Malus domestica

Loài quả mọc từ cây
(Đổi hướng từ Cây táo)

Malus domestica (cây Táo tây) là một loài cây rụng lá trong họ Hoa hồng được biết đến vì quả ngọt của nó (quả táo tây). Nó được trồng trên toàn thế giới như một cây ăn quả, và là những loài được trồng rộng rãi nhất trong chi Hải đường (Malus). Cây táo có nguồn gốc ở Trung Á, nơi tổ tiên của nó - loài táo dại Tân Cương - vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay.

Malus domestica
Những trái táo trên cây
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Rosales
Họ (familia)Rosaceae
Phân họ (subfamilia)Maloideae hay Spiraeoideae[1]
Liên tông (supertribus)Pyrodae[1]
Tông (tribus)Maleae[1]
Phân tông (subtribus)Malinae[1]
Chi (genus)Malus
Loài (species)M. domestica
Danh pháp hai phần
Malus domestica
Borkh., 1803 nom. cons.
Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách
  • Malus anisophylla Sumnev., 1948
  • Malus apetala Poit. & Turpin, 1846
  • Malus astracanica hort. ex Dum.Cours., 1811
  • Malus batavica Poit. & Turpin, 1846
  • Malus calvilla Poit. & Turpin, 1846
  • Malus chitralensis Vassilcz., 1969
  • Malus communis Desf., 1798 không (L.) Poir., 1804
  • Malus cylindracea A.Sav., 1882
  • Malus dasyphylla Borkh., 1803
  • Malus dioica (Moench) Medik., 1793
  • Malus dolichomorpha Juz., 1939
  • Malus domestica var. calvillea Likhonos, 1983
  • Malus domestica subsp. caucasica Likhonos, 1972
  • Malus domestica var. dasyphylla (Borkh.) Langenf., 1971
  • Malus domestica subsp. hybrida Likhonos, 1972
  • Malus domestica subsp. intermedia Likhonos, 1972
  • Malus domestica subsp. italo-taurica Likhonos, 1972
  • Malus domestica subsp. macrocarpa Likhonos, 1972
  • Malus domestica subsp. medio-asiatica Likhonos, 1972
  • Malus domestica subsp. occidentali-europaea Likhonos, 1972
  • Malus domestica var. parmaenea Likhonos, 1983
  • Malus domestica subsp. pumila (Mill.) Likhonos, 1983
  • Malus domestica var. renettea Likhonos, 1983
  • Malus domestica subsp. rossica Likhonos, 1972
  • Malus fontanesiana Spach, 1834
  • Malus frutescens Medik., 1793
  • Malus glabra A.Sav., 1883
  • Malus kirghisorum Al.Fed. & Fed., 1949
  • Malus kudrjaschevii Sumnev., 1948
  • Malus linczevskii Poljakov, 1950
  • Malus livida A.Sav., 1883
  • Malus malus (L.) Voss, 1894
  • Malus niedzwetzkyana Dieck, 1891
  • Malus paradisiaca (L.) Medik., 1793
  • Malus passipoma Poit. & Turpin, 1846
  • Malus persicifolia (Popov) Sumnev., 1948
  • Malus praecox (Pall.) Borkh., 1803
  • Malus pumila Mill., 1768
  • Malus rambura Poit. & Turpin, 1846
  • Malus santonum A.Sav., 1882
  • Malus sieversii (Ledeb.) M.Roem., 1847
  • Malus sieversii var. anisophylla (Sumnev.) Ponomar., 1977
  • Malus sieversii var. caspiriensis (Langenf.) Ponomar., 1992
  • Malus sieversii f. cerea Bondarenko ex Korovina & Chernom., 1978
  • Malus sieversii var. chitralensis (Vassilcz.) Ponomar., 1992
  • Malus sieversii f. flava Bondarenko ex Korovina & Chernom., 1978
  • Malus sieversii f. flavorosea Bondarenko ex Korovina & Chernom., 1978
  • Malus sieversii f. flavorubens Bondarenko ex Korovina & Chernom., 1978
  • Malus sieversii f. gilva Bondarenko ex Korovina & Chernom., 1978
  • Malus sieversii var. hissarica (Kudr.) Ponomar., 1976
  • Malus sieversii subsp. hissarica (Kudr.) Likhonos, 1974
  • Malus sieversii f. insipida Bondarenko ex Korovina & Chernom., 1978
  • Malus sieversii var. jarmolenkoi (Poljakov) Ponomar., 1977
  • Malus sieversii var. juzepczukii (Vassilcz.) Ponomar., 1977
  • Malus sieversii subsp. kirghisorum (Al.Fed. & Fed.) Likhonos ex Korovina, 1982
  • Malus sieversii var. kirghisorum (Al.Fed. & Fed.) Ponomar., 1977
  • Malus sieversii var. kudrjaschevii (Sumnev.) Ponomar., 1977
  • Malus sieversii f. laetevirida Bondarenko ex Korovina & Chernom., 1978
  • Malus sieversii var. linczevskii (Poljakov) Ponomar., 1977
  • Malus sieversii f. media Bondarenko ex Korovina & Chernom., 1978
  • Malus sieversii f. niedzwetzkyana (Dieck) Langenf., 1991
  • Malus sieversii f. ochrorubra Bondarenko ex Korovina & Chernom., 1978
  • Malus sieversii var. persicifolia (Popov) Ponomar., 1977
  • Malus sieversii f. pomacea Bondarenko ex Korovina & Chernom., 1978
  • Malus sieversii f. purpureofasciata Bondarenko ex Korovina & Chernom., 1978
  • Malus sieversii f. rubrifasciata Bondarenko ex Korovina & Chernom., 1978
  • Malus sieversii f. rubrolateralis Bondarenko ex Korovina & Chernom., 1978
  • Malus sieversii var. schischkinii (Poljakov) Ponomar., 1977
  • Malus sieversii f. suffusa Bondarenko ex Korovina & Chernom., 1978
  • Malus sieversii var. tianschanica (Sumnev.) Ponomar., 1977
  • Malus sieversii f. viridicerea Bondarenko ex Korovina & Chernom., 1978
  • Malus sieversii f. viridifasciata Bondarenko ex Korovina & Chernom., 1978
  • Malus sieversii f. viridirubra Bondarenko ex Korovina & Chernom., 1978
  • Malus sieversii f. viridis Bondarenko ex Korovina & Chernom., 1978
  • Malus sieversii f. viridula Bondarenko ex Korovina & Chernom., 1978
  • Malus sieversii f. xanthella Bondarenko ex Korovina & Chernom., 1978
  • Malus spumosa Poit. & Turpin, 1846
  • Malus sylvestris var. dasyphylla (Borkh.) Ponomar., 1992
  • Malus sylvestris subsp. paradisiaca (L.) Soó, 1973
  • Malus sylvestris var. praecox (Pall.) Ponomar., 1977
  • Malus tatarica hort. ex K.Koch, 1869
  • Malus tianschanica Sumnev., 1955
  • Malus turbinoides A.Sav., 1883
  • Malus umbellata Gilib., 1782
  • Malus upsalensis hort. ex Dippel, 1893
  • Malus violacea Poit. & Turpin, 1846
  • Malus viridis A.Sav., 1883
  • Pyrenia malus (L.) Clairv., 1811
  • Pyrus apiosa hort. ex Steud., 1821
  • Pyrus armeniacifolia Dochn., 1855 không T.T.Wu, 1963
  • Pyrus astracanica (Dum.Cours.) DC., 1825
  • Pyrus cavillea hort. ex Steud., 1821
  • Pyrus cestiana hort. ex Steud., 1821
  • Pyrus chitralensis (Vassilcz.) M.F.Fay & Christenh., 2018
  • Pyrus dioica Moench, 1785
  • Pyrus divisa Link, 1822
  • Pyrus epirotica hort. ex Steud., 1821
  • Pyrus eryostyla (Moris) Guss., 1832
  • Pyrus fontanesiana (Spach) Steud., 1841
  • Pyrus kirghisorum (Al.Fed. & Fed.) M.F.Fay & Christenh., 2018
  • Pyrus malus L., 1753
  • Pyrus malus var. cestiana L., 1753
  • Pyrus malus var. paradisiaca L., 1753
  • Pyrus malus var. prasomila L., 1753
  • Pyrus malus var. rubelliana L., 1753
  • Pyrus niedzwetzkyana (Dieck) Hemsl., 1904
  • Pyrus paris M.F.Fay & Christenh., 2018
  • Pyrus pollveria Lej., 1813 không L., 1771
  • Pyrus praecox Pall., 1784
  • Pyrus prasomila (L.) Steud., 1821
  • Pyrus pulverulenta hort. ex K.Koch, 1869
  • Pyrus pumila (Mill.) Steud., 1821 không J.C.Neumann ex Tausch., 1838
  • Pyrus rubelliana hort. ex Steud., 1821
  • Pyrus saxatilis Schlechl. ex Ledeb., 1843
  • Pyrus songorica Fisch. ex Juz., 1939
  • Sorbus malus (L.) Crantz, 1763

Đặc điểm

sửa
 
Cây táo trổ bông
 
Cây táo tây và quả táo
 
Tiết diện ngang quả táo cho thấy từ ngoài vào là vỏ mỏng (màu đỏ), thịt (trắng xanh), và ruột 5 múi với hột màu nâu.

Cây táo tây cao khoảng 3–12 m, tán rộng và rậm.[2] Đến thu cây rụng lá. Lá táo hình bầu dục, rộng 3–6 cm, dài 5–12 cm; đầu lá thắt nhọn với cuống lá (petiole) khoảng 2–5 cm. Rìa lá dạng răng cưa.

Hoa táo nở vào mùa xuân cùng lúc khi mầm lá nhú, rồi kết quả táo, rồi chín và cho thu hoạch vào mùa thu, khoảng tháng 9 hoặc tháng 10. Hoa sắc trắng, có khi pha chút màu hồng rồi phai dần. Hoa có năm cánh, đường kính 2,5-3,5 cm. Trái chín vào mùa thu và thường có đường kính cỡ 5–9 cm. Ruột táo bổ ra có năm "múi" (carpel) chia thành ngôi sao năm cánh. Mỗi múi có 1-3 hột.[2]

Tổ tiên

sửa

Cây táo tây (Malus domestica) có nguồn gốc là loài táo dại Tân Cương (Malus sieversii) ở Trung Á, hiện vẫn còn mọc ở vùng núi Trung Á, phía nam của Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, và Tân Cương, Trung Quốc.[2][3]. Việc gieo trồng táo, nhiều khả năng bắt đầu từ hai cánh rừng của dãy núi Thiên Sơn, tiến triển trong một thời gian dài, cho phép dung hợp các gen từ loài khác vào những hạt giống thụ phấn. Nhờ trao đổi gien đáng kể với loài Malus sylvestris, đã tạo ra các quần thể hiện tại của loài táo thường là liên quan nhiều hơn đến crabapples hơn là với nguyên bản táo dại Malus sieversii.[4][5]

Có hơn 7500 giống táo trồng với nhiều đặc tính mong muốn. Các giống táo trồng có năng xuất và kích thước cây khác nhau, kể cả khi mọc từ cùng loại gốc ghép.[6]

Bản đồ gien

sửa

Trong năm 2010, một tập đoàn của Ý thông báo họ đã giải mã hoàn chỉnh bộ gien của quả táo khi hợp tác với các nhà sinh học chuyên về gien làm vườn tại Đại học bang Washington,[7] sử dụng giống táo Golden delicious.[8] Có khoảng 57.000 gien, số lượng cao nhất của bất cứ bộ gien thực vật được nghiên cứu cho đến nay[9], thậm chí nhiều hơn số bộ gien của con người (khoảng 30.000).[10] Sự hiểu biết mới này về bộ gien của loài táo sẽ giúp các nhà khoa học trong việc xác định các gien và các biến thể gien chống bệnh tật và hạn hán, và các đặc tính mong muốn khác. Hiểu biết về các gien đằng sau những đặc điểm này sẽ cho phép các nhà khoa học thực hiện nhân giống chọn lọc tốt hơn. Giải mã bộ gien cũng cung cấp bằng chứng rằng Malus sieversii là tổ tiên hoang dã của táo tây - một vấn đề gây tranh cãi từ lâu trong cộng đồng khoa học.[11]

Hình ảnh

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d Potter D. và ctv. (2007). Phylogeny and classification of Rosaceae. Plant Systematics and Evolution. 266(1–2):5–43, doi:10.1007/s00606-007-0539-9.
  2. ^ a b c “Origin, History of cultivation”. University of Georgia. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  3. ^ Lauri, Pierre-éric; Karen Maguylo; Catherine Trottier (2006). “Architecture and size relations: an essay on the apple (Malus x domestica, Rosaceae) tree”. American Journal of Botany. Botanical Society of America, Inc. 93 (93): 357–368. doi:10.3732/ajb.93.3.357.
  4. ^ Amandine Cornille; và đồng nghiệp (2012). Mauricio, Rodney (biên tập). “New Insight into the History of Domesticated Apple: Secondary Contribution of the European Wild Apple to the Genome of Cultivated Varieties”. PLOS Genetics. 8 (5): e1002703. doi:10.1371/journal.pgen.1002703. PMC 3349737. PMID 22589740.
  5. ^ Sam Kean (ngày 17 tháng 5 năm 2012). “ScienceShot: The Secret History of the Domesticated Apple”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2015.
  6. ^ “Apple - Malus domestica”. Natural England. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2008.
  7. ^ “Apple Cup Rivals Contribute to Apple Genome Sequencing”. Cahnrsnews.wsu.edu. ngày 29 tháng 8 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2012.
  8. ^ “The genome of the domesticated apple (Malus × domestica Borkh.)”. Nature.com. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2012.
  9. ^ An Italian-led international research consortium decodes the apple genome Lưu trữ 2010-09-05 tại Wayback Machine AlphaGallileo ngày 29 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2011.
  10. ^ The Science Behind the Human Genome Project Human Genome Project Information, US Department of Energy, ngày 26 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2011.
  11. ^ Clark, Brian, Apple Cup Rivals Contribute to Apple Genome Sequencing Lưu trữ 2012-05-20 tại Wayback Machine, ngày 29 tháng 8 năm 2010, Washington State University, retrieved ngày 19 tháng 10 năm 2011.

Liên kết ngoài

sửa