23 (hai mươi ba) là một số tự nhiên ngay sau 22 và ngay trước 24.

23
Số đếm23
hai mươi ba
Số thứ tựthứ hai mươi ba
Bình phương529 (số)
Lập phương12167 (số)
Tính chất
Hệ đếmcơ số 23
Phân tích nhân tửsố nguyên tố
Chia hết cho1, 23
Biểu diễn
Nhị phân101112
Tam phân2123
Tứ phân1134
Ngũ phân435
Lục phân356
Bát phân278
Thập nhị phân1B12
Thập lục phân1716
Nhị thập phân1320
Cơ số 36N36
Lục thập phânN60
Số La MãXXIII
22 23 24

Trong toán học

sửa
  • Số 23 là số nguyên tố thứ 9, và là số nguyên tố lẻ nhỏ nhất không phải là số nguyên tố sinh đôi. Số 23 đồng thời là số nguyên tố giai thừa thứ 5 và là số nguyên tố Woodall thứ hai[1].
  • Số 23 là số nguyên tố Sophie Germain thứ 5[2] và là số nguyên tố an toàn thứ tư[3]. Số 23 đứng ngay trước số cuối cùng trong chuỗi Cunningham đầu tiên ở dạng đầu tiên có năm phần tử (2, 5, 11, 23, 47). Bởi 14! + 1 là bội của 23 mà 23 không bằng bội của 14 cộng với một, số 23 là số nguyên tố Pillai.
  • Trong danh sách các số Fortune, số 23 xuất hiện 2 lần bởi thêm 23 vào số primorial thứ 5 hoặc thứ 8 sẽ ra số nguyên tố (là số 2333 và 9699713).[4]
  • 23 là một trong hai số mà không thể biểu diễn thành tổng của 9 số lập phương nguyên dương nhỏ hơn (số còn lại là 239). Xem bài toán Waring.
  • R23 là số nguyên tố repunit thứ 3 trong hệ thập phân đằng sau R2R19.[5]
  • Tổng của 23 số nguyên tố đầu tiên là 874, chia hết cho 23. Tính chất này cũng được chia sẻ với một số số nguyên tố khác.[6]
  • Theo nghịch lý ngày sinh, trong nhóm có 23 người hay nhiều hơn, tỉ lệ để hai người có cùng một ngày sinh nhật là lớn hơn 50%. Một trùng hợp khác là nếu ta nhân 365 với logarit tự nhiên của 2, ta được xấp xỉ 252.99, kết quả này gần với giá trị 253 là số cách chọn một cặp hai người trong nhóm 23 người.

Trong khoa học và công nghệ

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ (dãy số A050918 trong bảng OEIS)
  2. ^ (dãy số A005384 trong bảng OEIS)
  3. ^ (dãy số A005385 trong bảng OEIS)
  4. ^ Sloane, N. J. A. (biên tập). “Dãy A005235 (Fortunate numbers)”. Bảng tra cứu dãy số nguyên trực tuyến. Tổ chức OEIS. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2016.
  5. ^ Guy, Richard; Unsolved Problems in Number Theory, p. 7 ISBN 1475717385
  6. ^ (dãy số A045345 trong bảng OEIS)
  7. ^ H. Wramsby, K. Fredga, P. Liedholm, "Chromosome analysis of human oocytes recovered from preovulatory follicles in stimulated cycles" New England Journal of Medicine 316 3 (1987): 121 - 124
  8. ^ Barbara J. Trask, "Human genetics and disease: Human cytogenetics: 46 chromosomes, 46 years and counting" Nature Reviews Genetics 3 (2002): 769. "Human cytogenetics was born in 1956 with the fundamental, but empowering, discovery that normal human cells contain 46 chromosomes."