AFC Challenge League (viết tắt là ACGL) là một giải bóng đá cấp câu lạc bộ lục địa thường niên do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức.

AFC Challenge League
Cơ quan tổ chứcAFC
Thành lập2005; 20 năm trước (2005)
(với tên Cúp Chủ tịch)
Khu vựcChâu Á
Số đội20 (vòng bảng)
Giải đấu liên quanAFC Champions League Elite (hạng 1)
AFC Champions League Two (hạng 2)
Đội vô địch
hiện tại
Turkmenistan FC HTTU
(lần thứ 1)
Câu lạc bộ
thành công nhất
Tajikistan Regar TadAZ
(3 lần)
Trang webhttps://www.the-afc.com/en/club/afc_challenge_league.html
AFC Challenge League 2024–25

Tiền thân của giải đấu này là Cúp Chủ tịch AFC (tiếng Anh: AFC President's Cup), được thành lập vào năm 2005. Khi mới tổ chức, Cúp Chủ tịch chủ yếu quy tụ các các câu lạc bộ từ các quốc gia có thứ hạng thấp không có suất vào thẳng trực tiếp ở AFC Champions League hoặc Cúp AFC trên bảng xếp hạng giải đấu cấp câu lạc bộ. Năm 2024, AFC thay đổi toàn diện cấu trúc các giải đấu cấp câu lạc bộ, trong đó có sự ra mắt của AFC Challenge League. Toàn bộ thành tích và kết quả của Cúp Chủ tịch AFC sẽ được chuyển giao cho giải đấu mới.

Thể thức

sửa

Từ mùa giải 2005 đến 2007, 8 câu lạc bộ được chia thành hai bảng 4 đội; hai đội nhất nhì mỗi bảng đấu sẽ tiến vào bán kết. Tất cả các trận đấu được tổ chức tại một nước chủ nhà.

Năm 2008, giải đấu được tăng lên 11 câu lạc bộ. Một vòng loại đã được lập ra với 11 câu lạc bộ chia làm 3 bảng (hai bảng 4 đội và một bảng 3 đội), mỗi bảng thi đấu tại một địa điểm khác nhau. Các đội đầu bảng và đội nhì bảng có thành tích tốt nhất sẽ giành quyền thi đấu ở vòng chung kết.

Năm 2011, giải đấu được tăng lên 12 câu lạc bộ, với ba bảng 4 đội tại vòng loại. Hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ lọt vào vòng kế tiếp với hai bảng 3 đội; đội nhất mỗi bảng sẽ tham dự trận chung kết.[1]

Vào tháng 11 năm 2013, AFC thông báo Cúp Chủ tịch 2014 sẽ là mùa giải cuối cùng của giải đấu.[2] Kể từ năm 2015, các nhà vô địch quốc gia đến từ "các quốc gia mới nổi" đủ điều kiện để tham dự vòng loại và vòng play-off của Cúp AFC.[3] Vòng loại của Cúp AFC 2016, với thể thức tương tự AFC President's Cup (ngoại trừ việc không có vòng chung kết), được tổ chức vào tháng 8 năm 2015 nhằm chọn ra hai đội vào vòng play-off của AFC Cup.[4]

Sau khi tái cấu trúc vào năm 2024, thể thức mới bao gồm 20 câu lạc bộ tham dự chia thành năm bảng. Các đội trong bảng thi đấu vòng tròn một lượt tại địa điểm tập trung, với 8 đội đứng đầu lọt vào vòng tứ kết. Các trận tứ kết và bán kết diễn ra trong hai lượt, riêng trận chung kết chỉ diễn ra trong một lượt.[5][6]

Các quốc gia tham dự

sửa
 
Chiếc cúp Chủ tịch AFC

Từ năm 2008, các câu lạc bộ từ BangladeshTurkmenistan đã được tham dự.

Từ năm 2011, các câu lạc bộ từ Palestine đã được tham dự.

Kể từ năm 2012, các câu lạc bộ từ Mông Cổ đã được tham dự.

Từ năm 2008 đến năm 2011, các câu lạc bộ từ Myanmar đã được tham dự. Trong năm 2012, Myanmar áp dụng cho nâng cấp lên Cúp AFC.

Kể từ năm 2013, các câu lạc bộ từ Philippines đã được tham dự.

Từ năm 2005 đến năm 2012, các câu lạc bộ từ Tajikistan đã được tham dự. Trong năm 2013, Tajikistan áp dụng để nâng cấp lên Cúp AFC.

Kể từ năm 2014, các câu lạc bộ từ Lào đã được tham dự. Các quốc gia khác có thể đăng ký một đội bóng, nhưng vẫn chưa góp mặt gồm: Brunei, Đông Timor, Guam, Ma Cao, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênAfghanistan.

Trong tháng 3 năm 2012, AFC thông báo rằng quần đảo Bắc Mariana đã được phê duyệt để tham gia vào AFC Challenge Cup và Cúp Chủ tịch AFC nếu họ đáp ứng các tiêu chí.[7]

Kể từ năm 2013, 7 trong số 8 quốc gia sáng lập đều có thể tham gia, Nepal, Đài Loan, Bhutan, Kyrgyzstan, Sri Lanka, PakistanCampuchia.

Từ mùa giải 2024–25, Cúp Chủ tịch AFC được tái lập dưới tên gọi mới là AFC Challenge League. Ở phiên bản tái lập này, các liên đoàn thành viên có thứ hạng khu vực (Đông và Tây) từ 11 trở xuống sẽ tham dự.

Các trận chung kết

sửa
Năm Địa điểm Đội vô địch Tỷ số Đội hạng nhì Sân vận động
2024–25
chi tiết
2012
chi tiết
Tajikistan Istiqlol
 
2–1 Markaz Shabab Al-Am'ari
 
Dusanbe, Dushanbe
2011
chi tiết
Đài Loan Taiwan Power Company
 
3–2 Phnom Penh Crown
 
Cao Hùng, Cao Hùng
2010
chi tiết
Myanma Yadanabon
 
1–0
(s.h.p.)
Dordoi-Dynamo
 
Thuwunna, Yangon
2009
chi tiết
Tajikistan Regar TadAZ
 
2–0 Dordoi-Dynamo
 
Metallurg, Tursunzade
2008
chi tiết
Đài Loan Regar TadAZ
 
1–1 (s.h.p.)
4–3 (p)
Dordoi-Dynamo
 
Spartak, Bishkek
2007
chi tiết
Pakistan Dordoi-Dynamo
 
2–1 Mahendra Police Club
 
Punjab, Lahore
2006
chi tiết
Malaysia Dordoi-Dynamo
 
2–1
(s.h.p.)
Vakhsh
 
Sarawak, Kuching
2005
chi tiết
Nepal Regar TadAZ
 
3–0 Dordoi-Dynamo
 
Dashrath, Kathmandu

Chú thích

sửa
  1. ^ “AFC Competitions Committee meeting”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2013.
  2. ^ “ACL: East vs West final proposed”. The-afc.com. 25 tháng 11 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2013.
  3. ^ “AFC President's Cup: The end of a glorious journey”. AFC. 26 tháng 7 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2016.
  4. ^ “Stage set for 2016 AFC Cup play-off qualifiers”. AFC. 29 tháng 6 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2016.
  5. ^ “AFC Competitions Committee recommends strategic reforms to elevate Asian club football”. theAFC.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2022.
  6. ^ “Pivotal reforms approved by AFC Competitions Committee”. the-AFC (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
  7. ^ “Competitions Committee takes key decisions”. The-afc.com. ngày 22 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2012.

Liên kết ngoài

sửa