Điện gió tại Việt Nam
Điện gió ở Việt Nam thuộc nhóm công nghiệp năng lượng mới nổi, được nhập cuộc theo sự phát triển nguồn năng lượng tái tạo chung của thế giới, sự nhập khẩu khoa học kỹ thuật, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn năng lượng khi các nguồn thủy điện lớn đã khai thác hết, các thủy điện nhỏ không đảm bảo lợi ích mang lại so với thiệt hại môi trường mà nó gây ra. Mặt khác Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời và gió, do ở gần xích đạo và tồn tại những vùng khô nắng nhiều và gió có hướng tương đối ổn định như các tỉnh nam Trung Bộ.[1][2]
Vì thế điện gió cùng với điện mặt trời đang được Nhà nước Việt Nam khuyến khích phát triển, thể hiện ở Quyết định 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đảm bảo phát triển nguồn điện khi dừng các dự án điện hạt nhân và giảm bớt các nhiệt điện đốt hóa thạch.[3][4][5]
Những ưu đãi về đầu tư xây dựng nhà máy và giá bán điện cho Điện lực Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Vì thế, tuy chỉ bắt đầu xây dựng nhà máy điện gió từ năm 2012 với nhà máy Điện gió Tuy Phong (nay gọi là Điện gió Bình Thạnh) [6], đến giữa năm 2019 đã có vài chục dự án có công suất lắp máy từ 20 đến 250 MW đã hoặc sắp hoàn thành.
Nhược điểm của điện gió là điện năng chỉ được tạo ra khi có gió, và công suất phát ra thay đổi theo mức gió. Vùng thuận lợi cho đặt nhà máy cũng thường cách xa vùng tiêu thụ. Điều này làm cho lưới điện phải bố trí dẫn truyền điện, và có kế hoạch điều hòa nguồn phát thích hợp để đảm bảo năng lượng cho các phụ tải tiêu thụ.
Tác động môi trường dân sinh
sửaTrong số các giải pháp khai thác năng lượng, tác động môi trường của năng lượng gió hiện được coi là tương đối nhỏ. Theo đánh giá của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu IPCC về tiềm năng ấm lên toàn cầu, tuabin gió có giá trị (gram CO2 tương đương/kWh) trung bình là 12 và 11, tùy thuộc vào vị trí tuabin ở ngoài khơi hay trên đất liền.[7][8] So với các nguồn năng lượng carbon thấp khác, tuabin gió thuộc số có chỉ số tiềm năng ấm lên toàn cầu thấp nhất trên mỗi đơn vị năng lượng điện được tạo ra.[9]
Trang trại gió có thể bao phủ một diện tích đất lớn, nhưng phần dành cho các trụ gió và cơ sở hạ tầng là nhỏ. Vùng đất trong trang trại vẫn có thể dùng cho các hoạt động nông lâm ngư nghiệp khác [10]. Tuy nhiên các trang trại trên đất liền có thể tác động đến cảnh quan của vùng.[11]
Tác động đến khí hậu
sửaDẫu vậy tác động của khai thác năng lượng gió tới hoàn lưu khí quyển là điều còn đang bỏ ngỏ, chưa được nghiên cứu. Khi bị khai thác thì năng lượng chuyển tải mây gió giảm dần theo thời gian, từ đó gây ra biến đổi phân bố mưa và tuyết. Quá trình như vậy, cùng với sự thay đổi do ấm lên toàn cầu, sẽ làm phân bố và kiểu mây, nhất là ở vùng cuối của gió. Điều này sẽ tác động ngược lại vào khí hậu, và sau hàng chục năm tích lũy mới hiện ra hệ quả.
Đối với trang trại điện gió trên đất liền có thể đánh giá tác động trực tiếp đến thay đổi khí hậu dựa theo diện tích phát quang để tạo mặt bằng thi công, và đường vận chuyển thiết bị cồng kềnh. Phát quang rừng, và tháo khô nước ở các đường vận chuyển, dẫn đến sự chuyển đổi vùng trang trại từ có rừng che phủ thành đồi núi trọc, làm tăng cường mức khô hạn và nóng. Sự mất khả năng nước ngấm vào đất, sẽ dẫn đến suy thoái thảm thực vật, và là điều lúc lập dự án đã bị bỏ qua.
Quan hệ với du lịch
sửaKhi nêu các nguồn lợi từ trang trại điện gió, một số dự án đã nêu rằng các trụ điện gió có thể tạo cảnh quan khác lạ và hấp dẫn đối với khách du lịch, khi đến thăm các thắng cảnh tiềm năng có trong vùng. Nó dẫn đến các dự án điện gió phá rừng và chồng lấn lên những khu du lịch.
Tuy nhiên các nhà chuyên môn du lịch đã phản bác ý kiến này, và cho rẳng "Không ai đi thuê khách sạn ngay dưới chân trụ gió để ngủ đâu".[12]
Danh sách các nhà máy
sửaDanh sách các nhà máy điện gió được xếp theo thời gian khánh thành giai đoạn cơ bản.
Chỉ tiêu công suất lắp máy PLM của một nhà máy điện gió rất mềm dẻo, vì nó là hợp thành của các turbine gió có công suất cỡ 1 đến 4 MW mỗi chiếc, và có thể thay đổi theo thi công. Trong cột này có Công suất mở rộng đặt trong dấu (), là tổng công suất lắp máy dự kiến của giai đoạn mở rộng của dự án. Trên thực tế khi thực hiện dự án mở rộng thì chủ đầu tư thường gộp vào nhà máy đã có để quản lý vận hành. Một số dự án còn gộp cả nhà máy điện mặt trời ở đó để thuận tiện thực hiện xin phép, thi công và vận hành, ví dụ dự án Điện mặt trời và điện gió Fujiwara Bình Định.
(*): Công suất dự án sau khi mở rộng.
Tham khảo
sửa- ^ Điện gió là động lực phát triển chính hướng tới tương lai năng lượng bền vững. Bộ Công thương, 07/06/2018. Truy cập 10/06/2019.
- ^ Tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam. Năng lượng Việt Nam, 11/12/2012. Truy cập 10/06/2019.
- ^ Quyết định 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 về Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thuvien Phapluat Online, 2015. Truy cập 10/06/2019.
- ^ Chia sẻ kinh nghiệm phát triển điện gió tại Việt Nam. Tập đoàn Điện lực Việt Nam, 07/06/2018. Truy cập 10/06/2019.
- ^ Điện gió, mặt trời và định hướng phát triển ở Việt Nam. Năng lượng Việt Nam, 14/10/2019.
- ^ Bình Thuận: Khánh thành nhà máy điện gió lớn nhất Đông Nam Á. Vietnamnet, 19/04/2012. Truy cập 11/06/2019.
- ^ “IPCC Working Group III – Mitigation of Climate Change, Annex II I: Technology – specific cost and performance parameters” (PDF). IPCC. 2014. tr. 10. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2020.
- ^ “IPCC Working Group III – Mitigation of Climate Change, Annex II Metrics and Methodology. pp. 37–40, 41” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2014.
- ^ Guezuraga, Begoña; Zauner, Rudolf; Pölz, Werner (2012). “Life cycle assessment of two different 2 MW class wind turbines”. Renewable Energy. 37: 37. doi:10.1016/j.renene.2011.05.008.
- ^ “Wind energy Frequently Asked Questions”. British Wind Energy Association. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2020.
- ^ Thomas Kirchhoff (2014): Energiewende und Landschaftsästhetik. Versachlichung ästhetischer Bewertungen von Energieanlagen durch Bezugnahme auf drei intersubjektive Landschaftsideale, in: Naturschutz und Landschaftsplanung 46 (1), 10–16.
- ^ 'Không ai đi thuê khách sạn ngay dưới chân trụ gió để ngủ đâu'. Thanh niên Online, 16/05/2021.
- ^ Khởi công xây dựng dự án Nhà máy điện gió V1-2 tại Trà Vinh. Năng lượng Việt Nam, 17/08/2020.
- ^ Đầu tư dự án trang trại điện gió BT1 hơn 3.600 tỷ đồng. Năng lượng Việt Nam, 26/3/2021.
- ^ Khởi công dự án điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng. Năng lượng Việt Nam, 05/03/2020.
- ^ Động thổ dự án Nhà máy điện gió Hiệp Thạnh. Năng lượng Việt Nam, 02/03/2020.
- ^ Khởi công dự án điện gió số 3 Sóc Trăng (giai đoạn 1). Năng lượng Việt Nam, 24/02/2020.
- ^ Khởi công dự án Nhà máy điện gió Lạc Hòa (giai đoạn 1). Năng lượng Việt Nam, 02/01/2020.
- ^ Khởi công dự án Nhà máy điện gió Tân Thuận. Năng lượng Việt Nam, 29/12/2019.
- ^ Khởi công xây dựng dự án điện gió đầu tiên ở Gia Lai. Năng lượng Việt Nam, 30/11/2019.
- ^ Ký hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện gió Nexif Energy Bến Tre. Năng lượng Việt Nam, 21/11/2019.
- ^ Khởi công dự án Nhà máy điện gió Hòa Bình 1. Năng lượng Việt Nam, 02/06/2019.
- ^ Ninh Thuận khởi công dự án Nhà máy Điện gió Win Energy Chính Thắng. Xây dựng Online, 25/04/2019.
- ^ Tập đoàn KOSY ký kết thỏa thuận đầu tư Nhà máy điện gió 400MW với UBND tỉnh Bạc Liêu[liên kết hỏng]. Đời sống Pháp luật, 03/06/2019
- ^ Tân Hoàn Cầu đầu tư thêm một dự án điện gió hơn 8ha tại Quảng Trị. Vietnam finance, 10/06/2018.
- ^ a b Quảng Trị: Khởi công dự án điện gió Hướng Phùng 2 và 3 Năng lượng Việt Nam, 28/06/2019. Truy cập 30/06/2019.
- ^ Khởi công dự án Nhà máy điện gió Hướng Phùng 1 Năng lượng Việt Nam, 29/06/2019.
- ^ Động thổ dự án điện gió Bình Đại. Năng lượng Việt Nam, 29/11/2017.
- ^ Ninh Thuận: Phát điện dự án điện gió có tuabin trên đất liền lớn nhất Việt Nam. Dân Trí, 02/12/2019.
- ^ Bình Thuận: Khánh thành nhà máy điện gió lớn nhất Đông Nam Á. Vietnamnet, 19/04/2012.