Bãi Cỏ Mây

một rạn san hô trong cụm Bình Nguyên thuộc quần đảo Trường Sa, hiện do Philippines kiểm soát

Bãi Cỏ Mây[1] (có nơi ghi là bãi Cò Mây[2]; tiếng Anh: Second Thomas Shoal; tiếng Filipino: Ayungin; tiếng Trung: 仁爱礁; bính âm: Rénài jiāo, Hán-Việt: Nhân Ái tiêu.) là một rạn san hô vòng thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa. Rạn vòng này nằm về phía đông nam của đá Vành Khăn và cách bãi Sa Bin 35 hải lý (64,8 km) về phía tây.[3]

Thực thể địa lý tranh chấp
Bãi Cỏ Mây
Ảnh vệ tinh chụp bãi Cỏ Mây (NASA)
Địa lý
Vị trí của bãi Cỏ Mây
Vị trí của bãi Cỏ Mây
bãi
Cỏ Mây
Vị tríBiển Đông
Tọa độ9°49′B 115°52′Đ / 9,817°B 115,867°Đ / 9.817; 115.867 (bãi Cỏ Mây)
Quản lý
Quốc gia quản lý Philippines
TỉnhPalawan
Đô thị Kalayaan
Tranh chấp giữa
Quốc gia Đài Loan

Quốc gia

 Philippines

Quốc gia

 Trung Quốc

Quốc gia

 Việt Nam

Bãi Cỏ Mây là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, PhilippinesTrung Quốc. Hiện Philippines đang kiểm soát rạn vòng này[4][5] và dùng xác tàu BRP Sierra Madre mắc cạn tại đây vào năm 1999 để làm chỗ đóng quân cho binh lính làm nhiệm vụ canh gác bãi Cỏ Mây.[6]

Đặc điểm

sửa

Rạn san hô Bãi Cỏ Mây có hình dạng giống củ cà rốt với chiều dài tính theo trục chính bắc-nam là 9 hải lý (16,7 km) và chiều rộng tối đa là 3 hải lý (5,6 km) ở gần đầu mút phía bắc. Diện tích của rạn vòng này vào khoảng 60 km².[7]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Bản đồ hành chính. Phần bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa, huyện Trường Sa”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (Việt Nam). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2012.
  2. ^ Trần Công Trục chủ biên (2012). Dấu ấn Việt Nam trên biển Đông. Hà Nội: Nhà Xuất bản Thông tin và Truyền thông. tr. 20. ISBN 9786048000455.
  3. ^ Sailing Directions 161 (Enroute) - South China Sea and the Gulf of Thailand (ấn bản thứ 13). Bethesda, Maryland: National Geospatial-Intelligence Agency. 2011. tr. 11.
  4. ^ Banlaoi, Rommel C. (30 tháng 6 năm 2011). “Clash of sovereignties in the Spratlys” (bằng tiếng Anh). The Philippine Star. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2012.
  5. ^ “Smart maintains GSM service on Pag-asa Is” (bằng tiếng Anh). The Philippine Star. 30 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2012.
  6. ^ Abaricia, Aimee (16 tháng 7 năm 2005). “The trip to Kalayaan” (bằng tiếng Anh). The Philippine Star. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2013.
  7. ^ Hancox, David; Prescott, Victor (1995). A Geographical Description of the Spratly Islands and an Account of Hydrographic Surveys amongst Those Islands. Maritime Briefings. 1. University of Durham, International Boundaries Research Unit. tr. 28. ISBN 978-1897643181.