản
  Hàn Quốc
 
Pháp
1–0  
Nhật Bản
 
Úc
1–0  
Brasil
2003
Chi tiết
  Pháp  
Pháp
1–0 (h.p)  
Cameroon
 
Thổ Nhĩ Kỳ
2–1  
Colombia
2005
Chi tiết
  Đức  
Brasil
4–1  
Argentina
 
Đức
4–3 (s.h.p.)  
México
2009
Chi tiết
  Nam Phi  
Brasil
3–2  
Hoa Kỳ
 
Tây Ban Nha
3–2 (s.h.p.)  
Nam Phi
2013
Chi tiết
  Brasil  
Brasil
3–0  
Tây Ban Nha
 
Ý
2–2
(3–2) (p)
 
Uruguay
2017
Chi tiết
  Nga  
Đức
1–0  
Chile
 
Bồ Đào Nha
2–1 (s.h.p.)  
México

Các đội lọt vào tốp bốn

sửa
Đội tuyển Vô địch Á quân Hạng ba Hạng tư
  Brasil 4 (1997, 2005, 2009, 2013*) 1 (1999) 1 (2001)
  Pháp 2 (2001, 2003*)
  Argentina 1 (1992) 2 (1995, 2005)
  México 1 (1999*) 1 (1995) 2 (2005, 2017)
  Đức 1 (2017) 1 (2005*)
  Đan Mạch 1 (1995)
  Hoa Kỳ 1 (2009) 2 (1992, 1999)
  Úc 1 (1997) 1 (2001)
  Tây Ban Nha 1 (2013) 1 (2009)
  Ả Rập Xê Út 1 (1992*) 1 (1999)
  Nhật Bản 1 (2001*)
  Cameroon 1 (2003)
  Chile 1 (2017)
  Cộng hòa Séc 1 (1997)
  Thổ Nhĩ Kỳ 1 (2003)
  Ý 1 (2013)
  Bồ Đào Nha 1 (2017)
  Uruguay 2 (1997, 2013)
  Bờ Biển Ngà 1 (1992)
  Nigeria 1 (1995)
  Colombia 1 (2003)
  Nam Phi 1 (2009*)
*: Chủ nhà

Kết quả của các nước chủ nhà

sửa
Năm Nước đăng cai Chung kết
1992   Ả Rập Xê Út Á quân
1995   Ả Rập Xê Út Vòng bảng
1997   Ả Rập Xê Út Vòng bảng
1999   México Vô địch
2001   Hàn Quốc Vòng bảng
  Nhật Bản Á quân
2003   Pháp Vô địch
2005   Đức Hạng ba
2009   Nam Phi Hạng tư
2013   Brasil Vô địch
2017   Nga Vòng bảng

Kết quả của đương kim vô địch

sửa
Năm Đương kim vô địch Chung kết
1995   Argentina Á quân
1997   Đan Mạch Không tham dự
1999   Brasil Á quân
2001   México Vòng bảng
2003   Pháp Vô địch
2005   Pháp Không tham dự
2009   Brasil Vô địch
2013   Brasil Vô địch
2017   Brasil Không tham dự

Giải thưởng

sửa

Vua phá lưới

sửa
Năm Cầu thủ Số bàn
thắng
1992   Gabriel Batistuta 2
  Bruce Murray
1995   Luis García 3
1997   Romário 7
1999   Ronaldinho 6
  Cuauhtémoc Blanco
  Marzouk Al-Otaibi
2001   Shaun Murphy 2
  Éric Carrière
  Robert Pirès
  Patrick Vieira
  Sylvain Wiltord
  Suzuki Takayuki
  Hwang Sun-Hong
2003   Thierry Henry 4
2005   Adriano 5
2009   Luís Fabiano 5
2013   Fred 5
  Fernando Torres
2017   Leon Goretzka 3
  Lars Stindl
  Timo Werner

Cầu thủ xuất sắc nhất giải

sửa
Năm Cầu thủ
1997   Denílson
1999   Ronaldinho
2001   Robert Pirès
2003   Thierry Henry
2005   Adriano
2009   Kaká
2013   Neymar
2017   Julian Draxler

Găng tay vàng

sửa
Năm Cầu thủ
2005   Oswaldo Sánchez
2009   Tim Howard
2013   Júlio César
2017   Claudio Bravo

Đội đoạt giải phong cách

sửa
Năm Đội đoạt giải phong cách
1997   Nam Phi
1999   New Zealand,   Brasil
2001   Nhật Bản
2003   Nhật Bản
2005   Hy Lạp
2009   Brasil
2013   Tây Ban Nha
2017   Đức

Các đội tham dự giải

sửa
Đội tuyển  
1992
 
1995
 
1997
 
1999
  
2001
 
2003
 
2005
 
2009
 
2013
 
2017
Tổng cộng
  Argentina H1 H2 H2 3
  Úc H2 H3 VB VB 4
  Bolivia VB 1
  Brasil H1 H2 H4 VB H1 H1 H1 7
  Cameroon VB H2 VB 3
  Canada VB 1
  Chile H2 1
  Colombia H4 1
  Cộng hòa Séc H3 1
  Đan Mạch H1 1
  Ai Cập VB VB 2
  Pháp H1 H1 2
  Đức VB H3 H1 3
  Hy Lạp VB 1
  Iraq VB 1
  Ý VB H3 2
  Bờ Biển Ngà H4 1
  Nhật Bản VB H2 VB VB VB 5
  México H3 VB H1 VB H4 VB H4 7
  New Zealand VB VB VB VB 4
  Nigeria H4 VB 2
  Bồ Đào Nha H3 1
  Nga VB 1
  Ả Rập Xê Út H2 VB VB H4 4
  Nam Phi VB H4 2
  Hàn Quốc VB 1
  Tây Ban Nha H3 H2 2
  Tahiti VB 1
  Tunisia VB 1
  Thổ Nhĩ Kỳ H3 1
  UAE VB 1
  Hoa Kỳ H3 H3 VB H2 4
  Uruguay H4 H4 2

VB: Vòng bảng.
Q: Đã vượt qua vòng loại của giải đấu sắp tới.
?: Đội có thể vượt qua vòng loại giải đấu cấp châu lục.

Xếp hạng theo số trận thắng

sửa

Tính đến ngày 02/07/2017

Chú thích
Đội vô địch Confed Cup
Đội tuyển Số
trận
Thắng Hòa Thua Bàn
thắng
Bàn
thua
Hiệu
số
Điểm
  Brasil 33 23 5 5 76 28 +48 77
  México 27 11 6 10 44 43 +1 39
  Pháp 10 9 0 1 24 5 +19 27
  Đức 13 8 2 3 29 22 +7 26
  Tây Ban Nha 10 7 1 2 26 8 +18 22
  Argentina 10 5 3 2 22 14 +8 18
  Úc 16 5 3 8 17 25 −8 18
  Nhật Bản 16 5 2 9 19 25 −6 17
  Uruguay 10 5 1 4 22 13 +9 16
  Cameroon 11 4 2 5 7 11 −4 14
  Hoa Kỳ 12 4 1 7 15 17 −2 13
  Bồ Đào Nha 5 3 2 0 9 3 +6 11
  Ý 8 3 2 3 13 15 −2 11
  Ả Rập Xê Út 12 3 1 8 13 31 −18 10
  Nigeria 6 2 2 2 11 7 +4 8
  Đan Mạch 3 2 1 0 5 1 +4 7
  Cộng hòa Séc 5 2 1 2 10 7 +3 7
  Thổ Nhĩ Kỳ 5 2 1 2 8 8 0 7
  Nam Phi 7 1 2 4 9 12 −3 7
  Chile 5 1 3 1 4 3 +1 6
  Colombia 5 2 0 3 5 5 0 6
  Hàn Quốc 3 2 0 1 3 6 −3 6
  Ai Cập 6 1 2 3 8 17 −9 5
  Nga 3 1 0 2 3 3 0 3
  Tunisia 3 1 0 2 3 5 −2 3
  UAE 3 1 0 2 2 8 −6 3
  Bolivia 3 0 2 1 2 3 −1 2
  Iraq 3 0 2 1 0 1 −1 2
  Hy Lạp 3 0 1 2 0 4 −4 1
  Canada 3 0 1 2 0 5 −5 1
  New Zealand 12 0 1 11 3 32 −29 1
  Bờ Biển Ngà 2 0 0 2 2 9 −7 0
  Tahiti 3 0 0 3 1 24 −23 0

Các huấn luyện viên vô địch

sửa
Năm Huấn luyện viên Vô địch
1992   Alfio Basile   Argentina
1995   Richard Møller Nielsen   Đan Mạch
1997   Mário Zagallo   Brasil
1999   Manuel Lapuente   México
2001   Roger Lemerre   Pháp
2003   Jacques Santini   Pháp
2005   Carlos Alberto Parreira   Brasil
2009   Dunga   Brasil
2013   Luiz Felipe Scolari   Brasil
2017   Joachim Löw   Đức

Tham khảo

sửa
  1. ^ “FIFA Council votes for the introduction of a revamped FIFA Club World Cup”. FIFA.com. ngày 15 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2019.
  2. ^ “FIFA Executive Committee confirms November/December event period for Qatar 2022”. FIFA. ngày 19 tháng 3 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2019.
  3. ^ “FIFA strips Qatar of Confederations Cup”. CBC Sports. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2015.
  4. ^ “Late-November/late-December proposed for the 2022 FIFA World Cup”. FIFA.com. ngày 24 tháng 2 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2019.
  5. ^ “Expanded Club World Cup could replace Confederations Cup – Infantino”. ESPN. ngày 28 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2017.

Liên kết ngoài

sửa