Biển Tyrrhenum

biển
(Đổi hướng từ Biển Tyrrhenian)

Biển Tyrrhenum (tiếng Latinh: Mare Tyrrhenum; tiếng Ý: Mar Tirreno; tiếng Anh: Tyrrhenian Sea; phiên âm tiếng Việt: Ti-rê-nê) là một phần của Địa Trung Hải ở ngoài bờ phía tây của Ý.

Biển Tyrrhenum
Biển Tyrrhenus
Map
Vị tríBiển Địa Trung Hải
Tọa độ40°B 12°Đ / 40°B 12°Đ / 40; 12
LoạiBiển
Lưu vực quốc giaPháp, Ý
Diện tích bề mặt275.000 km2 (106.200 dặm vuông Anh)
Độ sâu trung bình2.000 m (6.562 ft)
Độ sâu tối đa3.785 m (12.418 ft)

Địa lý

sửa

Biển này giáp ranh với đảo Corse và đảo Sardinia ở phía tây, vùng Toscana, Lazio, CampaniaCalabria ở phía đông, và đảo Sicilia ở phía nam.

Chiều sâu tối đa của biển này là 3.785 m.

Biển Tyrrhenum nằm gần phay Âu-Phi; do đó các dãy núi và núi lửa đang hoạt động (núi Marsilii) nằm ở lòng biển này. Tám đảo của quần đảo Eolie nằm ở phần phía nam của biển này và phía bắc đảo Sicilia. Vùng biển này có gió mistral từ thung lũng sông Rhône, gió Libeccio từ phía tây nam, gió Scirocco và gió Ostro từ phía nam thổi vào.

Lối ra

sửa

Có 5 lối ra từ biển Tyrrhenum:

Lưu vực

sửa

Biển Tyrrhenum chia thành 2 lưu vực, lưu vực Vavilov và lưu vực Marsili. Hai lưu vực này ngăn cách nhau bởi đường sống ngầm dưới đáy biển gọi là cầu Issel, theo tên nhà địa chất học người Ý Arturo Issel.[1]

Tên gọi

sửa

Tên của biển này phái sinh từ tên tiếng Hy Lạp của người Etruscan, được cho là đã di cư từ vương quốc Lydia (ở Tiểu Á thời cổ) tới vùng này và do hoàng tử Tyrrhenus dẫn dắt.[2] Người Etruscan đã định cư dọc bờ biển của vùng Toscana ngày nay.

Cảng

sửa

Các cảng chính ở biển Tyrrhenum ở Ý là: Napoli, Palermo, Civitavecchia (Roma), Salerno, TrapaniGioia Tauro. ở Pháp cảng quan trọng nhất là Bastia.

Theo thần thoại Hy Lạp, vách đá trên biển Tyrrhenum là nơi cư ngụ của thần gió Aeolus. Gió ở đây là gió mixtran từ thung lũng Rhône.

Bộ sưu tập ảnh

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Sartori, Renzo (2003) "The Tyrrhenian back-arc basin and subduction of the Ionian lithosphere" Episodes 26(3): các trang 217-221, trang 217” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2009.
  2. ^ “The Origins of the Etruscans”. San José State University. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2016.