Bệnh ống thận và mô kẻ thận
Bài viết này là một bài mồ côi vì không có bài viết khác liên kết đến nó. Vui lòng tạo liên kết đến bài này từ các bài viết liên quan; có thể thử dùng công cụ tìm liên kết. (tháng 8 2020) |
Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. |
Bài viết này không có hoặc có quá ít liên kết đến các bài viết Wikipedia khác. |
Định nghĩa
sửaBệnh ống thận và mô kẽ thận gây ra bởi tình trạng viêm nhiễm. Quá trình viêm diễn ra ở ống thận có thể ảnh hưởng đến tổ chức liên kết thận và ngược lại. Do đó khó phân biệt cụ thể sự tổn thương diễn ra chính xác ở đâu. Thường bệnh lý này đi kèm với sự biến đổi mô học về cấu trúc và chức năng của các tế bào ống thận và mô kẽ thận.
Nguyên nhân
sửaCó thể do nhiễm trùng, nhiễm độc, bệnh tự miễn hay di truyền...
Phân loại
sửaCấp tính
sửaTổn thương có phù nề làm bít hẹp lòng ống thận với sự xâm nhập các bạch cầu đơn nhân vào khoảng kẽ. Sự tổn thương diễn ra rải rác và khu trú.
Mạn tính
sửaTổn thương đặc trưng bởi sự teo hóa các tế bào ống thận và mô liên kết. Lâu dần dẫn đến sự xơ hóa, làm dãn lòng ống thận, kém chức năng và tiến tới suy thận không hồi phục.
Triệu chứng
sửaCác triệu chứng điển hình là sự mất chức năng ở ống lượn gần làm giảm Kali máu, tăng amoniacid niệu, phosphate niệu, acid uric niệu, glucose niệu, HCO3- niệu,...
Triệu chứng nghiêm trọng nhất là sự toan hóa và cô đặc nước tiểu. pH giảm dưới 5,5 gây toan hóa ống góp và các ống thận, làm trầm trọng thêm các diễn tiến hoại tử ở đây. Sự giảm sản xuất hệ đệm amoni cũng góp phần dẫn đến toan hóa máu.
Các bệnh lý thường gặp
sửaHoại tử ống thận cấp
sửaPhát sinh từ sự nhiễm trùng ống thận do vi khuẩn hoặc thứ phát sau các rối loạn huyết động tại thận. Điển hình bởi việc xơ hóa ống thận, teo các tế bào biểu bì và phù nề xâm lấn lòng ống.
Viêm thận kẽ
sửaCòn gọi là viêm tổ chức liên kết thận, viêm bể thận hay viêm thận ngược dòng. Bệnh sinh do sự nhiễm trùng ngược dòng bắt nguồn từ sự tắc nghẽn niệu quản do sỏi hay là viêm bàng quang. Bệnh thường gặp ở phụ nữ. Tổn thương thường thấy là sự tăng sinh các tổ chức xơ làm chèn ép các nhu mô thận. Lâu dần dẫn đến chít hẹp lòng ống thận, xơ hóa toàn bộ và cuối cùng là suy thận không hồi phục. Giai đoạn đầu thường điển hình bởi tình trạng đái ra mủ.
Tham khảo
sửaSinh lý bệnh học. Đại học y dược Hà Nội.