7 sắc cầu vồng

Trò chơi truyền hình trên kênh VTV3 của Đài Truyền hình Việt Nam

7 sắc cầu vồng là chương trình trò chơi truyền hình do Bộ Giáo dục & Đào tạoĐài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức từ năm 1996[1] đến năm 1998, phát sóng vào 12 giờ 50 phút trưa chủ nhật hàng tuần. Đây là cuộc thi kiến thức dành cho lứa tuổi học sinh trung học phổ thông có quy mô trên toàn quốc.

7 sắc cầu vồng
Định dạngTrò chơi truyền hình
Sáng lậpĐài Truyền hình Việt Nam
Kịch bảnTạ Bích Loan
Dẫn chương trìnhTạ Bích Loan
Lưu Minh Vũ
Quốc giaViệt Nam
Sản xuất
Giám chếLại Văn Sâm
Nhà sản xuấtĐài Truyền hình Việt Nam
Địa điểmĐiện Biên
Hà Nội
Hà Tĩnh
Đà Nẵng
Đồng Nai
Cà Mau
Thái Bình
Hải Phòng
Thời lượng60 phút (có quảng cáo)
Trình chiếu
Kênh trình chiếuVTV3
Định dạng hình ảnh576i (SDTV)
Phát sóng1996 - 1998

Tổng quan và nội dung chương trình

sửa

Mỗi cuộc thi gồm có 2 phần:

  • Phần 1 - lựa chọn đáp án trắc nghiệm: Sẽ có 7 câu hỏi trắc nghiệm được đưa ra cùng với 3 phương án trả lời A, B, C. Các đội có 30 giây suy nghĩ trước khi đưa ra đáp án bằng cách giơ các tấm bảng A, B hoặc C. Trả lời đúng mỗi câu hỏi sẽ ghi được 1 điểm, số điểm tối đa của phần thi này là 7 điểm.
  • Phần 2 - nhấn chuông trả lời nhanh: Vẫn giống như phần thi trước, tuy nhiên sau khi nghe người dẫn chương trình đọc nội dung của câu hỏi, đội thi nào nhấn chuông nhanh đầu tiên trong 60 giây sẽ giành được quyền trả lời. Trả lời đúng sẽ ghi được 2 điểm, nếu sai đội kia sẽ có quyền trả lời trong thời gian còn lại. Điểm số tối đa của phần thi thứ 2 là 14 điểm.
  • Xen giữa 2 phần thi là câu hỏi dành cho khán giả và phần văn nghệ.

Các vòng thi

sửa

7 sắc cầu vồng có tất cả 4 vòng thi tại các cấp khác nhau: cấp huyện, cấp tỉnh, cấp khu vực & cấp toàn quốc. Tất cả những trận thi đấu của cấp khu vực và toàn quốc sẽ được ghi hình và phát sóng trên VTV3. Nhiều trận chỉ có quy mô cấp tỉnh của các địa phương như Thái Nguyên, Quảng Ninh, Quảng Bình, Hà Nam,... cũng được phát sóng trên truyền hình.

Mỗi trường trung học phổ thông sẽ chọn 1 đội thi chính thức bao gồm 7 học sinh, thường là những học sinh giỏi để tham gia cuộc thi. Các đội sẽ bắt đầu từ vòng chung kết cấp huyện cùng với những trường khác ở trong huyện. Đội thi xuất sắc nhất của huyện sẽ đại diện cho huyện đó tham gia vòng chung kết cấp tỉnh cùng với những huyện khác. Đội thi xuất sắc nhất của tỉnh sẽ là đại diện cho tỉnh tham gia vòng chung kết cấp khu vực và đội thi xuất sắc nhất của khu vực sẽ tham gia vòng chung kết toàn quốc.

Phân chia bảng đấu

sửa

Toàn quốc có 49 tỉnh tham gia được chia thành 6 khu vực:

  • KV1: Các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc
  • KV2: Các tỉnh Trung du & đồng bằng Bắc Bộ
  • KV3: Các tỉnh Khu vực Bắc Trung Bộ
  • KV4: Các tỉnh Khu vực Nam Trung Bộ
  • KV5: Các tỉnh Khu vực Đông Nam Bộ
  • KV6: Các tỉnh Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

6 đội thi xuất sắc nhất đại diện cho 6 khu vực sẽ tham gia vòng bán kết toàn quốc tại thủ đô Hà Nội. Các đội được sắp xếp đấu loại trực tiếp để chọn 3 đội cuối cùng tham gia vòng chung kết toàn quốc:

  • Các tỉnh miền núi phía Bắc đối đầu với Khu vực Nam Trung Bộ
  • Trung du & đồng bằng Bắc Bộ đối đầu với Khu vực Đông Nam Bộ
  • Khu vực Bắc Trung Bộ đối đầu với Đồng bằng sông Cửu Long

Đại diện các tỉnh tham gia

sửa
TT Trường Địa phương Thành tích cao nhất Khu vực
1 THPT chuyên Cao Bằng Cao Bằng Á quân khu vực KV1
2 THPT Tân Trào Tuyên Quang Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng 2 khu vực KV1
3 THPT Nguyễn Huệ Yên Bái Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng 1 khu vực KV1
4 THPT TP Điện Biên Phủ Điện Biên Xếp thứ 3 toàn quốc KV1
5 THPT Nguyễn Du Sơn La Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng 1 khu vực KV1
6 THPT Việt Bắc Lạng Sơn Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng 1 khu vực KV1
7 THPT Chuyên Bắc Kạn Bắc Kạn Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng 1 khu vực KV1
8 THPT Chuyên Hòa Bình Hòa Bình Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng 2 khu vực KV1
9 THPT Cẩm Phả Quảng Ninh Tốp 4 khu vực KV2
10 THPT Ngô Sỹ Liên Bắc Giang Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng 1 khu vực KV2
11 THPT Dương Tự Minh Thái Nguyên Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng 1 khu vực KV2
12 THPT Thái Phiên Hải Phòng Vô địch khu vực, vào tốp 6 toàn quốc KV2
13 THPT Kim Liên Hà Nội Tốp 4 khu vực KV2
14 THPT Nguyễn Đức Cảnh Thái Bình Á quân khu vực KV2
15 THPT Chuyên Biên Hòa Hà Nam Tốp 4 khu vực KV2
16 THPT Nguyễn Huệ Hà Tây Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng 2 khu vực KV2
17 THPT Nguyễn Huệ Ninh Bình Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng 1 khu vực KV2
18 THPT Lê Hồng Phong Nam Định Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng 1 khu vực KV2
19 THPT Huỳnh Thúc Kháng Nghệ An Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV3
20 THPT Chuyên Hà Tĩnh Hà Tĩnh Vô địch khu vực, vào tốp 6 toàn quốc KV3
21 THPT Đào Duy Từ Thanh Hóa Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV3
22 THPT Quảng Ninh Quảng Bình Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV3
23 THPT Đông Hà Quảng Trị Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV3
24 THPT Chuyên Quốc Học Huế Thừa Thiên Huế Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV3
25 THPT Huỳnh Thúc Kháng Quảng Nam Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV4
26 THPT Hòa Vang Đà Nẵng Vô địch khu vực, vào tốp 6 toàn quốc KV4
27 THPT Trần Cao Vân Bình Định Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV4
28 THPT chuyên Lương Văn Chánh Phú Yên Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV4
29 THPT Lý Tự Trọng Khánh Hòa Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV4
30 THPT Nguyễn Trãi Ninh Thuận Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV4
31 THPT Bắc Bình Bình Thuận Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV4
32 THPT chuyên Lê Khiết Quảng Ngãi Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV4
33 THPT Ngô Quyền Đồng Nai Vô địch toàn quốc KV5
34 THPT Đồng Xoài Bình Phước Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV5
35 THPT chuyên Hùng Vương Bình Dương Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV5
36 THPT Nguyễn Thị Minh Khai Tp HCM Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV5
37 THPT Chuyên Lê Quý Đôn Vũng Tàu Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV5
38 THPT Dương Minh Châu Tây Ninh Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV5
39 THPT Thốt Nốt Cần Thơ Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV6
40 THPT Chuyên Sa Đéc Đồng Tháp Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV6
41 THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Vĩnh Long Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV6
42 THPT Thành phố Trà Vinh Trà Vinh Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV6
43 THPT chuyên Phan Ngọc Hiển Cà Mau Đứng thứ 2 toàn quốc KV6
44 THPT Trần Văn Kiết Bến Tre Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV6
45 Trường THPT Châu Thành Long An Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV6
46 THPT Chuyên Bạc Liêu Bạc Liêu Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV6
47 THPT Nguyễn Trung Trực Kiên Giang Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV6
48 THPT Long Xuyên An Giang Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV6
49 THPT Nguyễn Đình Chiểu Tiền Giang Vô địch tỉnh, bị loại ở vòng khu vực KV6

Vòng chung kết toàn quốc

sửa

6 đội thi xuất sắc nhất đại diện cho 6 khu vực tham gia vòng bán kết toàn quốc ở thủ đô Hà Nội là:

  • Chuyên ban thị xã Điện Biên Phủ tỉnh Lai Châu (nay là THPT Thành phố Điện Biên Phủ, Điện Biên)
  • THPT Thái Phiên, Hải Phòng
  • Năng khiếu Hà Tĩnh (nay là THPT Chuyên Hà Tĩnh)
  • THPT Hòa Vang, Đà Nẵng
  • THPT Ngô Quyền, Đồng Nai
  • THPT chuyên Phan Ngọc Hiển, Cà Mau

Trận Chung kết cuộc thi "Bảy sắc cầu vông" toàn quốc có sự góp mặt của trường THPT Phan Ngọc Hiển - Cà Mau, trường chuyên ban Điện Biên Phủ - Lai Châu và trường THPT Ngô Quyền - Đồng Nai. Kết quả cuối cùng, đại diện đến từ trường THPT Ngô Quyền - Đồng Nai chiến thắng và vô địch toàn quốc.

Chú thích

sửa
  1. ^ VTV, BAO DIEN TU (31 tháng 3 năm 2021). “VTV3 và hành trình 1/4 thế kỷ - Nhìn lại, bước tiếp và rộng mở hơn”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2022.

Xem thêm

sửa