Hànộimới
Hà Nội Mới (tên cách điệu: Hànộimới) là cơ quan truyền thông trực thuộc Thành ủy Hà Nội ra mắt số báo in đầu tiên vào ngày 24 tháng 10 năm 1957 dưới tên gọi Báo Thủ Đô.[1] Năm 2004, đây là tờ báo đầu tiên trên cả nước xuất bản hai ấn phẩm phụ mỗi ngày.[2]
Loại hình | Báo in, Báo điện tử |
---|---|
Hình thức | Báo giấy, báo trực tuyến |
Tình trạng | Đang hoạt động |
Chủ sở hữu | Thành ủy Hà Nội |
Thành lập | 24 tháng 10 năm 1957 |
Giấy phép | Giấy phép số 69/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 20/02/2023 |
Ngôn ngữ | Tiếng Việt |
Trụ sở | Số 44 phố Lê Thái Tổ, Phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội |
Quốc gia | Việt Nam |
Website | hanoimoi |
Lịch sử
sửaTiền thân của Hànộimới là Báo Thủ đô, ra đời chỉ vài tuần sau sự kiện giải phóng miền Bắc.[3] Năm 1958, hai tờ báo Thủ đô và Hà Nội hàng ngày hợp nhất lại thành lập nên Báo Thủ đô Hà Nội.[4] Một thập kỷ sau, Thủ đô Hà Nội tiếp tục sáp nhập với Thời mới trở thành Hànộimới,[5] cả hai lần thay đổi đều do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên.[6] Năm 2002, từ một tờ báo có bốn trang in hai màu, Hànộimới tăng lên thành tám trang, in màu hai trang 1 và 8 cùng với nhiều chuyên mục mới.[2] Ngày 10 tháng 10 năm 2003, trang tin điện tử chính thức được hòa mạng Internet nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Thủ đô,[7][8] giao diện được cập nhật trong năm 2023 nhằm tối ưu hóa trải nghiệm trên mọi thiết bị điện tử.[9] Tháng 8 năm 2008, khi tỉnh Hà Tây hợp nhất với Hà Nội, Báo Hà Tây cũng chuyển hoạt động kinh doanh sang Hànộimới.[10]
Trụ sở tờ báo đặt tại số 44 Lê Thái Tổ, Phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội được xây dựng vào năm 1893 theo phong cách kiến trúc của Pháp thuở Việt Nam còn là một thuộc địa Đông Dương.[11] Nơi đây trước đó vốn là tòa soạn báo L'Avenir du Tonkin (Tương lai Bắc Kỳ) do thầu khoán chợ Jules Cousin và nhà buôn F. Mainfroy sáng lập.[12] Trong năm 2014, tờ báo được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.[13] Đến quý hai năm 2023, ông Nguyễn Minh Đức được bổ nhiệm làm Tổng biên tập mới của nhật báo.[14]
Tham khảo
sửa- ^ Thu Hà (20 tháng 10 năm 2022). “Báo Hànộimới kỷ niệm 65 năm xuất bản số hàng ngày đầu tiên”. Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2024.
- ^ a b Hưng Linh (22 tháng 10 năm 2007). “Báo Hànộimới: Nửa thế kỷ vươn lên song hành cùng thủ đô”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2024.
- ^ Hồng Phong (22 tháng 10 năm 2017). “Hànộimới - tờ báo Anh hùng của Thủ đô Anh hùng”. Báo Quân Đội Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2024.
- ^ Long Hà (24 tháng 10 năm 2017). “Chất riêng Hànộimới”. Báo Đại Đoàn Kết. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2024.
- ^ Lê Anh (24 tháng 10 năm 2017). “Hà Nội Mới - tờ báo được Bác Hồ 2 lần đặt tên”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2024.
- ^ Hà Minh (23 tháng 10 năm 2017). “Kỷ niệm 60 năm Báo Hànộimới ra số báo đầu tiên: Xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, chính quyền và Nhân dân Thủ đô”. Kinh tế & Đô thị. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2024.
- ^ T.M. (10 tháng 10 năm 2003). “Ra mắt báo Hà Nội Mới điện tử”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2024.
- ^ V.T. (10 tháng 10 năm 2003). “Ra mắt báo Hà Nội Mới điện tử”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2024.
- ^ Ngọc Châu (21 tháng 6 năm 2023). “Báo Hànộimới chính thức khai trương giao diện mới và tòa soạn hội tụ”. Kinh tế & Đô thị. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2024.
- ^ Lê Châu (1 tháng 8 năm 2008). “Những "chuyển động" đầu tiên của Hà Nội mới”. Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2024.
- ^ Phóng Viên (12 tháng 6 năm 2017). “Tòa soạn Báo Hà Nội mới”. Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2024.
- ^ HNMCT (25 tháng 10 năm 2020). “Ngôi nhà số 44 phố Lê Thái Tổ”. Tạp chí điện tử Người Hà Nội. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2024.
- ^ ĐCSVN (16 tháng 4 năm 2014). “Báo Hànộimới đón nhận Danh hiệu Anh hùng Lao động”. Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2024.
- ^ Hoàng Phong (14 tháng 4 năm 2023). “Ông Nguyễn Minh Đức làm Tổng Biên tập báo Hànộimới”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2024.