Bismuth(III) nitrat

(Đổi hướng từ Bitmut(III) nitrat)

Bismuth(III) nitrat là một hợp chất vô cơ thuộc loại muối gồm thành phần chính là cation bismuth trong trạng thái oxy hóa +3 và anion nitrat, với công thức hóa học được quy định là Bi(NO3)3. Hợp chất này tồn tại dưới dạng rắn phổ biến nhất là pentahydrat.[2] Bi(NO3)3 được sử dụng trong tổng hợp các hợp chất bismuth khác.[3] Hợp chất này cũng được cung cấp trên thị trường hóa chất. Đặc biệt, hợp chất này là muối nitrat duy nhất được hình thành bởi một nguyên tố thuộc nhóm 15, chỉ ra bản chất kim loại của bismuth.[4]

Bismuth(III) nitrat
Mẫu bismuth(III) nitrat
Tên khácBismuth trinitrat
Bismuth(III) nitrat(V)
Bismuth trinitrat(V)
Nhận dạng
Số CAS10035-06-0
PubChem107711
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [N+](=O)([O-])[O-].[N+](=O)([O-])[O-].[N+](=O)([O-])[O-].[Bi+3]

InChI
đầy đủ
  • 1S/Bi.3NO3/c;3*2-1(3)4/q+3;3*-1
UNII4R459R54N0
Thuộc tính
Công thức phân tửBi(NO3)3
Khối lượng mol394,9926 g/mol (khan)
485,069 g/mol (5 nước)
Bề ngoàitinh thể không màu, trắng hoặc vàng nhạt
Khối lượng riêng2,9 g/cm³ (5 nước)[1]
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướcphản ứng (khan), xem bảng tính tan
tan (5 nước)
Độ hòa tantan trong axeton, axit axetic, glyxerol
không tan trong etanol, etyl axetat
tạo phức với thiourê, selenourê
MagSus-91,0·10-6 cm³/mol
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhphóng xạ (không đáng kể)
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Điều chế và các phản ứng

sửa

Bismuth(III) nitrat có thể được điều chế bằng phản ứng của kim loại bismuth và axit nitric đặc, được miêu tả bằng phương trình sau:[5]

Bi + 4HNO3 → Bi(NO3)3 + 2H2O + NO

Hợp chất này cũng hòa tan trong axeton, axit axeticglyxerol nhưng thực tế không tan trong etanoletyl axetat.[6]

Bismuth(III) nitrat tạo thành các phức không hòa tan với pyrogallolcupferron. Hai phức chất này là cơ sở của các phương pháp xác định trọng lượng của bismuth.[7]

Khi nung bismuth(III) nitrat có thể phân hủy tạo thành nitơ dioxide, NO2.[8]

Hợp chất khác

sửa

Bi(NO3)3 còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như Bi(NO3)3·3CS(NH2)2 là tinh thể vàng[9] hay Bi(NO3)3·5CS(NH2)2 là tinh thể đỏ.[10]

Bi(NO3)3 còn tạo một số hợp chất với CSe(NH2)2, như Bi(NO3)3·6CSe(NH2)2 là tinh thể đỏ đậm, tan trong nước, metanol, DMSOetylen glycol.[11]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Lazarini, F. (ngày 15 tháng 8 năm 1985). “Redetermination of the structure of bismuth(III) nitrate pentahydrate, Bi(NO3)3.5H2O”. Acta Crystallographica Section C. 41 (8): 1144–1145. doi:10.1107/S0108270185006916.
  2. ^ “Normal Bismuth Nitrate, Bi(NO3)3.
  3. ^ Mary Eagleson (1994). Concise encyclopedia chemistry. Walter de Gruyter. ISBN 3-11-011451-8.
  4. ^ Greenwood, Norman N.; Earnshaw, A. (1997), Chemistry of the Elements (ấn bản thứ 2), Oxford: Butterworth-Heinemann, ISBN 0-7506-3365-4
  5. ^ Rich, Ronald (2007). Inorganic Reactions in Water (e-book). Springer. ISBN 978-3-540-73962-3.
  6. ^ Suzuki, Hitomi biên tập (2001). Organobismuth Chemistry. Elsevier. ISBN 0-444-20528-4.
  7. ^ A.I. Vogel,(1951), Quantitative Inorganic analysis, (2d edition), Longmans Green and Co
  8. ^ Krabbe, S.W.; Mohan, R.S. (2012). “Environmentally friendly organic synthesis using Bi(III) compounds”. Trong Ollevier, Thierry (biên tập). Topics in Current chemistry 311, Bismuth-Mediated Organic Reactions. Springer. tr. 100–110. ISBN 978-3-642-27239-4.
  9. ^ Traditional Chinese Medicine (Chun-Su Yuan; CRC Press, 4 thg 3, 2011 - 328 trang), trang 42 – [1]. Truy cập 2 tháng 6 năm 2020.
  10. ^ Bulletin (1905), trang 656 – [2]. Truy cập 2 tháng 6 năm 2020.
  11. ^ Izvestii︠a︡ Akademii nauk SSSR.: Serii︠a︡ khimicheskai︠a︡ (Izd-vo AN SSSR, 1971), trang 1556. Truy cập 6 tháng 12 năm 2020.