52 Europa

tiểu hành tinh vành đai chính

Europa (định danh hành tinh vi hình: 52 Europa) là tiểu hành tinh lớn thứ 6 trong vành đai tiểu hành tinh, với đường kính là 300 km, mặc dù nó không lớn tương ứng. Nó không tròn mà có hình elip với kích thước xấp xỉ 380×330×250 km.[4] Nó được Hermann Goldschmidt phát hiện ngày 4 tháng 2 năm 1858 từ ban công của ông ở Paris và được đặt theo tên Europa, một trong các nữ thần mà thần Zeus chinh phục được trong thần thoại Hy Lạp.

52 Europa
Khám phá
Khám phá bởiHermann M. S. Goldschmidt
Ngày phát hiện4 tháng 2 năm 1858
Tên định danh
(52) Europa
Phiên âm/jʊˈrpə/[1]
Đặt tên theo
Europa
A858 CA; 1948 LA
Vành đai chính
Tính từEuropan, Europian
Đặc trưng quỹ đạo[2]
Kỷ nguyên 01 tháng 7 năm 2021
(JD 2.459.396,5, nhật tâm)
Điểm viễn nhật3,444 AU (510 Gm)
Điểm cận nhật2,75 AU (420 Gm)
3,095 AU (460 Gm)
Độ lệch tâm0,111
5,45 năm (1989 ngày)
21°
Độ nghiêng quỹ đạo7,48°
129°
343°
Đặc trưng vật lý
Kích thướcc/a = 0,67±0,04[3]
(379±16)×(330±8)×(249±10) km[4]
Đường kính trung bình
319±4 km[3]
315±7 km[4]
Khối lượng(24±4)×1018 kg[3]
(22,6±1,6)×1018 kg[a][5]
Mật độ trung bình
1,41±0,23 g/cm3[3]
1,5±0,4 g/cm3[4]
5,63 giờ[2]
0,057±0,007 hình học (0,679±0,017 BV, 0,338±0,028 UB)[2]
Nhiệt độ~173 K
cực đại: 258K (−15 °C)[6]
Tholen = CF
SMASS = C[2]
6,48 [2]

Đặc trưng vật lý

sửa
 
Mô hình 3D của Europa dựa trên mô hình đường cong ánh sáng

Europa xấp xỉ lớn thứ 6 trong các tiểu hành tinh, dù rằng tỷ trọng thấp (quá xốp), có thể đoán là do bị một va chạm đặc biệt nặng.[7] Nhiều khả năng nó có mật độ khoảng 1,5 g/cm³, điển hình của tiểu hành tinh kiểu C. Năm 2001, Michalak ước tính Europa có khối lượng là (5,2 ± 1,8)×1019 kg.[4][8] Năm 2007, James BaerSteven R. Chesley ước tính Europa có khối lượng (1,9±0,4)×1019 kg.[7] Một ước tính gần đây hơn của Baer cho thấy nó có khối lượng là 3,27×1019 kg.[9]

Europa là tiểu hành tinh kiểu C, nghĩa là rất tối, có thành phần cấu tạo bằng cacbonat và nó lớn thứ hai trong nhóm này. Quỹ đạo của nó gần sát với của nhóm tiểu hành tinh Hygiea, nhưng không thuộc nhóm này. Các nghiên cứu quang phổ đã tìm thấy bằng chứng là có các olivinpyroxen ở bề mặt của nó,[10] và có dấu hiệu các khác biệt về thành phần cấu tạo ở các vùng khác nhau.[11]

Các dữ liệu đường cong ánh sáng của Europa đặc biệt phức tạp khó giải thích, mặc dù có nhiều cuộc quan sát, chẳng hạn như thời gian quay vòng của nó là bao lâu (dao động từ 5 giờ rưỡi đến 11 giờ) [12]. Việc phân tích chi tiết nhất cho thấy cả hai điểm cực của nó hướng về khoảng hệ tọa độ hoàng đạo (β, λ) = (70°, 55°) hoặc (40°, 255°) với 10° không chắc chắn [13]. Tình trạng đó cho độ nghiêng trục quay khoảng 14° hoặc 54°.

Năm 1988, một cuộc tìm kiếm vệ tinh hoặc bụi quay quanh tiểu hành tinh này đã được thực hiện bằng kính thiên văn UH88 tại Đài quan sát Mauna Kea, nhưng nỗ lực này đã trở nên vô nghĩa.[14]

Quan sát

sửa

Ngôi sao biến quang kích biến nổi tiếng CV Aquarii, phát hiện năm 1934, hiện nay được coi là sự nhận dạng lầm của tiểu hành tinh "52 Europa".[15]

 
Hoạt ảnh quỹ đạo của 52 Europa trong thời gian 2000–2020
       Mặt Trời  ·        Trái Đất
       Sao Hỏa  ·       Sao Mộc  ·        52 Europa

Chú thích

sửa
  1. ^ (11,39 ± 0,79) × 10−12 M

Tham khảo

sửa
  1. ^ Noah Webster (1884) A Practical Dictionary of the English Language
  2. ^ a b c d e JPL data Retrieved 2021-09-29
  3. ^ a b c d P. Vernazza et al. (2021) VLT/SPHERE imaging survey of the largest main-belt asteroids: Final results and synthesis. Astronomy & Astrophysics 54, A56
  4. ^ a b c d e Merline, W.J. (2013). “The Resolved Asteroid Program – Size, shape, and pole of (52) Europa”. Icarus. 225 (1): 794–805. arXiv:1301.5101. Bibcode:2013Icar..225..794M. doi:10.1016/j.icarus.2013.01.010. S2CID 119286695.
  5. ^ James Baer, Steven Chesley & Robert Matson (2011) "Astrometric masses of 26 asteroids and observations on asteroid porosity." The Astronomical Journal, Volume 141, Number 5
  6. ^ “Archived copy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2005. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2006.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  7. ^ a b James Baer & Steven R. Chesley. “Astrometric masses of 21 asteroids, và an integrated asteroid ephemeris” (PDF). Celestial Mechanics và Dynamical Astronomy. Springer Science+Business Media B.V. 2007. 100 (2008): 27–42. doi:10.1007/s10569-007-9103-8. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2008.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  8. ^ Michalak, G. (2001). “Determination of asteroid masses”. Astronomy & Astrophysics. 374: 703–711. doi:10.1051/0004-6361:20010731. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2008.
  9. ^ Baer, James (2008). “Recent Asteroid Mass Determinations”. Personal Website. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2008.
  10. ^ Dotto, E. (2000). “ISO results on bright Main Belt asteroids: PHT–S observations” (PDF). Astronomy & Astrophysics. 358: 1133. Bibcode:2000A&A...358.1133D. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2005. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2006.
  11. ^ Sawyer, Scott Raleigh (1 tháng 1 năm 1991). “A High-Resolution CCD Spectroscopic Survey of Low-Albedo Main Belt Asteroids”. PhD Thesis. Bibcode:1991PhDT.......105S – qua NASA ADS.
  12. ^ Zappalà, V.; di Martino, M.; Cacciatori, S (1983). “On the ambiguity of rotational periods of asteroids: The peculiar case of 52 Europa”. Icarus. 56 (2): 319–324. Bibcode:1983Icar...56..319Z. doi:10.1016/0019-1035(83)90041-6.
  13. ^ Michałowski, T (2004). “Photometry and models of selected main belt asteroids I. 52 Europa, 115 Thyra, and 382 Dodona” (PDF). Astronomy & Astrophysics. 416: 353–366. Bibcode:2004A&A...416..353M. doi:10.1051/0004-6361:20031706. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2010.
  14. ^ Gradie, J.; Flynn, L. (tháng 3 năm 1988), “A Search for Satellites and Dust Belts Around Asteroids: Negative Results”, Abstracts of the Lunar and Planetary Science Conference, 19, tr. 405–406, Bibcode:1988LPI....19..405G.
  15. ^ “CV Aquarii identified with (52) Europa” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2006.

Tham khảo thư mục

sửa

Liên kết ngoài

sửa