Andosols (bắt nguồn từ tiếng Nhật an nghĩa là sẫm và do nghĩa là đất, một từ đồng nghĩa của kuroboku[1]) là loại đất hiện diện tại những vùng núi lửa, hình thành trên nền vật liệu vụn núi lửa. Trong một số trường hợp, cũng có thể tìm thấy Andosols tại những vùng ngoài nơi núi lửa hoạt động.[2] Đất Andosols bao phủ khoảng 1–2% diện tích đất liền không đóng băng của Trái Đất. Andosols có mối liên hệ chặt chẽ với những loại đất khác như Vitrosols, Vitrandosols, Vitrons và đất đá bọt (Pumice Soils), xuất hiện trong các hệ thống phân loại đất khác nhau.

Andosols
Sử dụng trongWRB
WRBAN
Phẫu diện đấtABwC
Mẫu chấtvụn núi lửa
Khí hậuđa dạng
Bản đồ phân bố đất Andosols

Loại Andosols kém phát triển thường có nhiều trong những vật liệu thủy tinh (vitreous material), nên còn được gọi là Vitric Andosols.

Thường lệ, Andosols được định nghĩa là loại đất có tỷ lệ cao vật liệu thủy tinh và chất keo vô định hình, bao gồm allophane, imogoliteferrihydrite.[3] Trong hệ thống phân loại đất USDA, Andosols được thay bằng Andisols.[4]

Do tuổi đất hầu như khá trẻ, nên Andosols điển hình rất màu mỡ, ngoại trừ trường hợp đất nằm ở những nơi dễ cố định phosphor (một quá trình đôi lúc xuất hiện tại vùng nhiệt đới). Đất thích hợp cho thâm canh cây trồng, như tại đảo Java, Andosols nuôi dưỡng một diện tích lớn đồng ruộng lúa nước, đem lại nguồn lương thực cho vùng đất thuộc diện đông dân nhất thế giới. Andosols cũng phù hợp để trồng trên đó các loại cây ăn quả, ngô, trà, cà phêthuốc lá. Tại vùng Tây Bắc Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Andosols làm nền cho những mảnh rừng rậm rạp tươi tốt.

Andosols chiếm khoảng 1% diện tích đất liền không đóng băng trên toàn cầu. Tập trung chủ yếu quanh Vành đai lửa Thái Bình Dương, gồm những khu vực hiện hữu rộng nhất nằm ở trung tâm Chile, Ecuador, Colombia, Mexico, Tây Bắc Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Nhật Bản, Javađảo Bắc New Zealand. Andosols cũng hiện diện ở Đới tách giãn Đông Phi, Ý, IcelandHawaii.

Andosols hóa thạch xuất hiện ở những vùng cách xa các nơi có hoạt động núi lửa ngày nay, và trong một số trường hợp lui tận về thời kỳ Tiền Cambri, cách đây 1,5 tỷ năm.[5][6]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Pavel Vladimirovich Krasilʹnikov (2009). A Handbook of Soil Terminology, Correlation and Classification. Earthscan. tr. 376. ISBN 978-1-84977-435-2. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2013.
  2. ^ Andosols by Olafur Arnalds in Encyclopedia of Soil Science, pp. 39–26.
  3. ^ “Andisols”. National Resource Conservation Service. United States Department of Agriculture. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2006.
  4. ^ Major Soils of the World. ISRIC Wageningen, The Netherlands. 2001 Lưu trữ 2014-10-23 tại Wayback Machine
  5. ^ Grunwald, Sabine. “Andisols”. Soil & Water Sciences. University of Florida. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2006.
  6. ^ “Andisols”. Soil and Land Sciences Division. University of Idaho. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2006.