Bánh phở là một dạng mì gạo, dùng làm nguyên liệu chính cho các món phở. Ngoài những thành phần khác như là nước phở, thịt, gia vị... thì bánh phở quyết định đến chất lượng của một bát (tô) phở. Riêng ở làng Chũ Lục Ngạn, Bắc Giang bánh phở khô có tên gọi khác là mỳ chũ.

Gói bánh phở khô

Một số tiêu chuẩn

sửa

Bánh phở cũng cần có một số tiêu chuẩn cơ bản để có thể tạo nên 1 tô phở ngon:

Tránh sự nhầm lẫn giữa bánh phở và bánh hủ tiếu của Trung Hoa, bánh phở có dạng trong hơn là bánh hủ tiếu, và độ ẩm của nước trong bánh phở cũng ít hơn, cho nên độ dai của bánh phở có phần cao hơn. Những nhà hàng phục vụ Phở ở nước ngoài, vì lý do sản xuất, cũng như thiếu kiến thức về món ăn và loại thực phẩm này nên vẫn hay sử dụng bánh hủ tiếu để dùng trong việc chế biến một tô phở, và hơn một nửa số thực khách là những người lớn lên ở hải ngoại nên cũng không thể phân biệt.

Phương pháp sản xuất bánh phở ở Việt Nam

sửa

Sản xuất thủ công

sửa
  • Xử lý gạo: vo sạch, nhặt bỏ sạn cát, hạt cỏ và thành phần lạ khác. Ngâm gạo trong khoảng thời gian hơn 4 giờ. Sau đó vớt ra để ráo.
  • Xay gạo đã ngâm bằng cối đá nghiền mịn với nước ra dung dịch bột nước
  • Hấp bánh: bột được pha loãng, tráng đều trên mặt vải nồi hấp, hấp chín bằng hơi nước.
  • Bánh chín được hong khô bằng gió, hoặc để tự nhiên, trên bề mặt tráng dầu chống dính
  • Bánh được cắt bằng trục cán, loại 2 trục quay tay

Sản xuất với các thiết bị

sửa

Để giảm bớt lao động thủ công, tăng năng suất, sản lượng lớn, trong các xí nghiệp, công ty, các địa phương chuyên sản xuất bánh phở, hủ tiếu, bánh tráng... đã trang bị các dây chuyền xử lý các công đoạn tự động hoặc bán tự động.

Ngoài ra để chủ động trong sản xuất bánh phở cho riêng thương hiệu của mình, các tiệm phở lớn có khuynh hướng trang bị 1 máy sản xuất bánh phở mini, với đặc điểm nhỏ gọn, tự động hóa cao, với công thức bột khô ổn định an toàn, dễ bảo quản, hương vị riêng.

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa

Tham khảo

sửa