Họ Cá lăng

(Đổi hướng từ Bagridae)

Họ Cá lăng[3] (danh pháp khoa học: Bagridae) là một họ cá da trơn có nguồn gốc từ châu Phichâu Á (từ Nhật Bản tới Borneo)[4]. Các loài cá trong họ này có các tên gọi chung như cá lăng hay cá bò.

Họ Cá lăng
Khoảng thời gian tồn tại: 56–0 triệu năm trước đây Thế Eocen đến gần đây[1]
Hemibagrus planiceps
Phân loại khoa học e
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Siluriformes
Liên họ: Bagroidea
Họ: Bagridae
Bleeker, 1858
Chi
  • Chi còn tồn tại

Bagrichthys
Bagroides
Bagrus
Batasio
Chandramara
Coreobagrus
Hemibagrus
Hemileiocassis
Horabagrus
Hyalobagrus
Leiocassis
Mystus
Nanobagrus
Olyra
Pelteobagrus
Pseudobagrus
Pseudomystus
Rama
Rita
Sperata
Sundolyra [2]
Tachysurus

  • Chi đã tuyệt chủng

Eomacrones 
Gobibagrus 
Nigerium 
Nkondobagrus 

Các loài cá lớn trong họ này là các loài cá thực phẩm quan trọng. Một vài loài được nuôi trong các bể cảnh.[4]

Đặc trưng

sửa

Vây lưng của chúng có một gai (ngạnh) ở trước (ngoại trừ chi Olyra). Có vây mỡ và nó có thể có phần cuống gốc tương đối dài ở một số loài. Ngạnh của vây ức có thể có khía răng cưa. Thân không có vảy, hơi nhớt. Chiều dài tối đa khoảng 1,5 m.[4] Cá trong họ Bagridae có 4 cặp râu khá phát triển; các cặp râu này được che phủ bằng một lớp biểu mô nhiều nụ vị giác [5].

Phân loại

sửa

Phân loại của họ này thay đổi khá nhanh. Nelson (2006) bình luận rằng "họ này là rất khác so với những cái đã ghi nhận trong Nelson (1994)". Các họ như ClaroteidaeAustroglanididae chứa các loài trước đây cũng được coi là thuộc về họ Bagridae. Họ Auchenoglanididae được một số tài liệu cho là phân họ của họ Claroteidae, là nhóm có quan hệ chị em với họ Heptapteridae. Phân loại của chi Olyra vẫn còn gây tranh cãi.[4]

Người ta vẫn chưa chắc chắn rằng họ này có phải là đơn ngành hay không và quan hệ của nó với các họ cá da trơn khác là như thế nào.[4]

Các chi

sửa

Họ này chứa khoảng 20 chi với 227 loài đã biết.

Chuyển đi

sửa

Tuyệt chủng

sửa

Hình ảnh

sửa

Liên kết ngoài

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Ferraris, C.J.Jr. (2007). “Checklist of catfishes, recent and fossil (Osteichthyes: Siluriformes), and catalogue of siluriform primary types” (PDF). Zootaxa. 1418: 1–628. doi:10.11646/zootaxa.1418.1.1.
  2. ^ Ng H.H.; Hadiaty R.K.; Lundberg J.G.; Luckenbill K.R. (2015). “A new genus and species of bagrid catfish from northern Sumatra (Siluriformes: Bagridae)”. Proceedings of the Academy of Natural Sciences of Philadelphia. 164 (1): 149–157. doi:10.1635/053.164.0112. S2CID 83515164.
  3. ^ Từ điển bách khoa Việt Nam[liên kết hỏng] gọi họ này là họ Cá ngạnh, lấy theo chi Cranoglanis, tuy nhiên chi này hiện nay được coi là lập thành một họ riêng có danh pháp khoa học Cranoglanididae, do vậy từ họ Cá ngạnh được dùng cho họ đó.
  4. ^ a b c d e Nelson, Joseph S. (2006). Fishes of the World. John Wiley & Sons, Inc. ISBN 0-471-25031-7.
  5. ^ Genhua Zhang; Deng Shaoping; Zhang Haiyun; Li Hongtao; Li Leilei (2006). “Distribution of different taste buds and expression of a-gustducin in the barbells of yellow catfish (Pelteobagrus fulvidraco)”. Fish Physiology and Biochemistry. 32: 55–62.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)