Bộ Cá chó (danh pháp khoa học: Esociformes) là một bộ nhỏ trong nhóm cá vây tia, với 2 họ là Umbridae (cá tuế bùn) và Esocidae (cá chó/cá măng). Danh pháp khoa học của chi cá chó (chi Esox) là nguồn gốc danh pháp khoa học của bộ này. Bộ này có 10-12 loài.

Bộ Cá chó
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Liên bộ (superordo)Protacanthopterygii
Bộ (ordo)Esociformes
Các họ

Esocidae (5 loài cá chó)

Umbridae (5-7 loài cá tuế bùn)

Bộ này có quan hệ họ hàng rất gần với bộ Cá hồi (Salmoniformes), hai bộ này cùng với bộ Cá ốt me (Osmeriformes) tạo thành siêu bộ Protacanthopterygii. Các loài cá dạng cá chó lần đầu tiên xuất hiện vào giữa kỷ Creta – các thành viên ban đầu của sự phân tỏa trong nhóm Euteleost vào thời gian đó. Ngày nay, chúng chỉ được tìm thấy trong các vùng nước ngọt ở Bắc Mỹ và khu vực miền bắc của đại lục Á-Âu.

Phân loại

sửa

Phát sinh chủng loài

sửa

Cây phát sinh chủng loài vẽ theo Betancur và ctv (2013)[1].

 Euteleosteomorpha 

 Lepidogalaxiiformes (Lepidogalaxias salamandroides)

 Protacanthopterygii 

 Argentiniformes

 Galaxiiformes

 Esociformes

 Salmoniformes

 Stomiatii 

 Osmeriformes

 Stomiiformes

 Neoteleostei 

Cá chó

sửa

Các loài cá chó có xu hướng nằm chờ đợi, nghĩa là chúng là các kẻ săn mồi theo kiểu phục kích, với mõm dài, thân hình nhiều cơ bắp và dài, đuôi xẻ thùy, và các vây lưng và vây hậu môn được sắp xếp đối nhau để có thể tạo ra gia tốc lớn dọc theo một đường thẳng, cho phép chúng nhanh chóng phóng ra từ chỗ ẩn nấp để chụp con mồi. Con mồi bị xiên qua thân mình bởi các răng sắc và nhọn, sau đó cá chó lùi về chỗ nấp, xoay con mồi và nuốt nó từ phần đầu trở xuống.

Về mặt giải phẫu, cá chó có các răng hàm trên như ở cá mập, có xương quạ, không có vây béo, có các u bướu sinh sản và ruột tịt môn vị.

Hai loài đáng chú ý nhất là Esox lucius hay cá chó phương bắc, có thể dài tới 1,5 m, và cá chó sông Ohio (E. masquinongy), thậm chí còn to lớn hơn.

Cá tuế bùn

sửa

Cá tuế bùn nhỏ hơn nhiều so với anh em cùng bộ, thông thường không dài quá 20 cm. Tuy nhiên, chúng là những kẻ săn mồi theo kiểu mai phục cực kỳ lợi hại, thức ăn chủ yếu của chúng là các loài động vật không xương sống trong các vùng nước ấm và tù đọng. Trong số 3 loài có ở Bắc Mỹ của chi Umbra, một loài (U. limi), có khả năng hạn chế trong việc hít thở không khí. Các loài trong chi Umbra nói chung được tìm thấy ở khu vực ven biển Đại Tây Dương của Bắc Mỹ, trong các đầm lầy, ít oxy ven sông Mississippi cũng như trong các môi trường tương tự ở châu Âu.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Ricardo Betancur-R., Richard E. Broughton, Edward O. Wiley, Kent Carpenter, J. Andrés López, Chenhong Li, Nancy I. Holcroft, Dahiana Arcila, Millicent Sanciangco, James C Cureton II, Feifei Zhang, Thaddaeus Buser, Matthew A. Campbell, Jesus A Ballesteros, Adela Roa-Varon, Stuart Willis, W. Calvin Borden, Thaine Rowley, Paulette C. Reneau, Daniel J. Hough, Guoqing Lu, Terry Grande, Gloria Arratia, Guillermo Ortí, 2013, The Tree of Life and a New Classification of Bony Fishes, PLOS Currents Tree of Life. 18-04-2013. Ấn bản 1, doi:10.1371/currents.tol.53ba26640df0ccaee75bb165c8c26288

Liên kết ngoài

sửa