Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội

tổ chức của Bộ Quốc phòng Việt Nam tại Hà Nội

Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội được thành lập theo sắc lệnh số 16 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 16 tháng 7 năm 2008 về việc tổ chức lại Quân khu Thủ đô Hà Nội thành Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt NamBộ Tư lệnh"chức năng tham mưu cho Ðảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân và công tác quân sự địa phương; giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt NamChủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực quân sự, quốc phòng tại địa phương; tổ chức thực hiện xây dựng, quản lý, chỉ huy các đơn vị lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ thuộc quyền..."[1]

Bộ Tư lệnh Thủ đô
Bộ Quốc phòng
Chỉ huy
Quốc gia Việt Nam
Thành lập10 tháng 10 năm 1945; 79 năm trước (1945-10-10)
Quân chủng Lục quân
Phân cấpQuân khu (Nhóm 3)
Nhiệm vụBảo vệ Khu vực Thủ đô Hà Nội
Quy mô20.000 đến 25.000 quân
Bộ phận củaBộ Quốc phòng
Bộ chỉ huysố 8 Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội
Tên khácQuân khu Thủ đô Hà Nội (cũ)
Vinh danhAnh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân ×3
Huân chương Sao Vàng Huân chương Sao Vàng
Huân chương Hồ Chí Minh Huân chương Hồ Chí Minh ×3
Huân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Nhất
Huân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Nhì
Huân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Ba ×2
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhất ×2
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Ba ×2
Huân chương Bảo vệ Tổ quốc Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất
Chỉ huy
Tư lệnh
Chính ủy
Tham Mưu Trưởng
Đào Văn Nhận
Chỉ huy nổi bật


Các quân khu hiện tại của Việt Nam

Trụ sở Bộ Tư lệnh hiện đặt tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Lịch sử hình thành

sửa

Tháng 10 năm 1945, thành lập Khu đặc biệt Hà Nội.[2]

Tháng 11 năm 1946, cả nước được tổ chức lại thành 12 chiến khu. Hà Nội được tổ chức lại thành Chiến khu 11, còn gọi là Mặt trận Hà Nội.[2]

Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Mặt trận Hà Nội được sáp nhập vào Khu 2.[2]

Ngày 1 tháng 11 năm 1948, Khu 2 đặt quyền trực thuộc của Liên khu 3.[2]

Tháng 5 năm 1949 thì Khu Hà Nội lại được tách ra để thành lập Mặt trận Hà Nội độc lập, trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Tình trạng này được duy trì cho đến sau năm 1954, khi đấy gọi là Khu Hà Nội.[2]

Năm 1957, Bộ Tổng tư lệnh thành lập Thành đội Hà Nội trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh. Ngày 1/8/1964, lại trực thuộc Quân khu 3.

Tháng 9 năm 1964 lại được chức độc lập thành Bộ Tư lệnh Thủ đô.[2]

Ngày 5 tháng 3 năm 1979, theo sắc lệnh 28-LCT, Quân khu Thủ đô được thành lập trên cơ sở Bộ tư lệnh Thủ đô, quản lý về mặt quân sự địa bàn thành phố Hà Nội.[2]

Năm 1999, địa bàn của Quân khu Thủ đô bổ sung bao gồm cả tỉnh Hà Tây, nay đã sáp nhập vào thành phố Hà Nội[2]

Tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII vào ngày 29 tháng 5 năm 2008, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 15 quyết định mở rộng địa giới hành chính Hà Nội. Theo đó, địa giới hành chính của Thủ đô Hà Nội gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của thành phố Hà Nội, diện tích tự nhiên của tỉnh Hà Tây, diện tích tự nhiên của huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc và diện tích tự nhiên của 4 xã (xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung) thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Trong tiến trình thực hiện Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII ngày 16 tháng 7 năm 2008, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký Lệnh số 16/2008/L-CTN về tổ chức lại Quân khu Thủ đô thành Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội. Ngày 25 tháng 7 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 2192/QĐ-BQP, 2194/QĐ-BQP hợp nhất Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tây, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Hà Nội thuộc Quân khu Thủ đô Hà Nội vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Quyết định 2196/QĐ-QP sáp nhập Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mê Linh thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Vĩnh Phúc, Quân khu 2 vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.[2]

Lãnh đạo hiện nay

sửa
Chức vụ Họ tên Quân hàm Phụ trách Ghi chú
Tư lệnh Nguyễn Quốc Duyệt Công tác quân sự nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 3, nguyên Chỉ Huy Trưởng Bộ CHQS tỉnh Hải Dương
Chính ủy Trần Ngọc Tuấn Công tác đảng, công tác chính trị nguyên Phó Chính ủy Quân khu 2
Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Đào Văn Nhận Công tác tham mưu, tác chiến nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 301
Phó Tư lệnh Trần Minh Toản Công tác hậu cần nguyên Chủ nhiệm Hậu cần Quân khu 1
Phó Tư lệnh Nguyễn Đình Lưu Công tác kỹ thuật nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 301
Phó Chính ủy Nguyễn Khắc Nhân Công tác dân vận, đoàn thể, chính sách nguyên Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội

Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam

sửa

Tổ chức chung

sửa

Từ năm 2006 thực hiện chế độ Chính ủy, Chính trị viên trong Quân đội.[3] Tổ chức Đảng bộ trong Bộ Tư lệnh Thủ đô theo phân cấp như sau:

  • Đảng bộ Bộ Tư lệnh Thủ đô là cao nhất.
  • Đảng bộ Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật, các Sư đoàn (tương đương cấp Sư đoàn)
  • Đảng bộ các đơn vị cơ sở trực thuộc các Cục, Sư đoàn (tương đương cấp Tiểu đoàn và Trung đoàn)
  • Chi bộ các cơ quan đơn vị trực thuộc các đơn vị cơ sở (tương đương cấp Đại đội)

Thành phần

sửa

Về thành phần của Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô thường bao gồm như sau:

  1. Bí thư: Bí thư Thành ủy Hà Nội[4]
  2. Phó Bí thư thường trực: Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô
  3. Phó Bí thư: Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô

Ban Thường vụ

  1. Ủy viên Thường vụ: Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng
  2. Ủy viên Thường vụ: Phó Tư lệnh về lực lượng dự bị động viên
  3. Ủy viên Thường vụ: Phó Tư lệnh về quân lực và chính sách
  4. Ủy viên Thường vụ: Phó Chính ủy

Ban Chấp hành Đảng bộ

  1. Đảng ủy viên: Phó Tư lệnh về kĩ thuật
  2. Đảng ủy viên: Phó Tư lệnh về hậu cần
  3. Đảng ủy viên: Cục trưởng Cục Chính trị
  4. Đảng ủy viên: Phó Tham mưu trưởng
  5. Đảng ủy viên: Phó Tham mưu trưởng
  6. Đảng ủy viên: Sư đoàn trưởng Sư đoàn 301
  7. Đảng ủy viên: Trung đoàn trưởng Trung đoàn 452
  8. Đảng ủy viên: Cục trưởng Cục Hậu cần
  9. Đảng ủy viên: Cục trưởng Cục Kĩ thuật
  10. Đảng ủy viên: Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự Quận
  11. Đảng ủy viên: Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự Huyện

Tổ chức chính quyền

sửa

Cơ quan trực thuộc

sửa
  • Văn phòng
  • Thanh tra
  • Phòng Tài chính
  • Ủy Ban Kiểm Tra
  • Thanh Tra Quốc Phòng
  • ban Đối Ngoại
  • Bộ Tham mưu
    • Tham mưu trưởngː Thiếu tướng Đào Văn Nhận
    • Phó Tham mưu trưởngː Đại tá Bùi Văn Tuấn
    • Phó Tham mưu trưởngː ​Đại tá Phùng Chí Cao
  • Cục Chính trị
    • Chủ nhiệm: Đại tá Lưu Nam Tiến
    • Phó Chủ nhiệm: Đại tá Đoàn Chí Thắng
  • Cục Hậu cần
    • Chủ nhiệm: Đại tá Nguyễn Hồng Hải
    • Phó Chủ nhiệm: Đại tá Vũ Đình Hưng
  • Cục Kỹ thuật
    • Chủ nhiệm: Đại tá Mai Trung Tuyến[5]
    • Phó chủ nhiệm: Đại tá Phạm Quang Trung

Đơn vị trực thuộc

sửa
  • Sư đoàn Bộ binh 301[6]
  • Trung đoàn Pháo binh 452[7]
  • Tiểu đoàn Tăng - Thiết giáp 47[8]
  • Tiểu đoàn Thông tin 610[9]
  • Tiểu đoàn Vệ binh - Kiểm soát quân sự
  • Tiểu đoàn Đặc công 18[10]
  • Tiểu đoàn Trinh sát 20
  • Trường Quân sự Bộ Tư lệnh
  • Trường Trung cấp nghề số 10
  • Công ty TNHH MTV Hà Thành
  • Báo Quốc phòng Thủ đô
  • Ban Chỉ huy Quân sự 30 đơn vị quận, huyện, thị xã

Thành tích

sửa

Tư lệnh qua các thời kỳ

sửa

Chính ủy qua các thời kỳ

sửa

Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng qua các thời kỳ

sửa
  • 1979-1983, Nguyễn Tiệp
  • 1984-1987, Tạ Đình Hiểu,Thiếu tướng
  • 1986-1990, Bùi Đình Hòe, Đại tá
  • 1990-1996, Phạm Văn Tánh, Trung tướng
  • 1996-2000, Nguyễn Tiến Ngùng, Thiếu tướng
  • 2000-2007, Bùi Minh Thứ, Thiếu tướng
  • 2007-2008, Lê Hải Bình, Thiếu tướng (2008), nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu Thủ đô.[14]
  • 2008-10/2012, Phạm Tiến Dũng, Đại tá
  • 11/2012-6.2015, Nguyễn Doãn Anh, Thiếu tướng (2015) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội[12]
  • 7.2015-7.2023, Bùi Trọng Quỳnh, Thiếu tướng (2016), nguyên Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Hòa Bình[17]
  • 7.2023-nay, Đào Văn Nhận, Đại tá, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 301

Phó Tư lệnh qua các thời kỳ

sửa

Phó Chính ủy qua các thời kỳ

sửa

Chỉ huy là sĩ quan có quân hàm cấp tướng

sửa
  • 1987-1994, Cao Văn Chấn, Thiếu tướng (1985), nguyên Cục trưởng Cục Chính trị, Quân khu Thủ đô

Tham khảo

sửa
  1. ^ Tổ chức lại Quân khu Thủ đô Hà Nội thành Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội
  2. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p “Quá trình hình thành và phát triển BTL Thủ đô”.
  3. ^ “Ngày 20 tháng 7 năm 2005, Bộ Chính trị (khoá IX) đã ra Nghị quyết 51/NQ-TW”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2015.
  4. ^ (PDF) https://web.archive.org/web/20160527194819/http://baochinhphu.vn/Uploaded/nguyenvanhuan/2016_04_26/Danh%20sach%20ung%20cu%20DBQH%2063%20TinhThanh%20pho.pdf. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2016. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  5. ^ [1]
  6. ^ “Những "chiến sĩ nhí" ở Trung đoàn Pháo binh 452”.
  7. ^ “Ghi sâu lời Bác Hồ dạy, Trung đoàn 692 chăm lo xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện”.[liên kết hỏng]
  8. ^ "Cây sáng kiến" của Tiểu đoàn 47”.
  9. ^ “Quận Ba Đình thăm lực lượng dự bị động viên huấn luyện tại Đại đội 3 Tiểu đoàn Thông tin 610 - Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
  10. ^ “Đặc công Thủ đô trổ tài”.
  11. ^ a b Nguyễn Minh Tâm (chủ biên). Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2008. trang 11.
  12. ^ a b “Sơn Tây tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 13 HĐND Thành phố khóa XIV”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2015.
  13. ^ a b “Thiếu tướng Nguyễn Doãn Anh giữ chức Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô”.
  14. ^ a b “Thủ tướng bổ nhiệm nhiều tướng lĩnh cao cấp”.
  15. ^ “Học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 9 (Khóa XI)”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
  16. ^ “Bàn giao nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô”.
  17. ^ “Bàn giao chức danh Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh”.
  18. ^ “Việt Nam dự hội thảo ASEAN về an ninh và phát triển”.
  19. ^ “Thanh niên Thủ đô nô nức lên đường nhập ngũ”.
  20. ^ “Ký kết Chương trình kết nghĩa, phối hợp công tác giữa Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Kiểm toán Nhà nước”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
  21. ^ “Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội: Tổng kết thực hiện nhiệm vụ và phong trào thi đua quyết thắng”.

Liên kết ngoài

sửa