Lược vàng
Bài viết này có nhiều vấn đề. Xin vui lòng giúp đỡ cải thiện nó hoặc thảo luận về những vấn đề này trên trang thảo luận.
|
Cây Lược vàng có tên khoa học là Callisia fragrans thuộc họ Thài lài (Commelinaceae), cây lược vàng còn có tên là (địa) lan vòi, lan rũ, cây bạch tuộc, trái lá phất dũ, giả khóm. Đây là loại thảo mộc ưa bóng râm. Ở ngoài trời, loài cây này được tìm thấy ở nơi có khí hậu ấm và trong bóng râm.
Lược vàng | |
---|---|
Callisia fragrans | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Monocots |
(không phân hạng) | Commelinids |
Bộ (ordo) | Commelinales |
Họ (familia) | Commelinaceae |
Chi (genus) | Callisia |
Loài (species) | C. fragrans |
Danh pháp hai phần | |
Callisia fragrans (Lindl.) Woodson |
Mô tả
sửaCây lược vàng thuộc loại cây thân thảo và lá sáp. Thân của loại cây này có thể phát triển chiều cao khoảng 1m và lá có thể dài 25 cm. Khi lá dài và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mạnh sẽ có màu tím.
Lá lược vàng thuộc loại lá đơn, gân lá song song. Phiến lá có hình ngọn giáo. Hoa lược vàng xếp thành một trục dài và cong thành chùm... Cụm hoa thường gồm khoảng 6 – 12 hoa, màu trắng, cuống hoa dài khoảng 1,5 x 3mm. Hoa có mùi thơm.
Chúng được tìm thấy đầu tiên trên các cánh đồng hoang ở Mexico. Sau đó chúng được di thực sang Nga Tây Ấn, một vài địa điểm rải rác ở Mỹ và một số nơi khác. Ở Việt Nam, chúng được tìm thấy đầu tiên ở Thanh Hóa. Sau đó, loài cây này được trồng ở nhiều nơi trên cả nước và phổ biến nhất là ở Hà Nội.
Nguồn gốc
sửaTheo tài liệu của Nga, cây có xuất xứ từ Nam Mỹ, được trồng làm cảnh trên thế giới đã hơn 100 năm.
Dược tính
sửaLá cây lược vàng chứa flavonoid có hoạt tính sinh học, glycol-và phospholipids trung tính và các thành phần axit béo của chúng. C. Fragrans được xem như một loại thuốc chống virus và kháng khuẩn. Ở Đông u, lá của cây này được sử dụng điều trị các bệnh ngoài da, bỏng và rối loạn khớp.
Một số tài liệu cho rằng dược tính của cây lược vàng gồm:
- Nhóm lipid: Triacyglyceride, sulfolipid, digalactosyl diglycerides
- Nhóm acid béo: paraffinic, olefinic
- Các acid hữu cơ
- Sắc tố caroten, chlorophyll
- Thành phần Phytosterol
- Các vitamin PP, B2 và các nguyên tố vi lượng: Fe, Cr, Ni, Cu.
- Các flavonoid: quercetin, kaempferol isoorientin (3′,4′,5,7-tetrahydroxyflavone-6-C-β-D-glucopyranoside).
Chính vì thế, loài cây này được dùng để: thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, tiêu viêm, hóa đàm, lợi thủy. Ngoài ra, người ta còn phát hiện hoạt chất Flavonoid, vitamin P, C trong cây lược vàng có tác dụng làm bền mạch máu. Bên cạnh đó, cây cũng có khả năng chống oxy hóa cao nhờ thành phần Quercetin - hoạt chất năng ngừa sự phát triển của khối u và tế bào ung thư.
Bài viết nghiên cứu về cây lược vàng của tác giả Vladimir – Ogarkov đăng trên Tạp chí sức khỏe đời sống của Nga cho rằng cây lược vàng có tác dụng chữa các bệnh như: viêm họng, viêm phế quản, đau lưng, mỏi khớp, bướu cổ, huyết áp, tim mạch, u nang buồng trứng, xơ vữa động mạch, các bệnh về gan…
Công trình nghiên cứu
sửaNghiên cứu của Đại học Ben Gurion,Be'er Sheva, Israel do nhóm tác giả gồm: Ludmila Yarmolinsky, Michele Zaccai, Shimon Ben-Shabat và Mahmoud Huleihel thực hiện. Công trình nghiên cứu được đăng trên Thư viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ.
Mô tả thí nghiệm:
- Sau khi lấy cây lược vàng từ vườn ươm nhà kính, nhóm nghiên cứu chuẩn bị chiết suất ethanol và chiết suất aquatic từ lá của cây này đem nghiền nát và ủ ở nhiệt độ phòng trong dung môi thích hợp. Thời gian ủ là 48h. Sau đó, các mô này được ly tâm trong 10 phút với tốc độ 2.000 vòng/phút. Phần nổi phía trên được làm bay hơi bằng máy đông khô.
- Phần còn lại mang hòa tan với ethanol 95% (0,5ml) và pha loãng cho đến khi nồng độ đạt 10 mg/ml. Sau đó, dung dịch được khử trùng bằng cách lọc và pha loãng với môi trường chứa 2% huyết thanh bê sơ sinh cho đến khi đạt nồng độ thích hợp. Các chiết suất được phân loại theo nồng độ tăng dần của metanol: 0%, 20%, 40%, 60%, 80% và 100%.
- Aciclovir (ACV), còn được gọi là acyclovir - một loại thuốc chống virus được chọn làm thuốc kiểm soát dương tính với virus.
- Tế bào được chọn làm vật chủ là tế bào thận khỉ xanh Châu Phi (tế bào Vero).
- Các tế bào này được nuôi cấy trong môi trường Eagle sửa đổi. Môi trường này chứa: 10% huyết thanh thai nhi, 1% glutamine, penicillin 50 U/ml, streptomycin 50 50g/ml và được ủ ở 37 °C trong không khí ẩm có chứa 5% CO2.
- 3 loại [virus herpes] gồm: HSV-1, HSV-2 và VZV được nhân giống trong các tế bào vero.
- Nồng độ của chúng được xác định nhờ vào xét nghiệm mảng bám tiêu chuẩn.
- Nhóm nghiên cứu kiểm tra độc tính các chiết suất của cây lược vàng bằng 3 cách: đếm tốc độ sao chép của tế bào bằng máy do huyết áp Neubauer, quan sát bằng kính hiển vi đảo ngược quang học và xét nghiệm MTT.
Kết quả nghiên cứu:
Chiết suất ethanol của cây lược vàng ức chế hiệu quả sự lây nhiễm HSV-1, HSV-2. Trong khi đó, chiết suất aquatic của loại cây này chỉ ức chế VZV. Chỉ số chọn lọc (độc tính so với hiệu quả) của các chiết suất từ cây lược vàng cao nhưng vẫn thấp hơn so với ACV. Chiết suất có hoạt tính chống virus đạt hiệu quả cao nhất tại thời điểm nhiễm bệnh.
Hình ảnh
sửa-
Bụi cây lược vàng
Đọc thêm
sửa- Callisia fragrans trên trang Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
- Anti-Herpetic Công trình nghiên cứu về dược tính Cây Lược Vàng - Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ
- Lược vàng Lưu trữ 2020-08-15 tại Wayback Machine - Khoa học và Công nghệ Cao Bằng
- Chemical investigation of Callisia fragrans Điều tra hóa học của Callisia Fragrans: Chernenko TV, Ulchenko NT, Glushenkova AI, Redzhepov D. Chem Nat Comp. 2007;3:253–5
- Một Vài Dẫn Liệu Sinh Học Về Cây Lược Vàng Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (74). 2009. Trang 62.
Tham khảo
sửaLiên kết ngoài
sửa- Lược vàng - cây cảnh hay "thần dược"? Lưu trữ 2009-04-16 tại Wayback Machine