Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ
Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ (tiếng Anh: Intergovernmental Oceanographic Commission of UNESCO, viết tắt: IOC/UNESCO) là tổ chức quốc tế được thành lập năm 1960[1] theo Nghị quyết 2.31 của Đại hội đồng UNESCO.
Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ | |
---|---|
Tên viết tắt | IOC/UNESCO |
Thành lập | 1960 |
Trụ sở chính | Ban Thư ký: Paris, Pháp |
Thành viên | 147 nước&vùng |
Chủ quản | UNESCO |
Trang web | ioc-unesco.org |
IOC là cơ quan Liên Hợp Quốc chuyên về hải dương học, quan sát đại dương, trao đổi thông tin - dữ liệu về đại dương và cung cấp dịch vụ về đại dương, chẳng hạn quản lý hệ thống cảnh báo sóng thần.[2]
Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ được thành lập nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế, bảo vệ môi trường biển, tạo dựng năng lực để nâng cao chất lượng quản lý cũng như hoạch định chính sách, khuyến khích nghiên cứu khoa học, tăng cường hiểu biết về những vấn đề liên quan tới tự nhiên và tài nguyên của đại dương.[3] Phiên họp đầu tiên diễn ra tại trụ sở UNESCO ở Paris, Pháp trong các ngày từ 19 đến 27 tháng 10 năm 1961.
Tổ chức
sửaCơ cấu tổ chức của IOC gồm một Đại hội đồng (Assembly), Hội đồng chấp hành (Executive Council), Ban Thư ký (Secretariat') và các cơ quan phụ trợ (Subsidiary bodies). Cơ quan này có quyền tự quyết về chương trình hoạt động, tổ chức bộ máy chỉ đạo, điều hành, tự tạo kinh phí hoạt động... mà không phụ thuộc vào UNESCO.[3] Ban Thư ký đóng tại trụ sở UNESCO ở quận 15, Paris.[4]
Mục tiêu hoạt động
sửaMục tiêu hoạt động của IOC là:[5]
- Giúp các quốc gia chuẩn bị đối phó với các tai họa liên quan đến biển, chẳng hạn IOC điều hành Hệ thống cảnh báo sóng thần.
- Giám sát tác động của biến đổi khí hậu lên đại dương và trợ giúp các quốc gia ven biển thích nghi với các thay đổi đó.
- Điều tra sức khỏe của hệ sinh thái đại dương
- Hỗ trợ nhiều chương trình cung cấp thông tin về đại dương và cách thức quản trị dựa trên hệ sinh thái biển.
Danh sách thành viên
sửaMọi quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc nếu có nguyện vọng thì đều được gia nhập IOC và không cần phải là thành viên của UNESCO.[3] Tính đến ngày 2 tháng 9 năm 2013, IOC có tổng cộng là 147 thành viên.[6] 40 quốc gia thành viên ban đầu (có tư cách thành viên từ trước tháng 11 năm 1961):
- Argentina
- Úc
- Bỉ
- Brasil
- Canada
- Chile
- Trung Quốc
- Cuba
- Đan Mạch
- Cộng hòa Dominica
- Ecuador
- Phần Lan
- Pháp
- Đức
- Ghana
- Anh Quốc
- Ấn Độ
- Israel
- Ý
- Bờ Biển Ngà
- Nhật Bản
- Mauritanie
- México
- Monaco
- Maroc
- Hà Lan
- Na Uy
- Pakistan
- Ba Lan
- România
- Hàn Quốc
- Việt Nam Cộng hòa
- Liên Xô
- Tây Ban Nha
- Thụy Sĩ
- Thái Lan
- Tunisia
- Cộng hòa Ả Rập Thống nhất
- Hoa Kỳ
- Uruguay
Ngày Đại dương Thế giới
sửaNgày Đại dương Thế giới là ngày 8 tháng 6 được Liên Hợp Quốc công nhận chính thức vào năm 2008 trong Nghị quyết A/RES/63/111 là một ngày lễ quốc tế.[7]
Đó là một cơ hội để hàng năm nhằm nhắc nhở con người quan tâm tới những giá trị của đại dương.
Tham khảo
sửa- ^ “About us” (bằng tiếng Anh). Thông tin về IOC trên trang web UNESCO. Truy cập 10 tháng 11 năm 2013.
- ^ “Trang chủ IOC” (bằng tiếng Anh). Website chính thức của IOC. Truy cập 12 tháng 11 năm 2013.
- ^ a b c “Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ Việt Nam - IOC VN”. Website Viện Hải dương học Nha Trang. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2013. Truy cập 12 tháng 11 năm 2013.
- ^ “Visiting IOC” (bằng tiếng Anh). Website chính thức của IOC. Truy cập 12 tháng 11 năm 2013.
- ^ “Trang chủ” (bằng tiếng Anh). Thông tin về IOC trên trang web UNESCO. Truy cập 10 tháng 11 năm 2013.
- ^ “147 Member States of the Commission” (bằng tiếng Anh). Thông tin về IOC trên trang web UNESCO. Truy cập 10 tháng 11 năm 2013.
- ^ Resolution adopted by the General Assembly, 63/111. Oceans and the law of the sea[liên kết hỏng], paragraph 171: "Resolves that, as from 2009, the United Nations will designate 8 June as World Oceans Day". ngày 5 tháng 12 năm 2008